Đánh giá ảnh hưởng việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

cư một số dự án tại huyện Hải Lăng đến người dân

Công tác GPMB nhanh hay chậm thực chất là việc người bị thu hồi đất có chấp thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hay không. Các chính sách bồi thường, các chính sách hỗ trợ, đơn giá áp dụng, công tác kiểm đếm đã thực hiện tính đúng tính đủ cho người dân hay chưa…Bởi vậy, UBND huyện Hải Lăng đã chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất chú trọng khâu áp giá bồi thường, việc niêm yết công khai phương án bồi thường được thực hiện chặt chẻ đảm bảo thời gian công khai, vị trí công khai và tổ chức họp phổ biến và lấy ý kiến đóng góp của người dân ảnh hưởng bởi dự án để hoàn chỉnh phương án. Để có cách nhìn khách quan trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện tại huyện Hải Lăng, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu, và tiến hành điều tra thực tế người dân bị ảnh hưởng tại 3 dự án nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:

*Tổng hợp quan điểm của người dân có đất bị thu hồi đối với đơn giá bồi

thường, hỗ trợ về đất

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát ý kiến của người dân trong các dự án nghiên cứu đối với

đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất

Chỉ tiêu Đánh giá Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

Giá đất trồng cây lâu năm Đồng ý 2 100

Không đồng ý Giá đất trồng cây hàng năm khác Đồng ý 9 60 Không đồng ý 6 40 Giá đất có rừng sản xuất Đồng ý 12 42,85 Không đồng ý 16 57,15

Giá đất ở tại đô thị Đồng ý 12 80 Không đồng ý 3 20 Giá đất vườn liền kề đất

ở đô thị Đồng ý 14 93,33 1 100 Không đồng ý 1 6,67 Giá đất rừng dưới hành lang tuyến Đồng ý 3 10,71 Không đồng ý 25 89,29

Tại dự án 1 số hộ điều tra là 30 hộ (15 hộ thu hồi đất ở và 15 hộ thu hồi đất vườn ao liền kề đất ở). Dự án 2 số hộ điều tra là 16 hộ (15 hộ thu hồi đất trồng cây hàng năm và 1 hộ đất vườn liền kề đất ở). Dự án 3 số hộ điều tra là 30 hộ (2hộ thu hồi đất trồng cây lâu năm và 28 hộ thu hồi đất trồng rừng sản xuất) .

Qua bảng 3.5 cho thấy, mức bồi thường đối với các loại đất có giá khác nhau, tuy cả 3 dự án đều áp dụng giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng tính hệ số bằng 1 lần so với bảng giá các loại đất do UBND tỉnh Quảng Trị ban hành định kỳ 5 năm (2015-2019). Nên giá đất bồi thường quá xa so với giá thị trường, đặc biệt là đất trồng rừng sản xuất thì sự đồng thuận của người dân chưa cao.

* Đối với dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Hải Lăng là dự án được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư đáp ứng sự cần thiết của chính quyền địa phương cũng như nhân dân trong vùng. Chính vì lẽ đó, khi thực hiện dự án được sự đồng thuận của người dân khá cao. Qua điều tra có 80% người bị thu hồi đất ở tại đô thị và 93,33% người bị thu hồi đất vườn liền kề đất ở tại đô thị (có phần đất nằm ngoài diện tích cấp GCNQSD đất) thống nhất với giá bồi thường, lý do các hộ dân ủng hộ cao thực hiện đầu tư mở rộng đường và phạm vi thu hồi đất không lớn. Công tác chuẩn bị đất tái định cư cho các hộ phải di dời được chuẩn bị tốt, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và các hộ dân bị ảnh hưởng. Chính sách hỗ trợ đất vườn liền kề đất ở (kể cả diện tích ngoài giấy CNQSD đất đã được cấp): 747.000 đồng/m2 (1.660.000 đồng/m2 X 45% = 747.000 đồng/m2) theo điểm a, khoản 1, điều 18 của Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị tương đương giá đất ở 800.000đ/m2 tại các trục đường chính như đường 3/2, đường Hùng Vương…nên các hộ bị ảnh hưởng đều nhất trí về giá hỗ trợ.

