MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện các dự ánđể phát triển kính tế xã hội của tỉnh, trong đó có 3 công trình tiêu biểu:

Đề tài “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sỹ của tác giả Phan Ngọc Phúc.

Đề tài nghiên cứu và đi đến một số kết luận sau:

- Khu kinh tế mở Chu Lai có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nằm trong chuỗi đô thị từ Đà Nẵng tới Dung Quất, với các tổ hợp công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, cảng biển. Nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, cần cù lao động. Địa danh được nhiều nhà đầu tư nước ngoài biết đến, hiện đã có hàng chục nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm và xin được đầu tư vào khu kinh tế mở với nhiều loại hình khác nhau. Được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉ đạo; chính quyền và nhân dân địa phương đã thống nhất và quyết tâm xây dựng khu kinh tế mở để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn Tỉnh.

- Dự án KCN Bắc Chu Lai (giai đoạn 2) được triển khai từ năm 2009 đến nay, được áp dụng chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai năm 2013. Đối với dự án KCN Tam Thăng (giai đoạn 1) được áp dụng chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo Luật đất đai năm 2013. Như vậy trong cùng một dự án đã áp dụng 2 chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC, mặc dù UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chỉ đạo để đảm bảo bồi thường, hỗ trợ và TĐC thoả đáng cho người dân bị thu hồi đất nhưng khi triển khai vào tình hình cụ thể vẫn có nhiều vướng mắc cần giải quyết như: phải xác định giá đất cụ thể để tính bồi thường cho từng dự án; chính sách hỗ trợ và bố trí TĐC chưa phù hợp; chính sách đất đai có nhiều thay đổi; chưa giải quyết được việc làm cho người bị thu hồi đất.

- Việc thu hồi đất xây dựng các KCN đã tạo một phần công ăn việc làm cho người dân địa phương, tuy nhiên trong quá trình thực hiện thu hồi đất xây dựng khu TĐC chưa hoàn chỉnh trước khi di dời, TĐC, đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ GPMB triển khai đầu tư xây dựng KCN.

- Địa phương và chủ đầu tư cũng đã chú tâm đến công tác hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng do tuổi đời của người lao động ở trong vùng dự án còn cao nên việc chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Số lao động đã được đào tạo, thì không đáp ứng được nhu cầu công việc của các doanh nghiệp tại địa phương. Do đó số lao động con em của các hộ nằm trong vùng bị di dời, tìm kiếm

được công việc tại các doanh nghiệp là rất thấp. Đa số hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ dân chủ yếu là bằng tiền và trả trực tiếp cho người dân [7].

Đề tài “Ảnh hưởng của công trình thủy điện Sông Bung 4 đến tài nguyên đất và sinh kế của người dân tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Công Bình

Đề tài nghiên cứu và đi đến một số kết luận sau: Trong quá trình xây dựng thủy điện Chủ đầu tư đã thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ngoài việc bồi thường, hỗ trợ theo chính sách của Việt Nam, dự án còn thực hiện các chính sách hỗ trợ theo ADB, nên đã giải quyết được rất nhiều khó khăn cho người dân trong vùng ảnh hưởng dự án. Khi tiến hành xây dựng, công trình thủy điện Sông Bung 4 đã thu hồi 2.252,43 ha đất trên địa bàn 03 xã, làm ảnh hưởng 248 hộ phải di dời tái định cư, nhiều diện tích đất nông nghiệp màu mỡ bị ngập trong vùng lòng hồ. Diện tích đất nông nghiệp giao lại cho các hộ tái định cư là 1,56 ha giảm từ 50 đến 68% so với trước khi xây dựng dự án. Diện tích đất nông nghiệp còn lại của người dân vùng trên ngập không được bồi thường, sau khi chuyển về khu tái định cư cách xa khoảng 5,8km đến 8km nên cũng khó khăn để quay lại sản xuất, nhất là những người già yếu.

Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề được quan tâm, tuy nhiên do trình độ dân trí thấp, ý thức tổ chức kỹ luật chưa cao do vậy rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm ở các công ty, xí nghiệp hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong 98 hộ điều tra chỉ có 06 hộ chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp chiếm 6,12%. Sau khi thu hồi đất có 59,18% số hộ có thu nhập tăng lên, 33,68% số hộ có thu nhập không đổi và 7,14% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi thu hồi đất. Đây là vấn đề thành công lớn của dự án trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Về nguồn vốn vật chất của từng hộ và vật chất dùng chung cả cộng đồng như hệ thống giao thông, trường học và cơ sở khám chữa bệnh có sự chuyển biến đáng kể. Nhưng chỉ dừng lại ở chỗ sử dụng nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ để mua sắm tài sản và sử dụng hàng ngày, chứ chưa có một hướng phát triển bền vững, lâu dài cho người dân.

Đời sống của người dân khi chuyển về các khu tái định cư tốt hơn về cơ sở hạ tầng đồng bộ (điện, nước, giao thông thuận tiện), nhà ở được xây dựng kiên cố, không còn nhà tạm. Người dân đầu tư đồ dùng sinh hoạt tốt hơn như xe máy, ti vi, máy vi tính, tủ, bàn ghế… như vậy đã có sự luân chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất, tuy nhiên, nguồn vốn vật chất này đa số là phương tiện sinh hoạt mà không phải là phương tiện sản xuất. Về nguồn vốn vật chất dùng chung như hệ thống trường học và cơ sở khám chữa bệnh có sự chuyển biến đáng kể. Nhìn chung thủy điện sông Bung 4 đã có tác động lớn theo chiều hướng xấu đến nguồn vốn tự nhiên và vật chất của cộng đồng như diện tích đất của hộ giảm và một số diện tích đất không sử dụng được (do xa khu tái định cư, khó đi lại..). Trong khi đó nguồn vốn con người (hộ

gia đình) và xã hội có cải thiện nhưng khó bền vững. Để quản lý có hiệu quả hoạt động của nhà máy thủy điện và nguồn tài nguyên vùng dự án, cần phát huy tốt vai trò các bên liên quan của Nhóm quản lý và hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng (gồm Ban quản lý thủy điện sông Bung 4 và UBND huyện Nam Giang và 2) và Nhóm tổ chức thực hiện bảo vệ tốt nguồn tài nguyên và tích cực tự nâng cao đời sống (gồm UBND các xã và người dân sống trong vùng dự án) [1].

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Thiện.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy công tác thu hồi đất để gắn với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (mở rộng Quốc lộ 1) đã giúp cho người dân trong vùng dự án có cuộc sống tốt hơn nhiều so với trước đây, vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, hệ thống thông tin) được bố trí, sắp xếp lại một cách mỹ quan và hữu dụng hơn, ngoài ra hệ thống giao thông được mở rộng thông thoáng, thuận tiện cho việc đi lại kinh doanh buôn bán đã góp phần tăng thu nhập cho người dân; bên cạnh đó tại các khu tái định cư thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được đầu tư xây dựng mới, chiều rộng lòng đường từ 19,5-27,0m nên đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân tái định cư thuận lợi hơn nhiều so với nơi ở cũ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ (4,17%) trong vùng dự án cho rằng điều kiện cuộc sống tại vị trí mới (khu tái định cư) không còn phù hợp với ngành nghề cũ nên phải chuyển đổi nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng không có việc làm ổn định, thu nhập giảm sút, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, sinh kế của một bộ phận người dân [9].

Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu có liên quan của tỉnh khác như tỉnh Quảng Ninh“Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm.

Đề tài nghiên cứu và đi đến một số kết luận sau:

Công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn thị xã Từ Sơn còn chậm, hầu hết các dự án đều chia làm nhiều đợt;

Các dự án đều áp dụng thu hồi đất theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009;

Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được chú trọng dẫn đến người lao động nguy cơ mất việc làm;

Người dân có sự thay đổi trong lối sống theo hướng tích cực, văn minh hiện đại hơn, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [8].

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)