Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, theo đúng định hướng cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch phát triển nhanh và mạnh, Cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác chuyển dịch tích cực theo hướng vươn khơi, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Giá trị sản xuất:

Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 ước đạt 5.592.000 triệu đồng, đạt 102,07% so với kế hoạch thành phố, 100% so với kế hoạch quận, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó:

a. Sản xuất công nghiệp – TTCN

Hoạt động sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 ước thực hiện 4.646.000 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch quận và thành phố, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.

b. Sản xuất nông, lâm, thủy sản

Trong năm thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, tuy có các cơn bão xuất hiện ở biển Đông nhưng nhìn chung hầu hết tàu cá đều ra khơi khai thác đạt hiệu quả. Năng lực khai thác hải sản xa bờ được nâng cao, Đội tàu cá đánh bắt xa bờ tiếp tục tăng, nâng số lượng lên 395 chiếc, trong đó có 22 chiếc công suất từ

400cv trở lên, bình quân công suất tàu thuyền tăng từ 158 cv/chiếc lên 204 cv/chiếc, góp phần tăng sản lượng khai thác chung của toàn quận. Triển khai, khuyến khích ngư dân tham gia các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định 48/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ, Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, các chương trình khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất. Thực hiện đề án giảm tàu thuyền theo quyết định 4991/QĐ-UBND, đã đề nghị thành phố xả bán 32 trường hợp và 100 lao động với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm ước thực hiện 945.532 triệu đồng, đạt 113,65% so với kế hoạch thành phố, đạt 100% so với kế hoạch quận, tăng 4,72% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác thủy sản thực hiện 24.392 tấn, tăng 2,93% so với cùng kỳ.

c. Các lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Lượng du khách đến địa bàn quận Sơn Trà tham quan du lịch, nghỉ dưỡng tăng 20% so với năm 2016, đặc biệt trong các sự kiện Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2017, tổ chức du lịch biển 2017, Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Vũ hội đường phố; làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch phát triển mạnh, nổi mạnh nhất là dịch vụ lưu trú, ăn uống và mua sắm. Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, bước đầu đã thực hiện có kết quảnhư: hỗ trợ xây dựng nhà hàng, quán ăn đạt chuẩn phục vụ; Xây dựng tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực hải sản đạt chuẩn văn minh thương mại tại đường Võ Nguyên Giáp đoạn thuộc phường Mân Thái; Phê duyệt Phương án Chợ đêm... Quan tâm đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn quận là 2.981 doanh nghiệp, trong năm 2017 đăng ký thành lập mới 714 doanh nghiệp, giải thể 97 doanh nghiệp [19].

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành vềvăn minh thương mại, giá, vệ sinh an toàn thực phẩm trong Lễ, hội và các sự kiện trên địa bàn, tăng cường hậu kiểm các cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, thuốc lá, kinh doanh có điều kiện.

Tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp các chợ, hỗ trợ tiểu thương xây dựng điểm quầy hàng văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, xây dựng 03 chợ văn minh thương mại và chợ an toàn thực phẩm. Chợ An Hải Đông được đánh giá là chợ đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện công tác đăng ký kinh doanh đúng tiến độ và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các hộ kinh doanh.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong năm ước đạt 13.234 tỷ đồng, đạt 108,55% so với kế hoạch thành phố và kế hoạch quận, tăng 28,09% so với cùng kỳ năm 2016.

3.1.2.2. Về xã hi

a. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng số dân quận Sơn Trà tại thời điểm 01/01/2017 là 162.964 người, dân số dự kiến đến 31/12/2017 là 168,766 người, dân số trung bình năm 2017 là 165,865 người. Mật độ dân số 2.604 người/km2. tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,93%.

Bảng 3.1. Phân bố dân cư quận năm 2017

Đơn vị hành chính Dân số trung bình

(người)

Mật độ dân số

(người/km2)

Phường Thọ Quang 32.264 638

Phường Nại Hiên Đông 28062 6.500

Phường Mân Thái 18.554 16.018

Phường An Hải Bắc 33.362 10.568

Phường Phước Mỹ 19.488 10.402

Phường An Hải Tây 14.355 9.391

Phường An Hải Đông 19.781 24.241

(Nguồn: Theo niêm giám thống kê năm 2017 ) [20] b. Lao động việc làm

Lực lượng lao động toàn quận là 65.569 người, chiếm 45,30% tổng dân số, trong đó số lao động có việc làm là 62.507 người, chiếm 95,33% lực lượng lao động. Số lao động không có việc làm là 3.061 người, chiếm 4,67% lực lượng lao động. Đây là một áp lực mà UBND quận rất quan tâm nhằm giải quyết việc làm ổn định xã hội trong quá trình phát triển.

