Thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 58 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh

* Hiện trạng về quản lý đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng

Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp năm

2015 [15] thì tổng diện tích đất có rừng của huyện là 57.126,55ha chiếm 71,39%

diện tích tự nhiên của huyện; trong đó: Rừng phòng hộ là 21.739,77ha, chiếm

38,1%, rừng sản xuất là 34.725,18ha, chiếm 60,8% và ngoài 3 loại rừng là 661,6ha, chiếm 1,16% diện tích đất có rừng.

- Rừng tự nhiên của huyện là 34.597,75ha, chiếm 60,6% diện tích đất lâm

- Rừng trồng là 22.528,80ha, chiếm 39,4% diện tích đất lâm nghiệp.

- Diện tích rừng của huyện thuộc loại rừng mưa nhiệt đới. Trước đây động

thực vật rừng rất đa dạng về chủng loại và dồi dào về hệ sinh thái. Thực vật rừng

có nhiều loại gỗ quý như: Dầu, Dổi, Chò chỉ, Xoan đào… Lâm sản phụ như: Song, Mây, Tre, Đót, Lá nón, Hạt ươi ... Ngoài ra còn có nhiều giống hoa phong lan đẹp sống cộng sinh ở khắp nơi. Động vật rừng có nhiều loại thú quý hiếm như: Nai, Mang, Trăn, Rắn, Rùa và các loại Linh trưởng … sinh sống khắp các

cánh rừng. Tuy nhiên, đến nay các loại động thực vật quý hiếm gần như không

còn do nạn khai thác rừng bừa bãi.

Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch theo các chức năng: Phòng hộ, và sản xuất, được định vị trên bản đồ và thực địa theo một hệ thống quản lý

thống nhất từ tỉnh đến từng huyện, xã, tiểu khu, đã được UBND tỉnh Bình Định

phê duyệt và công bố năm 2008. Bên cạnh đó, từ năm 2000 đến 2015, tỉnh triển

khai thực hiện chương trình về điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên

địa bàn tỉnh, theo đó số liệu diện tích, hiện trạng rừng và đất rừng được theo dõi, cập nhật và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hàng năm. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tổ

chức hệ thống quản lý rừng phù hợp.

Theo kết quả điều chỉnh, bổ sung ba loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình

Định, diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Vân Canh phân chia theo ba loại

rừng được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.8. Diện tích đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng ở huyện Vân Canh

Chức năng rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ so diện tích đất lâm nghiệp (%) Tỷ lệ số tổng diện tích tự nhiên (%) Phòng hộ 28.483,7 41,7 35,41 Sản xuất 39.825,4 58,3 49,52 Tổng cộng 68.309,1 100 84,93

Qua số liệu bảng trên cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp là 68.309,1 ha chiếm 84,93% tổng diện tích đất tự nhiên, điều này cho thấy đây là nguồn tài

nguyên đất quan trọng trên địa bàn huyện.

Đất lâm nghiệp tập trung vào 2 loại đất rừng phòng hộ 28.483,7 ha chiếm

35,4% diện tích tự nhiên và đất rừng sản xuất là 39.825,4 ha chiếm 49,5% diện

tích tự nhiên.

Tuy nhiên, vấn đề hạn chế là sự phân bố hệ thống rừng phòng hộ chưa

liên tục, liền vùng liền khoảnh và ranh giới của các loại rừng còn khó phân biệt

trên thực địa, chưa hoàn thành công tác cắm mốc phân định ranh giới.

Tình hình giao đất giao rừng ở huyện Vân Canh, Bình Định, hơn 10 năm

qua (từ năm 2005 đến 2015), trên địa bàn huyện Vân Canh đã triển khai nhiều

đề án, dựán liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có:

1) Quản lý đất lâm nghiệp:

UBND Huyện đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh để ban hành các

văn bản tăng cường công tác quản lý đất lâm nghiệp như sau:

-Báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

huyện Vân Canh giai đoạn 2005 – 2015.

-Dự án 672 của Chính phủ về đo đạc thành lập bản đồ địa chính lâm

nghiệp và giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp “Đã triển khai năm 2005 hoàn thành năm 2010 trên địa bàn huyện Vân Canh, Bình Định”

-Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2008 của UBND

tỉnh Bình Định về việc phê duyệt rà soát quy hoạch ba loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010.“Quy hoạch phân loại rừng và giao rừng cho các chủ

quản lý theo mục đích sử dụng”.

