3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.3. Trình tự các bước giải phóng mặt bằng tại thành phố Đà Nẵng
Căn cứ Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 03 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thìcác bước GPMB được quy định như sau [29]:
* Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ký văn bản giới thiệu địa điểm hoặc giao nhiệm vụ cho Tổ chức Phát triển quỹ đất thành phố thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt và công bố, cơ quan Tài nguyên và Môi trường sẽ thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Thông báo thu hồi đất với đầy đủ các nội dung: kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Hình thức chia sẻ thông tin: Gửi thông báo đến từng hộ dân.
Hình thức lấy thông tin từ cộng đồng: Người dân có quyền gửi những kiến nghị (nếu có) của mình đến UBND xã, phường; UBND quận, huyện hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố.
- Mức độ tham gia của người dân: Thông báo.
Với quy định này, người dân trong vùng dự án được cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cũng như kế hoạch triển khai dự án. Điều này giúp người dân chủ động hơn với việc tham gia vào dự án do thành phố, cấp trên quy hoạch, kịp thời phản hồi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những vấn đề liên quan đến dự án như: những bất cập khi thực hiện dự án, lợi ích và những khó khăn của người dân trong vùng dự án…
* Bước 2: Thành lập Hội đồng bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư
- Thời gian: Trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi đất.
- Thành phần:
+ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện - Chủ tịch Hội đồng;
+ Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
+ Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường - Phó Chủ tịch Hội đồng;
+ Lãnh đạo đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) - Ủy viên;
+ Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị - Ủy viên;
+ Lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội - Ủy viên; + Lãnh đạoỦy ban nhân dân phường, xã nơi có đất thu hồi - Ủy viên;
+ Đại diện của những hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi từ một đến hai người do Mặt trận tổ quốc phường, xã nơi có đất thu hồi giới thiệu;
+ Đại diện của những hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi từ một đến hai người do Mặt trận tổ quốc phường, xã nơi có đất thu hồi giới thiệu;
+ Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
Như vậy, việc người dân tham gia vào Hội đồng bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo nên sự công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác GPMB.
Mức độ tham gia của người dân: Hợp tác và trao quyền.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, đại diện của người dân trong Hội đồng bồi thường được tham gia trực tiếp vào việc xây dựng phương án bồi thường, được tham gia vào việc giải quyết những vướng mắc có liên quan đến lợi ích của người dân, được quyền quyết định phương thức thực hiện dự án, đưa ra quyết định cuối cùng.
* Bước 3: Họp dân, tổ chức kê khai và thông báo kiểm đếm
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ sau khi thành lập Hội đồng bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và Ủy ban nhân dân phường, xã tổ chức họp dân thông báo về kế hoạch tiến độ chi tiết, các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản gắn liền với đất thuộc phạm vi thu hồi đất.
Sau đó, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và UBND phường, xã sẽ tiến hành quay phim hiện trạng, tổ chức kê khai và tiến hành kiểm đếm đất đai và tài sản trên đất.
Mức độ tham gia của người dân: Thông báo và huy động tham gia.
Ở mức độ thông báo, các hộ dân được cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện dự án, cam kết tiến độ của nhà đầu tư, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất… Các thông tin này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ dân trong dự án.
Ở mức độ huy động sự tham gia: Trong suốt bước thực hiện này, công tác GPMB luôn đảm bảo quan tâm, xem xét mọi vấn đề mà người dân quan tâm, mọi vướng mắc về dự án của người dân được giải đáp cụ thể trong buổi họp dân thông báo về chủ trương quy hoạch.
Sau đó, các hộ dân có đất bị thu hồi sẽ cùng với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và các thành phần trong Hội đồng BTTH và GPMB tiến hành kê khai nguồn gốc và các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và kiểm đếm tài sản trên đất. Việc trực tiếp tham gia vào công tác kê khai nguồn gốc sử dụng đất, kiểm đếm tài sản trên đất giúp Hội đồng thu thập thông tin một cách chính xác, khách quan, hạn chế sai sót cũng như các khiếu nại của người dân sau này.
* Bước 4: Phúc tra hồ sơ kiểm đếm
Chủ tịch Hội đồng bồi thường có trách nhiệm tổ chức phúc tra hồ sơ đã kiểm đếm, hồ sơ phúc tra được chọn ngẫu nhiên theo từng khu vực, địa bàn của mỗi dự án hoặc theo mỗi đợt hoặc đối với các trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc sau khi kiểm đếm mà có khiếu nại của người bị thu hồi đất về kết quả kiểm đếm.
Đây là khâu kiểm tra lại công tác kiểm đếm có được tiến hành một cách khách quan hay không, đảm bảo không có việc kê khai thiếu sót gây thiệt hại cho người dân hoặc không có tình trạng kê khai không đúng quy định, không đúng hiện trạng của các cán bộ kiểm định, đảm bảo tính công bằng giữa các hộ giải tỏa.