Tiếp tục triển khai giải quyết việc làm, giải quyết thoát nghèo theo theo kế hoạch thành phố giao. Tập trung thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy, tổ chức rà soát, nắm tình tình đời sống hộ nghèo để có chính sách hỗ trợ phù hợp. Vận động đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 3.871triệuđồng. Trong năm ước thoát nghèo 1.029 hộ, thoát cận nghèo 458 hộ.

Trong năm ước các thành phần kinh tế trên địa bàn tạo việc làm cho 6.542/6.400 lao động, đạt 102,22% so với kế hoạch giao. Phối hợp tổ chức kiểm tra liên ngành về

pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật công đoàn, thực hiện quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành văn hoá - xã hội và phòng chống mại dâm quận, bảo đảm hoạt động lành mạnh của các loại hình dịch vụ văn hóa như karaoke, internet, các trò chơi điện tử, các dịch vụ nhà nghỉ, du lịch trên địa bàn. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 107 đối tượng, cai nguyện tự nguyện tại địa phương 07 đối tượng.

c. Thu nhập và đời sống dân cư

Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, GDP bình quân đầu người tăng từ 33,01 triệu đồng/người/năm 2011 lên 42,68 triệu đồng/người/năm 2015.

3.1.2.3. Thc trng phát triển cơ sở h tng

a. Hệ thống giao thông

Trên địa bàn quận có 3 cảng chính:

- Cảng Tiên Sa: Tổng số chiều dài cầu bến là 897 mét. Trong đó có 2 cầu nhô (4 bến) và 01 cầu liền bờ trọng lực với độ sâu cầu bến là -11 mét (chưa kể thủy triều). Cảng có tổng diện tích bãi chứa hàng là 115.000 m2 và tổng diện tích kho chứa hàng là 20.290 m2. Là điểm cuối trên hành lang kinh tếĐông – Tây, cũng là một trong ba cảng biển chính của cả nước. Tại cảng Tiên Sa, tàu có thể cập cảng và bốc dỡ hàng trong điều kiện gió cấp 6, cấp 7 nhờ hệ thống đê chắn sóng dài 450 mét vừa được đầu tư. Là cảng nước sâu nên qua nhiều năm khai thác vẫn chưa một lần phải nạo vét. Bên cạnh đó, đường rút hang của cảng rất thuận lợi. Từđây, xe container có thể chạy với tốc độ 70 – 80 km/giờ trên hệ thống quốc lộ 14B lên Tây Nguyên, ra Bắc hoặc vào Nam. Công suất hiện khoảng 3,5 triệu tấn/năm.

- Cảng dầu Mỹ Khê: cung cấp dầu qua hệ thống ống mềm và ống thép chạy ven bờ biển Mỹ Khê vào kho dự trữ chính ở Mỹ Khê để cung cấp dầu cho Đà Nẵng và vùng phụ cận.

- Cảng X.50 hải quân: đây là cảng nhập dầu và sửa chữa tàu thuyền.

* Mạng lưới giao thông

- Đường bộ: Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn quận Sơn Trà đã được đầu tư nâng cấp, hầu hết các trục giao thông quan trọng như: đường Ngô Quyền - Yết Kiêu, đường Nguyễn Văn Thoại, đường Nguyễn Công Trứ, đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Trần Hưng Đạo, đường Phạm Văn Đồng đã đưa vào khai thác có hiệu quả. Ngoài ra, còn phát triển mạng lưới giao thông trong các khu dân cư, tạo tiền đề cho việc ổn định đời sống của nhân dân và đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đường sông: Sông Hàn chảy qua địa phận quận, ngăn cách quận với khu trung tâm thành phố. Sông Hàn đóng vai trò vận tải thuỷ chủ yếu từ cửa sông đến cầu Nguyễn Văn Trỗi cho các tàu có trọng tải dưới 3.000 tấn.

b. Hệ thống cấp thoát nước

- Hệ thống cấp nước: Nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong khu vực quận Sơn Trà được lấy từ các nguồn sau: nhà máy nước Cầu Đỏ (công suất 65.000 m3/ngày đêm), nhà máy nước Sơn Trà (công suất 6.000 m3/ngày đêm) và từ các giếng đào, giếng khoan trong vùng. Mạng lưới đường ống chuyển dẫn của công ty cấp nước gần như phủ đều trên 7 phường trong quận. Hệ thống chuyển dẫn như áp lực, lưu lượng nước trên mạng lưới đường ống trong những năm qua được đảm bảo và duy trì tương đối tốt, không có trường hợp nước yếu hoặc không có nước. Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Hiện trên địa bàn quận có khoảng 58.180 nhân khẩu được dùng nước sạch, chiếm gần 50% tổng dân số toàn quận.

