3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vịtrí địa lý
Quận Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, có tọa độ địa lý: - 160004’51’’ đến 160009’13’’ vĩ độ Bắc.
- 108015’34’’ đến 108018’42’’ kinh độ Đông. Và có vị trí địa lý:
- Phía Đông: giáp biển Đông.
- Phía Tây: giáp Vịnh Đà Nẵng và sông Hàn. - Phía Nam: giáp quận Ngũ Hành Sơn. - Phía Bắc: giáp biển Đông.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa bàn nghiên cứu
Về tổ chức hành chính quận Sơn Trà có 7 phường gồm: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang.
Quận Sơn Trà có vị trí thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là dịch vụ, du lịch. Có quốc lộ 14B là trục giao thông quan trọng nối cảng biển Tiên Sa đến Tây Nguyên, là cửa ngõ ra biển của Tây nguyên và các nước Lào, Thái Lan, đông bắc Campuchia, Myanma qua tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Có bờ biển đẹp để phát triển Du lịch – Dịch vụ. Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của thành phố, khu vực và quốc gia.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình quận Sơn Trà thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển trải dài theo phía hữu ngạn hạ lưu sông Hàn. Có thể chia làm ba loại địa hình:
- Loại địa hình núi cao: Tập trung ở phường Thọ Quang (Bán đảo Sơn Trà), có độ cao 696m, nằm ở phía Bắc quận Sơn Trà, chủ yếu là rừng đặc dụng của quận và của thành phố Đà Nẵng.
- Loại địa hình đồng bằng, thấp: Tập trung ở các phường còn lại, có độ cao trung bình từ 1,5m đến 2m so với mực nước biển. đây là khu vực phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quận, riêng đối với khu vực là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng. có độ cao trung bình 0,5 – 1m, có khả năng ngập lụt nhưng với diện tích không đáng kể. Loại này chiếm diện tích khoảng 7 – 8%.
- Loại địa hình gò đồi do cát bồi tích lâu đời. Loại này diện tích rất ít (khoảng 1 – 2% ), tập trung phí Tây đường Ngô Quyền, độ cao trung bình từ 9 – 12 m.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Quận Sơn Trà mang những đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng gió mùa duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C, trung bình năm cao nhất là 29,80C và trung bình năm thấp nhất là 22,50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,20C, trung bình tháng thấp nhất là 190C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, trung bình cao nhất là 86% và trung bình thấp nhất là 64% và thấp tuyệt đối là 18%.
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.066 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Thời gian này tổng lượng mưa chiếm 76% lượng mưa cả năm. Tháng 10 là tháng có lượng mưa cao nhất (1.329 mm, bằng 56,1 % lượng mưa trung bình cả năm).
Hướng gió
Hướng gió chính là gió mùa Đông – Bắc, tốc độ trung bình khoảng 40m/s. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. hướng gió chính là Đông – Nam với tốc độ trung bình khoảng 15 – 20 m/s.
Giờ nắng
Số giờ nắng chiếu hàng năm là 2.168 giờ, tháng 5 là tháng có số giờ nắng chiếu nhiều nhất và thấp nhất là tháng 12. Sơn Trà chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa. Gió mùa Đông – Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau. Trung bình hàng năm có khoảng 14 – 16 đợt gió mùa Đông – Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng – Sơn Trà. Gió mùa Tây – Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6 –8. Trung bình hàng năm có từ 50 – 60 ngày có gió mùa Tây – Nam. Cùng với điều kiện địa hình ven biển, khí hậu thủy văn là điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào cảng, phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, còn là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là phát triển thủy sản và các ngành kinh tế biển khác. Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khicó các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng. Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác .
3.1.1.4. Thủy văn và hải văn
Sông Hàn chảy dọc theo chiều dài của quận theo hướng Nam Bắc, có cửa sông tiếp giáp với biển nên chịu tác động của thủy triều, mực nước cao nhất là +3,45m (năm 1964), mực nước thấp nhất +0,25m.
Quận Sơn Trà có bờ biển dài bao bọc ở phía Đông và phía Bắc, có chế độ bán nhật triều lên xuống 2 lần mỗi ngày, biên độ triều dao động từ 0,69 – 0,85m, biên độ cao nhất 1,3m. Về mùa khô, mực nước ngầm xuống thấp, các nguồn nước dễ bị nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của cư dân.