* Bước 5: Xét tính pháp lý về đất đai và tài sản gắn liền với đất
Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu Hội đồng bồi thường xác định tính pháp lý, xác định loại đất, hạng đất, vị trí, hệ số của diện tích đất thu hồi của từng trường hợp riêng biệt và lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND quận, huyện ký, phê duyệt kết quả xét tính pháp lý.
Mức độ tham gia của người dân: tham vấn.
Sau khi có Quyết định phê duyệt tính pháp lý về nhà – đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường sẽ tiến hành niêm yết tại UBND phường, xã để người dân được biết và ghi nhận ý kiến phản hồi của các hộ. Trên cơ sở những ý kiến của các hộ dân, Hội đồng BTTH và GPMB sẽ tiến hành kiểm tra lại nguồn gốc, giải quyết các kiến nghị (nếu có) và điều chỉnh Quyết định phê duyệt tính pháp lý cho phù hợp.
* Bước 6: Lập, niêm yết dự thảo, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Nội dung dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết gồm: a) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
b) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
d) Việc bố trí tái định cư;
đ) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
h) Việc di dời mồ mả.
i) Các nội dung khác có liên quan (nếu có);
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chịu trách nhiệm và phối hợp với UBND phường, xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân bị thu hồi đất; đồng thời niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất và tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân trong khu vực có đất thu hồi trong thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày.
Trong khâu này có đầy đủ các mức độ tham gia của người dân:
- Thông báo: Dự thảo phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ được thông báo cho người dân được biết tại trụ sở UBND xã, phường.
- Tham vấn: UBND xã, phường hoặc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường sẽ tiếp nhận những ý kiến đóng góp hoặc kiến nghị về chính sách bồi thường, hỗ trợ hoặc các vấn đề liên quan đến lợi ích của các hộ dân để kiểm tra, giải quyết cho phù hợp.
- Huy động tham gia; Hợp tác: Trong quá trình giải quyết các vướng mắc của người dân, Hội đồng BTTH và GPMB sẽ làm việc trực tiếp với người dân để kiểm tra, lắng nghe những ý kiến của người dân, xem xét hoàn cảnh của từng trường hợp để có những đề xuất phù hợp, đảm bảo cân bằng lợi ích của Nhà nước và của người dân.
- Trao quyền: Trong quá trình kiểm tra và đề xuất hướng giải quyết, Hội đồng BTTH và GPMB luôn đảm bảo quyền quyết định cuối cùng của người dân. Người dân có quyền quyết định thống nhất với các chính sách của Nhà nước hay không, hạn chế tối đa các trường hợp phải cưỡng chế thu hồi đất.
* Bước 7: Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày kể từ khi có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã tổ chức niêm yết công khai (cho đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng dự án) tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi toàn bộ các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt.
Thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ được thực hiện sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện xong việc niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường theo quy định.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, nhận phương án tái định cư phải ký biên bản cam kết thời gian bàn giao mặt bằng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam kết.
Mức độ tham gia của người dân: Thông báo và trao quyền.
+ Thông báo: Người dân được thông báo công khai phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại khu dân cư, nơi có đất bị thu hồi để người dân được biết, đối chiếu giữa các hộ nhằm đảm bảo công bằng, dân chủ.
+ Trao quyền: Trong suốt quá trình GPMB, người dân luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Mỗi ý kiến, kiến nghị của người dân luôn được Hội đồng BTTH và GPMB xem xét, giải quyết một cách thỏa đáng, đảm bảo tối đa lợi ích của người dân. Sau đó, người dân có quyền quyết định bàn giao mặt bằng hay không. Tuy nhiên, quyền quyết định này cũng phải tuân thủ theo các quy định, chính sách bồi thường của Nhà nước.
* Bước 8: Giao đất tái định cư, thu tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phốĐà Nẵng sẽ lập thủ tục thu tiền sử dụng đất theo quy định của UBND thành phố và có trách nhiệm lập thủ tục liên quan đến việc giao đất tái định cư, cấp GCNQSDĐ tại UBND quận, huyện và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc giao đất tái định cư và cấp giấy chứng nhận QSDĐtheo cơ chế “một cửa”.
Hình 1.1. Quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố Đà Nẵng.
Công tác BTTH cho người dân là khâu rất nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều nhất đến tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng đã có quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự tiến hành bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi. Quy trình lấy người dân làm trọng tâm, dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến của người dân, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
8. Giao đất tái định cư, thu tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng
6. Lập, niêm yết dự thảo, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
Thu hồi đất 4. Phúc tra hồ sơ kiểm đếm
5. Xét tính pháp lý về đất đai và tài sản gắn
liền với đất 1. Thông báo thu hồi đất
2. Thành lập Hội đồng bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư
3. Họp dân, tổ chức kê khai và thông báo kiểm đếm
Kiểm đếm bắt buộc (cưỡng chế)