ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dự án có thu hồi đất của người dân trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Phm vi không gian

- Đề tài tập trung đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với 2 dự án nghiên cứu trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

2.1.2.2. Phm vi thi gian

- Số liệu thu thập trong đề tài, thời gian từ năm 2009 đến năm 2017.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộitrên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. - Khái quát về các dự án nghiên cứutrên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. - Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong vùng dự án.

- Ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân có đất bị thu hồi của các dự án nghiên cứu trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các phòng, ban, đơn vị chức năng của quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu. Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chính sách giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi từ các cơ quan nhà nước. Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo,...

2.3.1.2. Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Thu thập thông tin của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong diện giải tỏa bồi thường

và bố trí tái định cư thông qua phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên

quan, để thu thập thông tin nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Cụ thể, điều tra các hộ dân bị

thu hồi đất trên 2 dự án tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu điều tra:. * Số lượng phiếu điều tra

Sử dụng công thức Slovin: n=N/(1+N.e2) Trong đó: n - số mẫu phải điều tra

N - tổng số cá thể.

e- phương sai (do ảnh hưởng điều kiện khách quan ta chọn độ sai số cao e= 0,10)

- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu vực Trung tâm hành chính quận Sơn

Trà (giai đoạn 1): 26 hộ dân bị ảnh hưởng dự án, nên số mẫu phải điều tra là n=26/(1+26*0,12) = 21 mẫu phiếu điều tra.

- Dự án khu dân cư An Cư 5 (giai đoạn 3): 50 hộ dân bị ảnh hưởng dự án, nên số

mẫu phải điều tra là n=50/(1+50*0,12) = 33 mẫu phiếu điều tra.

Thu thập thông tin từ các cán bộ có liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án (các cấp chính quyền, Ban quản lý dự án, Hội đồng giải phóng mặt bằng và các cơ quan tổ chức có liên quan khác) để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp và khó khăn trong thực tế.

2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp này nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu phải phù hợp với thực tế của vùng nghiên cứu. Tiến hành đi thực địa, điều tra khảo sát, quan sát, chụp ảnh để kiểm tra lại các thông tin đã thu thập được và để đánh giá đúng tình hình thực tế tại các dự án nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu

- Đối với nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp: Tất cả các tài liệu, số liệu thứ cấp thu thập được, sẽ được thống kê, phân loại, lựa chọn và hệ thống theo từng nội dung nghiên cứu. Sau đó tiến hành thu thập tiếp những số liệu còn thiếu và xác minh lại những số liệu chưa chính xác hoặc còn nghi ngờ.

- Đối với nguồn số liệu, tài liệu sơ cấp: Thống kê qua kết quả thu được của quá trình điều tra khảo sát thực địa và thống kê qua các phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng cán bộ và người dân theo các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó phân tích, xử lý số liệu

và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông tin.

2.3.4. Phương pháp minh họa bằng bảng biểu và hình ảnh

Minh họa bằng các biểu đồ và hình ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm cho đề tài nghiên cứu sinh động hơn.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Quận Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, có tọa độ địa lý: - 160004’51’’ đến 160009’13’’ vĩ độ Bắc.

- 108015’34’’ đến 108018’42’’ kinh độ Đông. Và có vị trí địa lý:

- Phía Đông: giáp biển Đông.

- Phía Tây: giáp Vịnh Đà Nẵng và sông Hàn. - Phía Nam: giáp quận Ngũ Hành Sơn. - Phía Bắc: giáp biển Đông.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa bàn nghiên cứu

Về tổ chức hành chính quận Sơn Trà có 7 phường gồm: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang.

Quận Sơn Trà có vị trí thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là dịch vụ, du lịch. Có quốc lộ 14B là trục giao thông quan trọng nối cảng biển Tiên Sa đến Tây Nguyên, là cửa ngõ ra biển của Tây nguyên và các nước Lào, Thái Lan, đông bắc Campuchia, Myanma qua tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Có bờ biển đẹp để phát triển Du lịch – Dịch vụ. Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của thành phố, khu vực và quốc gia.

3.1.1.2. Địa hình, địa mo

Địa hình quận Sơn Trà thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển trải dài theo phía hữu ngạn hạ lưu sông Hàn. Có thể chia làm ba loại địa hình:

- Loại địa hình núi cao: Tập trung ở phường Thọ Quang (Bán đảo Sơn Trà), có độ cao 696m, nằm ở phía Bắc quận Sơn Trà, chủ yếu là rừng đặc dụng của quận và của thành phố Đà Nẵng.

- Loại địa hình đồng bằng, thấp: Tập trung ở các phường còn lại, có độ cao trung bình từ 1,5m đến 2m so với mực nước biển. đây là khu vực phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quận, riêng đối với khu vực là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng. có độ cao trung bình 0,5 – 1m, có khả năng ngập lụt nhưng với diện tích không đáng kể. Loại này chiếm diện tích khoảng 7 – 8%.

- Loại địa hình gò đồi do cát bồi tích lâu đời. Loại này diện tích rất ít (khoảng 1 – 2% ), tập trung phí Tây đường Ngô Quyền, độ cao trung bình từ 9 – 12 m.

3.1.1.3. Điều kin khí hu

Quận Sơn Trà mang những đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng gió mùa duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C, trung bình năm cao nhất là 29,80C và trung bình năm thấp nhất là 22,50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,20C, trung bình tháng thấp nhất là 190C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, trung bình cao nhất là 86% và trung bình thấp nhất là 64% và thấp tuyệt đối là 18%.

Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.066 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Thời gian này tổng lượng mưa chiếm 76% lượng mưa cả năm. Tháng 10 là tháng có lượng mưa cao nhất (1.329 mm, bằng 56,1 % lượng mưa trung bình cả năm).