Theo đề xuất của hội đồng GPMB, UBND tỉnh đã thống nhất 09 trường hợp thửa đất bị thu hồi có cả đất ở và đất vườn, nhưng trong giấy CNQSD đất không ghi rõ ranh giới vị trí đất ở và đất vườn cụ thể thì căn cứ điểm a, khoản 1, điều 4 Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị để tính tỷ lệ đất ở, đất vườn như sau: Tỷ lệ diện tích đất ở thu hồi được tính bằng diện tích thu hồi chia cho tổng diện tích đang sử dụng nhân với diện tích đất ở ghi trong GCNQSD đất.

Phần diện tích đất thu hồi còn lại là đất vườn.

Đất do UBND thị trấn Hải Lăng và các tổ chức quản lý thì không được bồi thường, hỗ trợ về đất, chỉ xem xét bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất.

Đối với các hộ Nguyễn Đặng Tuấn, Văn Ngọc Viên có vị trí ngã 3 đất ở tại Quốc lộ 1A giao nhau với đường Hùng Vương, đường 3/2 thì được tính thêm 10% mức giá của đường Hùng Vương, đường 3/2 (80.000 đồng/m2)

Đối với 6 hộ phải tái định cư, UBND huyện đã bố trí quỹ đất sạch đã GPMB, cắm mốc phân lô bố trí các hộ tại các trục đường chính, trung tâm của huyện cụ thể có 4 hộ tái định cư tại đường Hùng Vương và 2 hộ tái định cư tại đường 3/2. Các lô đất của các hộ tái định cư đề có diện tích lớn hơn nơi ở cũ. Hơn thế nữa, giá đất tại khu tái định cư chỉ bằng 50% giá đất tại vị trí bồi thường (800.000đ/m2 tại các lô tái định cư).

UBND huyện cũng đã quan tâm và tạo điều kiện cho các hộ có nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình được hưởng 1 suất tái định cư do diện tích sau thu hồi còn lại nhỏ không đủ cho các thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình. Chính vĩ lẽ đó, các hộ đã gương mẫu chấp hành tự tháo dỡ nhà ở, vật kiến trúc bàn giao mặt bằng đúng cam kết, đạt tiến độ.

* Đối với dự án xây dựng khu đô thị Nguyễn Huệ tại thị trấn Hải Lăng. Các hộ dân tại vùng thực hiện dự án canh tác trên diện tích nhỏ lẻ manh mún, nguồn gốc sử dụng đất là do các hộ dân tự khai hoang nên các hộ không có giấy tờ về đất đai. Khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển khu dân cư người dân ủng hộ chủ trương phát triển. Tuy nhiên để thu hồi 7,87ha đất phải thực hiện qua 7 đợt thu hồi đất và 11 đợt phê duyệt phương án và kinh phí bồi thường, hỗ trợ lý do việc xác định chủ và nguồn gốc sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Về giá đất bồi thường thì sự đồng thuận của người dân cũng chưa cao, do giá đất còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường tại khu vực. Trong đó, có một số người không chấp nhận do giá bồi thường thấp, một số hộ đề nghị bố trí lại 1 lô đất ở trên diện tích đất nông nghiệp đã bàn giao để thực hiện xây dựng khu đô thị. Theo số liệu điều tra khảo sát gia đoạn 1 tại dự án này có 60% số hộ được điều tra đồng ý với giá bồi thường hỗ trợ về đất. Nhưng tổng số hộ thu hồi đất đoạn 1 chỉ chiếm 25,8% tổng số bị ảnh hưởng (16 hộ giao mặt bằng trong tổng 62 hộ bị ảnh hưởng). Hiện nay còn 15.437m2 đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng lúa và cây cối hoa màu trên đất của 46 hộ gia đình chưa giải phóng mặt bằng được do các hộ chưa thống nhất giá bồi thường, hỗ trợ. Phần diện tích đã thu hồi hiện nay đã đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện, nước, san lấp mặt bằng và phân 134 lô để đấu giá đất.