3.1.1.5. Vềđất đai
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2017, quận Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên là 6.339,16 ha, trong đó: [12]
Biểu đồ 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn quận Sơn Trà
Nguồn: [12]
Đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn quận là: 2.614,87 ha chiếm 41,25% tổng diện tích tự nhiên, hầu hết là đất lâm nghiệp (rừng đặc dụng Sơn Trà, phường Thọ Quang) với diện tích 2.591,10 ha chiếm 99,04% tổng diện tích đất nông nghiệp và chiếm 40,87% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp trên toàn quận có diện tích 2.276,64 ha chiếm 35, 91% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất sử dụng có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích kinh tế và sự phát triển toàn diện cho Quận.
Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng có diện tích 1.447,65 ha chiếm 22,84% tổng diện tích đất tự nhiên.
Có thể nói, cơ cấu sử dụng đất của quận Sơn Trà tương đối hợp lý, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b. Tài nguyên nước
Quận Sơn Trà có nguồn nước suối tại bán đảo Sơn Trà phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng trử lượng thấp và bị lệ thuộc vào mùa nên việc khai thác không nhiều và không ổn định.
c. Tài nguyên rừng
Bán đảo Sơn Trà là khu rừng đặc dụng, là khu bảo tồn thiên nhiên chiếm 40,87% tổng diện tích tự nhiên nên có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Hiện nay, rừng của quận Sơn Trà đang được bảo tồn kết hợp khai thác làm du lịch cho hiệu quả kinh tế cao.
d. Tài nguyên biển, du lịch
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30km, vịnh nước sâu Đà Nẵng với các cửa ra biển như Liên Chiểu, Tiên Sa là tiền đề để xây dựng các cảng nước sâu. Có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 125km, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị được nâng lên nhiều lần bởi các bãi tắm với các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, có ý nghĩa cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Theo số liệu điều tra sơ bộ, vùng biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 60 – 70 nghìn tấn. Nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, bao gồm nhiều loài cá nổi, cá đáy có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, cá ngừ, cá nục, cá trích, cá hồng, cá phèn, cá mú… và nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm, cua, hải sâm,… Điểm đặc biệt của vùng biển Đà Nẵng là ngư trường không bó hẹp trong phạm vi của quận, của thành phố, mà được mở rộng ra các tỉnh lân cận, kéo dài đến vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Bộ. Tài nguyên biển và ven biển của Đà Nẵng sẽ là những tài nguyên tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của Sơn Trà.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, theo đúng định hướng cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch phát triển nhanh và mạnh, Cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác chuyển dịch tích cực theo hướng vươn khơi, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Giá trị sản xuất:
Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 ước đạt 5.592.000 triệu đồng, đạt 102,07% so với kế hoạch thành phố, 100% so với kế hoạch quận, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó:
a. Sản xuất công nghiệp – TTCN
Hoạt động sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 ước thực hiện 4.646.000 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch quận và thành phố, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.
b. Sản xuất nông, lâm, thủy sản
Trong năm thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, tuy có các cơn bão xuất hiện ở biển Đông nhưng nhìn chung hầu hết tàu cá đều ra khơi khai thác đạt hiệu quả. Năng lực khai thác hải sản xa bờ được nâng cao, Đội tàu cá đánh bắt xa bờ tiếp tục tăng, nâng số lượng lên 395 chiếc, trong đó có 22 chiếc công suất từ
400cv trở lên, bình quân công suất tàu thuyền tăng từ 158 cv/chiếc lên 204 cv/chiếc, góp phần tăng sản lượng khai thác chung của toàn quận. Triển khai, khuyến khích ngư dân tham gia các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định 48/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ, Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, các chương trình khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất. Thực hiện đề án giảm tàu thuyền theo quyết định 4991/QĐ-UBND, đã đề nghị thành phố xả bán 32 trường hợp và 100 lao động với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm ước thực hiện 945.532 triệu đồng, đạt 113,65% so với kế hoạch thành phố, đạt 100% so với kế hoạch quận, tăng 4,72% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác thủy sản thực hiện 24.392 tấn, tăng 2,93% so với cùng kỳ.
c. Các lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Lượng du khách đến địa bàn quận Sơn Trà tham quan du lịch, nghỉ dưỡng tăng 20% so với năm 2016, đặc biệt trong các sự kiện Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2017, tổ chức du lịch biển 2017, Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Vũ hội đường phố; làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch phát triển mạnh, nổi mạnh nhất là dịch vụ lưu trú, ăn uống và mua sắm. Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, bước đầu đã thực hiện có kết quảnhư: hỗ trợ xây dựng nhà hàng, quán ăn đạt chuẩn phục vụ; Xây dựng tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực hải sản đạt chuẩn văn minh thương mại tại đường Võ Nguyên Giáp đoạn thuộc phường Mân Thái; Phê duyệt Phương án Chợ đêm... Quan tâm đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn quận là 2.981 doanh nghiệp, trong năm 2017 đăng ký thành lập mới 714 doanh nghiệp, giải thể 97 doanh nghiệp [19].