-Theo Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh

Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch 03 loại rừng trên

địa bàn tỉnh Bình Định.

-Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 -

Thuận; xã Canh Hòa; xã Canh Liên). “quy hoạch quỹ đất trồng đồi núi tróc đưa

vào trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ”

-Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

(2011-2015) huyện Vân Canh.

-Quyết định số 1144/QĐ – CTUBND ngày 17 tháng 10 năm 2011, về

việc phê duyệt phương án khoán chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ huyện Vân

Canh theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

2) Sử dụng đất lâm nghiệp

Nghiên cứu khả thi thực hiện Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) thực hiển từ năm 2005 đến 2014, đã thực hiện giao đất rừng sản

xuất cho hộ gia đình, cá nhân trên 5 xã của huyện Vân Canh (xã Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Thuận) với tổng diện tích 4.125,85ha với 1.676 hộ gia đình, cá nhân, những hộ gia đình, cá nhân được giao đất, được

vay vốn để thực hiện trồng rừng với lãi xuất ưu đãi, tập huấn chuyển giao quy

trình kỹ thuật trồng rừng.

Nghiên cứu đề tài khoa học số 173b/ĐT – WB3 ngày 04 tháng 11 năm

2013 cấp huyện, về chuyển hóa lâm phần keo lai thuần loài, nhằm mục đích

kinh doanh rừng trồng hướng đến bền vững về kinh tế và môi trường.

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) “Được triển khai từ năm 1999 đến nay. Với những chính sách hỗ trợ tích cực (hỗ trợ 100% toàn bộ giống

cây lâm nghiệp, hỗ trợ tiền xử lý thực bì và chi phí chăm sóc ban đầu, đến chu kỳ thu hoạch chủ yếu là thu hoạch cây bổ trợ như keo lai.... thì người giao đất được hưởng 80% tổng giá trị sản phẩm có được trên đất đó). Dự án 661 đã khuyến khích được người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc,

bảo vệ rừng, thực sự là một điểm nhấn cho sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh và các xã của huyện Vân Canh”.

-Thực hiện khoán chăm sóc bảo về rừng tự nhiên phòng hộ huyện Vân

Canh theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, đã khoán được tổng diện tích 20.926,0ha: Trong đó khoán cho 01 tổ chức với diện tích 806,0ha, cho 02 cộng

đồng (Ban quản lý làng) với diện tích 128,0ha và cho 1.687 hộ gia đình với diện tích 18.169,9ha, trước đây khoán với đơn giá 200.000đồng/ha, hiện nay theo quy định mới tại Nghị định số 75/2015/NĐ – CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 thì đơn

giá khoán 400.000đồng/ha. Góp phần giải quyết công việc làm tăng thu nhập,

nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc miền núi, thực hiện bảo vệ rừng hiệu

quả hơn ngăn chăn được việc xâm hại đến rừng, nâng cao hiệu quả công tác bảo

vệ rừng.

Nhìn chung, các đề tài, dự án về lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu

của người dân, khuyến khích được người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, tăng cao thu nhập cho người dân, qua đó tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của các xã trên địa bàn huyện Vân Canh. Tuy nhiên thì hàm lượng khoa học kỹ thuật được đưa vào lĩnh vực lâm nghiệp còn rất

khiêm tốn.

Hiện nay các xã của huyện Vân Canh đang quản lý 69.400,95 ha đất lâm

nghiệp, chiếm 86,72% tổng diện tích tự nhiên của huyện Vân Canh và chiếm

94,53% tổng diện tích đất nông nghiệp.Đất rừng sản xuất 41.525,54 ha chiếm tỷ

lệ 59,83% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó: Đất có rừng với diện tích

34.725,18 ha, đất chưa có rừng với diện tích 6.800,36 ha. Đất rừng phòng hộ

27.875,40 ha chiếm tỷ lệ 40,47% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó: đất có

rừng phòng hộ 21.739,77 ha và đất chưa có rừng: 6.135,63 ha (đất chưa có rừng

quy hoạch chức năng phòng hộ).

Từ khi chính quyền giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp cho tới nay, chưa có dự án nghiên cứu nào về tác động, ảnh hưởng của công tác giao đất lâm nghiệp tới sản xuất kinh doanh

của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã của huyện Vân Canh.

Do đó tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình đã thực

hiện trên đất lâm nghiệp trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị thiết thực nhằm

mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất các xã trên địa bàn huyện Vân Canh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)