Điều đặc biệt tại dự án xét về số hộ đã bàn giao mặt bằng mới 25,8% (16 hộ), số hộ chưa chấp thuận giá đất bồi thường, hỗ trợ là 74,2% (46 hộ chưa thống nhất đơn giá bồi thương, hỗ trợ). Xét về tổng diện tích đã GPMB chiếm 83,61% (78.747m2), phần diện tích chưa GPMB chiếm 16,39% (15.437m2). Trong khi đó, trên phần diện tích đã GPMB, chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước, san lấp mặt bằng và phân thành 134 lô để tổ chức bán đấu giá đất ở. Giá khởi điểm một lô 476.400.000đ cho diện tích 295m2, bình quân 1.615.000đ/m2. Đợt 1 đưa ra bán đấu giá 18 lô đã đấu hết 18 lô với tổng số tiền 9.697.990.990đ, bình quân mổi lô 538.777.000đ, bình quân giá đấu 1.826.000đ/m2. Từ kết quả bán đấu giá trên, vô hình dung đã tạo một sức ép lớn cho hội đồng GPMB cho phần diện tích còn lại. Các hộ

chưa giao mặt bằng so sánh giá đất bồi thường và giá đất bán đấu giá nên không thống nhất với giá bồi thường. Các công trình giao thông, điện, nước…phải ngắt quảng dỡ dang. Vấn đề đặt ra, nếu nâng giá bồi thường cho các hộ còn lại thì không tránh khỏi khiếu kiện của các hộ đã giao mặt bằng. Nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất thì cũng phải trải qua nhiều thời gian nhiều công đoạn và vướng nhiều thủ tục pháp lý, khó khăn hơn cả là số hộ còn lại rất lớn 46 hộ nên xác định công tác vận động, thuyết phục là một việc vô cùng khó khăn.

* Đối với dự án Mạch 2 đường dây 220KV Đông Hà – Huế công tác tuyên truyền, giải thích, vận động người dân trong áp giá bồi thường gặp nhiều khó khăn do:

+ Giá đất cụ thể để áp giá bồi thường chưa sát với giá thị trường tại khu vực thu hồi. Giá thị trường từ 60 – 80 triệu/ha, giá bồi thường 45 triệu/ha do đó khi bị thu hồi đất, người dân sử dụng tiền bồi thường để mua lại không đủ phần đất bị thu hồi để sản xuất. Ngoài ra, mức giá cụ thể chênh lệch quá lớn giữa đất trồng rừng sản xuất của xã Hải Lâm (6.400đồng/m2) so với các xã Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh (4.500đồng/m2) trong khi Mạch 2 đường dây 220KV Đông Hà – Huế được đầu tư xây dựng chạy song song Quốc lộ 1A, cự ly vận chuyển về khu vực trung tâm tương đương nhau giữa các xã.

+ Chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ đất trồng rừng sản xuất trong hành lang tuyến sang đất trồng cây hàng năm khác với số tiền 35.600.000đ/ha tiền cải tạo thuê máy móc làm đất là chưa hợp lý. Đa số diện tích đất trồng rừng sản xuất không chuyển đổi sang đất trồng cây hàng năm được do địa hình đồi dốc, khó khăn trong giao thông vận chuyển, xa nguồn nước, xa khu dân cư nên canh tác trồng cây hàng năm theo mùa vụ không hiệu quả. Nên khi được bồi thường hành lang tuyến cộng với số tiền hỗ trợ chuyển đổi mục đích: 31.500.000đ/ha (70% x 45.000.000đ/ha) + 35.600.000đ/ha = 68.100.000đ/ha là thấp hơn nhiều so với đối tượng bị thu hồi đất hố móng trụ.

Tuy tỷ lệ các hộ dân bị thu hồi đất tại các vị trí hố móng trụ không đồng ý với mức giá bồi thường chiếm 57,15% và số hộ bị ảnh hưởng hành lang tuyến không đồng ý mức giá bồi thường chiếm 89,29%. Song các cấp uỷ, chính quyền xác định đây là công trình mang tính lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nên đến nay các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án đã bàn giao mặt bằng để thi công đạt 100%.

*Tổng hợp quan điểm của người dân có đất bị thu hồi đối với đơn giá bồi

thường, hỗ trợ về tài sản, vật kiến trúc

Bảng 3.6. Tổng hợp đơn giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản, vật kiến trúc thuộc 3 dự án

nghiên cứu Chỉ tiêu Đánh giá Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

Giá cây trồng, hoa màu

Đồng ý 27 90 9 56,25 25 83,33 Không đồng ý 3 10 7 43,75 5 16,67 Giá nhà ở và các công trình phụ trợ Đồng ý 26 86,67 2 100 Không đồng ý 4 13,33 0 Giá đất đắp tạo mặt bằng Đồng ý 30 100 Không đồng ý 0 Giá hỗ trợ di dời Đồng ý 25 83,33 2 100 Không đồng ý 5 16,67 0 Hỗ trợ tái định cư Đồng ý 22 73,33 Không đồng ý 8 26,67