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành vềvăn minh thương mại, giá, vệ sinh an toàn thực phẩm trong Lễ, hội và các sự kiện trên địa bàn, tăng cường hậu kiểm các cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, thuốc lá, kinh doanh có điều kiện.
Tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp các chợ, hỗ trợ tiểu thương xây dựng điểm quầy hàng văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, xây dựng 03 chợ văn minh thương mại và chợ an toàn thực phẩm. Chợ An Hải Đông được đánh giá là chợ đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện công tác đăng ký kinh doanh đúng tiến độ và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các hộ kinh doanh.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong năm ước đạt 13.234 tỷ đồng, đạt 108,55% so với kế hoạch thành phố và kế hoạch quận, tăng 28,09% so với cùng kỳ năm 2016.
3.1.2.2. Về xã hội
a. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng số dân quận Sơn Trà tại thời điểm 01/01/2017 là 162.964 người, dân số dự kiến đến 31/12/2017 là 168,766 người, dân số trung bình năm 2017 là 165,865 người. Mật độ dân số 2.604 người/km2. tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,93%.
Bảng 3.1. Phân bố dân cư quận năm 2017
Đơn vị hành chính Dân số trung bình
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Phường Thọ Quang 32.264 638
Phường Nại Hiên Đông 28062 6.500
Phường Mân Thái 18.554 16.018
Phường An Hải Bắc 33.362 10.568
Phường Phước Mỹ 19.488 10.402
Phường An Hải Tây 14.355 9.391
Phường An Hải Đông 19.781 24.241
(Nguồn: Theo niêm giám thống kê năm 2017 ) [20] b. Lao động việc làm
Lực lượng lao động toàn quận là 65.569 người, chiếm 45,30% tổng dân số, trong đó số lao động có việc làm là 62.507 người, chiếm 95,33% lực lượng lao động. Số lao động không có việc làm là 3.061 người, chiếm 4,67% lực lượng lao động. Đây là một áp lực mà UBND quận rất quan tâm nhằm giải quyết việc làm ổn định xã hội trong quá trình phát triển.
Tiếp tục triển khai giải quyết việc làm, giải quyết thoát nghèo theo theo kế hoạch thành phố giao. Tập trung thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy, tổ chức rà soát, nắm tình tình đời sống hộ nghèo để có chính sách hỗ trợ phù hợp. Vận động đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 3.871triệuđồng. Trong năm ước thoát nghèo 1.029 hộ, thoát cận nghèo 458 hộ.
Trong năm ước các thành phần kinh tế trên địa bàn tạo việc làm cho 6.542/6.400 lao động, đạt 102,22% so với kế hoạch giao. Phối hợp tổ chức kiểm tra liên ngành về
pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật công đoàn, thực hiện quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành văn hoá - xã hội và phòng chống mại dâm quận, bảo đảm hoạt động lành mạnh của các loại hình dịch vụ văn hóa như karaoke, internet, các trò chơi điện tử, các dịch vụ nhà nghỉ, du lịch trên địa bàn. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 107 đối tượng, cai nguyện tự nguyện tại địa phương 07 đối tượng.
c. Thu nhập và đời sống dân cư
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, GDP bình quân đầu người tăng từ 33,01 triệu đồng/người/năm 2011 lên 42,68 triệu đồng/người/năm 2015.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Trên địa bàn quận có 3 cảng chính:
- Cảng Tiên Sa: Tổng số chiều dài cầu bến là 897 mét. Trong đó có 2 cầu nhô (4 bến) và 01 cầu liền bờ trọng lực với độ sâu cầu bến là -11 mét (chưa kể thủy triều). Cảng có tổng diện tích bãi chứa hàng là 115.000 m2 và tổng diện tích kho chứa hàng là 20.290 m2. Là điểm cuối trên hành lang kinh tếĐông – Tây, cũng là một trong ba cảng