- Hệ thống thoát nước: Đến nay trên địa bàn đã đầu tư xây dựng một số hệ thống thoát nước chính theo các trục lộ giao thông, góp phần giải quyết thoát nước trong các khu dân cư trên địa bàn.

c. Hệ thống cấp điện

Mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và đời sống nằm trong mạng lưới điện của thành phố cơ bản đáp ứng 100% số hộ có điện, với phụ tải điện hiện nay đáp ứng đủ công suất tiêu thụ. Tuy nhiên trong tương lai, khi các khu công nghiệp hình thành phụ tải điện sẽ phát triển với tốc độ nhanh. Lúc đó hệ thống thiết bị và lưới cung cấp điện sẽ quá tải, cần phải bổ sung hoặc thay thế các máy biến áp trung gian. Cải tạo lưới điện trung hạ thế để giảm tổn hao điện và đảm bảo chất lượng điện.

Hiện nay, khu vực quận Sơn Trà sử dụng nguồn điện lưới hoà chung của thành phố. Hiện trên địa bàn quận có 271 trạm biến áp với tổng công suất hoạt động là 91.225 KVA đủ bảo đảm điện sinh hoạt cho nhân dân, trong đó có 192 trạm được xây mới. Tỷ lệ tổn thất điện năng trên địa bàn quận bình quân trong 5 năm qua là 5,8%.

d. Mạng lưới bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính - viễn thông trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân cư. Trên địa bàn quận hiện có bưu điện Đà Nẵng 3 là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam chiếm thị phần lớn về cung cấp các dịch vụbưu chính viễn thông, phát hành báo chí. Ngoài ra, còn có các đơn vị viễn thông khác như Viettel, Sfone, EVN telecom. Theo báo cáo của Bưu điện Đà Nẵng 3 hiện trên địa bàn quận có 6 bưu cục, 19 đại lý bưu điện và 12 đại lý điện thoại công cộng. Mật độđiện thoại bình quân trên địa bàn là 28 máy/100 dân.

3.1.2.4. Các ngành văn hóa – xã hi

a. Về Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình:

Duy trì thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn; tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên địa bàn. Tiếp tục triển khai các chỉ tiêu về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, ước số sinh trong năm là 2.207 người (giảm 0,24%o so với cùng kỳ năm 2016), trong đó số sinh 3+ là 123 người (giảm 0,25% so với cùng kỳ).

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong cơ chế kiểm tra an toàn thực phẩm, nhưng đã tập trung triển khai quyết liệt và bước đầu mang lại nhiều kết quả. Tiến hành kiểm tra 289 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, trong đó có trên 85% cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền kiến thức an toàn thực phẩm cho các tiểu thương tại các chợ; triển khai các công việc liên quan đến công tác an toàn thực phẩm tại các chợ; triển khai kiểm soát kê khai nguồn gốc xuất xứ thực phẩm nhập về các chợ theo Quyết định số 35/QĐ-UBND của UBND thành phố.

b. Giáo dục và đào tạo

Phát triển mạng lưới trường, lớp trên địa bàn quận theo cơ cấu hợp lí giữa các bậc học, cấp học phù hợp với quy hoạch tổng thể của ngành, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Số lượng học sinh ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh đạt giải thành phố và quốc gia cao hơn năm học trước; không có học sinh bỏ học. Đầu tư nâng cấp trường tiểu học để đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ ngày, xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn, kiên cố hóa trường và trang bị thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu dạy và họctừ nguồn ngân sách của quận và thành phố. Triển khai hiệu quả chương trình Bơi an toàn miễn phí cho 100% học sinh lớp 5 trên toàn quận, trong đó có 400 học sinh trong Dự án Phát triển vùng đô thị quận Sơn Trà dành cho học sinh thuộc diện gia đình khó khăn tại 03 địa điểm: Trường tiểu học Ngô Gia Tự, Trường tiểu học Ngô Mây và Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)