Hướng gió

Hướng gió chính là gió mùa Đông – Bắc, tốc độ trung bình khoảng 40m/s. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. hướng gió chính là Đông – Nam với tốc độ trung bình khoảng 15 – 20 m/s.

Giờ nắng

Số giờ nắng chiếu hàng năm là 2.168 giờ, tháng 5 là tháng có số giờ nắng chiếu nhiều nhất và thấp nhất là tháng 12. Sơn Trà chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa. Gió mùa Đông – Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau. Trung bình hàng năm có khoảng 14 – 16 đợt gió mùa Đông – Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng – Sơn Trà. Gió mùa Tây – Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6 –8. Trung bình hàng năm có từ 50 – 60 ngày có gió mùa Tây – Nam. Cùng với điều kiện địa hình ven biển, khí hậu thủy văn là điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào cảng, phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, còn là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là phát triển thủy sản và các ngành kinh tế biển khác. Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khicó các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng. Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác .

3.1.1.4. Thủy văn và hải văn

Sông Hàn chảy dọc theo chiều dài của quận theo hướng Nam Bắc, có cửa sông tiếp giáp với biển nên chịu tác động của thủy triều, mực nước cao nhất là +3,45m (năm 1964), mực nước thấp nhất +0,25m.

Quận Sơn Trà có bờ biển dài bao bọc ở phía Đông và phía Bắc, có chế độ bán nhật triều lên xuống 2 lần mỗi ngày, biên độ triều dao động từ 0,69 – 0,85m, biên độ cao nhất 1,3m. Về mùa khô, mực nước ngầm xuống thấp, các nguồn nước dễ bị nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của cư dân.

3.1.1.5. Vđất đai

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2017, quận Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên là 6.339,16 ha, trong đó: [12]

Biểu đồ 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn quận Sơn Trà

Nguồn: [12]

Đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn quận là: 2.614,87 ha chiếm 41,25% tổng diện tích tự nhiên, hầu hết là đất lâm nghiệp (rừng đặc dụng Sơn Trà, phường Thọ Quang) với diện tích 2.591,10 ha chiếm 99,04% tổng diện tích đất nông nghiệp và chiếm 40,87% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp trên toàn quận có diện tích 2.276,64 ha chiếm 35, 91% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất sử dụng có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích kinh tế và sự phát triển toàn diện cho Quận.

Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng có diện tích 1.447,65 ha chiếm 22,84% tổng diện tích đất tự nhiên.

Có thể nói, cơ cấu sử dụng đất của quận Sơn Trà tương đối hợp lý, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b. Tài nguyên nước

Quận Sơn Trà có nguồn nước suối tại bán đảo Sơn Trà phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng trử lượng thấp và bị lệ thuộc vào mùa nên việc khai thác không nhiều và không ổn định.

c. Tài nguyên rừng

Bán đảo Sơn Trà là khu rừng đặc dụng, là khu bảo tồn thiên nhiên chiếm 40,87% tổng diện tích tự nhiên nên có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Hiện nay, rừng của quận Sơn Trà đang được bảo tồn kết hợp khai thác làm du lịch cho hiệu quả kinh tế cao.

d. Tài nguyên biển, du lịch

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30km, vịnh nước sâu Đà Nẵng với các cửa ra biển như Liên Chiểu, Tiên Sa là tiền đề để xây dựng các cảng nước sâu. Có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 125km, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị được nâng lên nhiều lần bởi các bãi tắm với các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, có ý nghĩa cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Theo số liệu điều tra sơ bộ, vùng biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 60 – 70 nghìn tấn. Nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, bao gồm nhiều loài cá nổi, cá đáy có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, cá ngừ, cá nục, cá trích, cá hồng, cá phèn, cá mú… và nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm, cua, hải sâm,… Điểm đặc biệt của vùng biển Đà Nẵng là ngư trường không bó hẹp trong phạm vi của quận, của thành phố, mà được mở rộng ra các tỉnh lân cận, kéo dài đến vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Bộ. Tài nguyên biển và ven biển của Đà Nẵng sẽ là những tài nguyên tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của Sơn Trà.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, theo đúng định hướng cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch phát triển nhanh và mạnh, Cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác chuyển dịch tích cực theo hướng vươn khơi, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Giá trị sản xuất:

Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 ước đạt 5.592.000 triệu đồng, đạt 102,07% so với kế hoạch thành phố, 100% so với kế hoạch quận, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó:

a. Sản xuất công nghiệp – TTCN

Hoạt động sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 ước thực hiện 4.646.000 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch quận và thành phố, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.

b. Sản xuất nông, lâm, thủy sản

Trong năm thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, tuy có các cơn bão xuất hiện ở biển Đông nhưng nhìn chung hầu hết tàu cá đều ra khơi khai thác đạt hiệu quả. Năng lực khai thác hải sản xa bờ được nâng cao, Đội tàu cá đánh bắt xa bờ tiếp tục tăng, nâng số lượng lên 395 chiếc, trong đó có 22 chiếc công suất từ

400cv trở lên, bình quân công suất tàu thuyền tăng từ 158 cv/chiếc lên 204 cv/chiếc, góp phần tăng sản lượng khai thác chung của toàn quận. Triển khai, khuyến khích ngư dân tham gia các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định 48/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ, Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, các chương trình khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất. Thực hiện đề án giảm tàu thuyền theo quyết định 4991/QĐ-UBND, đã đề nghị thành phố xả bán 32 trường hợp và 100 lao động với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm ước thực hiện 945.532 triệu đồng, đạt 113,65% so với kế hoạch thành phố, đạt 100% so với kế hoạch quận, tăng 4,72% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác thủy sản thực hiện 24.392 tấn, tăng 2,93%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)