3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài. Việc chọn điểm nghiên cứu trong đề tài bao gồm chọn xã, chọn hộ, được tiến hành theo các bước sau:
* Chọn xã nghiên cứu: Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu yêu cầu đại diện cho hiện trạng sử dụng đất của huyện sau giao đất lâm nghiệp.
Công tác chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện được căn cứ vào các yêu cầu
sau:
- Chọn địa bàn có diện tíchđất lâm nghiệp lớn.
- Chọn địa bàn nghiên cứu 03 xã là xã Canh Thuận; xã Canh Hiển và xã Canh Hòa của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
- Chọn địa bàn có dân tộcChăm hêrroi và Bana thành phần dân tộc chủ
yếu của huyện.
- Chọn địa bàn điều tra có điều kiện kinh tế khác nhau để giúp cho việc
phân tích số liệu tìm nguyên nhân của hiệu quả quản lý, sử dụng đất khác nhau.
* Chọn hộ điều tra: Đối tượng được chọn để điều tra là các nông hộ đã được giao đất lâm nghiệp ở các xã.
Trên cơ sở đó, chọn hộ điều tra căn cứ vào dân tộc, điều kiện kinh tế, điều
kiện nguồn lực và quy mô sản xuất của nông hộ, mỗi xã chọn 30 hộ đại diện (hộ
khá, trung bình, nghèo). Tổng số 90 hộ (30 hộ đồng bào kinh + 60 hộ đồng bào
Chăm hêrroi và Bana) điều tra trên 3 xã.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp phỏng vấn nông dân, tạo cơ hội cho họ trao đổi bàn bạc đưa ra
những khó khăn, nguyện vọng, những kinh nghiệm sản xuất, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng làng, thôn.
Thông tin thu thập được chủ yếu dùng cho việc phân tích hiện trạng và
đưa ra những định hướng sử dụng đất lâm nghiệp thích hợp.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Phương pháp này sử
dụng bộ câu hỏi để điều tra nông hộ. Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thông tin
về tình hình cơ bản của hộ; thông tin về quy mô, cơ cấu đất đai; tình hình sử
dụng các loại đất trước và sau giao đất; hoạt động sản xuất trên đất lâm nghiệp
và ý kiến của nông hộ về chính sách giao đất, hiệu quả loại cây trồng hiện tại,
thu nhập sau khi được giao đất lâm nghiệp, thực trạng về lấn chiếm đất lâm
nghiệp, những khó khăn, kiến nghị... Những thông tin này được thể hiện bằng
những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ chung của nông
dân ở điểm nghiên cứu.