Giá cây rừng trồng tập trung (ha)

Đồng ý 5 100 2 6,67

Không đồng ý 28 93,33

(Nguồn số liệu từ điều tra thực tế)

Tại dự án 1 số hộ điều tra là 30 hộ cho các chỉ tiêu:giá cây cối, hoa màu; giá nhà ở và các công trình phụ trợ; giá đất đắp tạo mặt bằng; giá hỗ trợ di dời; hỗ trợ tái định cư. Dự án 2 số hộ điều tra là 16 hộ chỉ tiêu giá cây cối, hoa màu; 2 hộ giá công trình vật kiến trúc và chỉ tiêu hỗ trợ di dời. Dự án 3 số hộ điều tra là 30 hộ cho các chỉ tiêu giá cây cối, hoa màu và giá cây rừng trồng tập trung (ha) .

Từ kết quả phân tích, xử lý số liệu tại bảng 3.6 cho thấy: Người bị thu hồi đất có mức độ đồng tình đơn giá bồi thường và chính sách hỗ trợ ở mỗi dự án khác nhau. Thể hiện rỏ giữa các đối tượng bị thu hồi đất để xây dựng hố móng trụ và các đối tượng bị ảnh hưởng hành lang tuyến điện.

* Đối với dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Hải Lăng mức bồi thường và hỗ trợ được đa số người dân chấp nhận cao (giá cây cối, hoa màu đồng ý 90%, giá nhà ở và công trình phụ trợ, vật kiến trúc đồng ý 86,67%, giá đất đắp tạo mặt bằng đồng ý 100%, giá hỗ trợ di dời đồng ý 83,33% và hỗ trợ tái định cư đồng ý 73,33%), thể hiện rỏ ý chí và nguyện vọng cần được đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Hải Lăng, một mặt hạn chế điểm đen tai nạn giao thông mặt khác tạo điều kiện phát triển của thị trấn nói riêng và các vùng phụ cận nói chung của các cấp chính quyền và nhân dân sở tại. Các hạng mục bồi thường, hỗ trợ đã tính đúng, tính đủ cho người bị ảnh hưởng như hỗ trợ nhà có móng sâu, tính khối lượng đất đắp tạo mặt bằng, hỗ trợ di chuyển nhà ở trong khuôn viên còn lại, hỗ trợ bắt lại điện chiếu sáng, hỗ trợ bắt lại đường ống nước, hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trong thời gian thi công công trình.

Đối với các hộ thuộc diện tái định cư hội đồng bồi thường GPMB đã áp dụng các khoản hỗ trợ ngoài bồi thường như: hỗ trợ làm lại thiết kế bản vẻ nhà, hỗ trợ công giám sát xây dựng, hỗ trợ làm lán trại tạm để ở, hỗ trợ ổn định đời sống nên được người bị thu hồi đất ủng hộ cao.

* Đối với dự án xây dựng khu đô thị Nguyễn Huệ tại thị trấn Hải Lăng, các hộ dân tại khu vực này đa số trồng rau màu các loại và trồng cây ngắn ngày vì vậy mức bồi thường và hỗ trợ về cây cối, hoa màu trên đất được đa số người dân chấp nhận theo phương án bồi thường. Giá trị các cây trồng trên đất thấp nên hầu hết các hộ ít quan tâm về giá cây cối, hoa màu. Khi được phỏng vấn các hộ dân đều trả lời gần giống nhau là lo không có đất để sản xuất trong các mùa vụ tới.

* Đối với dự án Mạch 2 đường dây 220KV Đông Hà – Huế sự đồng thuận của nhân dân về mức giá bồi thường thấp do: Giá bồi thường tràm từ 3 - 4 năm trong hành lang tuyến (mật độ >3.000 cây/ha) là: 18.144.000đ/ha là quá thấp. Tại thị trường nếu phải khai thác sớm, tận thu gỗ rừng trồng có tuổi từ 3 đến 4 năm đạt giá từ 40.000.000đ – 60.000.000đ/ha. Do đó, khi áp giá này để bồi thường cho cây trồng dưới hành lang tuyến là một điều bất hợp lý. Ngoài ra, khi tiếp cận và phỏng vấn các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)