3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định rất có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế của cả huyện.
Với những luận cứ về phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
huyện những năm tới, quan điểm, định hướng và những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
1. Giải pháp về chính sách và quy hoạch đất lâm nghiệp
Chính sách đất đai có vị trí ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý sử
dụng bền vững đất đai, tài nguyên rừng. Việc thực hiện chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của người dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, một chính sách đất đai không phù hợp sẽ là một tác động
rất lớn phá vỡ di những giá trị trên là cho đất đai bị thoái hoá, tài nguyên rừng bị
suy kiệt,...Vì vậy các giải pháp chính sách cần tập trung vào các vấn đề chính sau đây:
- Tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp cho các chủ rừng. Xác
định rõ quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đất và người được giao đất trên cơ sở luật đất đai và các chính sách khác liên quan đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng.
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch lại 3 loại rừng một cách hợp lý nhằm giao thêm đất Lâm nghiệp cho các hộ trong cộng đồng còn thiếu đất (< 1 ha), lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Giải quyết
dứt điểm các tranh chấp về đất lâm nghiệp.
2. Giải pháp về vốn đầu tư
Trong những năm vừa qua đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến chính sách đầu tư tín dụng cho các hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực trong đó có ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện vẫn còn nhiều bất cập. Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành
động lực thúc đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng
yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất.
- Cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và phù hợp với đặc điểm sản
xuất lâm nghiệp. Dự án 661 quy định dùng vốn ngân sách để trả công khoán bảo
vệ rừng không quá 5 năm, sau 5 năm người nhận khoán được hưởng lợi từ rừng
theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa
tiếp cận được chính sách này.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với những hộ nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn để đảm
bảo cho người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp đồng thời khai
thác triệt để các nguồn vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển sản
xuất.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng như giảm lãi suất cho vay trồng
rừng nguyên liệu từ 0 -5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay
và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Khuyến khích người dân tham gia nghiên cứu nhằm khai thác triệt để
kiến thức bản địa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là áp dụng các mô hình công nghệ sinh học hiện đại, ưu tiên cho đầu tư sử dụng các loại giống mới
nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất và chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh
với các sản phẩm khác trên thị trường.
- Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp để xây dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp
nhằm phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng đồng thời khai thác tiềm năng đất đai trên quan điểm sử dụng bền vững, lâu dài. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khuyến khích đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.
4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
- Hoàn chỉnh chính sách thị trường tiêu thụ nông lâm sản thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông thoáng, giảm bớt những thủ tục phiền hà...Thực hiện
các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu như liên doanh, liên kết ...tạo điều
kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm sản.
- Phát triển hệ thống thông tin dự báo trên thị trường, tích cực khai thông
các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế và tín dụng cho các cá nhân, đơn vị sản xuất rừng trồng. Thành lập các dịch vụ tư vấn để cung cấp những kiến thức về thị trường, vốn đầu tư cũng như về kỹ thuật giúp người dân trồng rừng nâng cao thu nhập từ nghề rừng.
- Quy hoạch vùng trồng rừng tập trung gắn liền với chế biến sản phẩm rừng trồng và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện thị trường Trung Quốc gặp khó khăn.
5. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Tăng cường vai trò của BQLRPH và các hộ gia đình được giao đất giao rừng nhằm tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên
rừng để bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi
nhận thức của con người đối với công tác phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR) trên diện tích rừng được giao nhằm bảo về tốt các vấn đề về môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính.
- Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh tăng cường công tác giám sát việc đốt các sản phẩm sau khaithác, trước khi trồng mới rừng theo đúng quy định nhằm hạn chế thấp nhất việc đốt và cháy rừng.
- Phòng Nông nghiệp PTNT tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về kỹ thuật trồng (mật độ, trong xen giai đoạn đầu…) và khai thác
sản phẩm rừng trồng (tránh khai thác trắng…) nhằm hạn chế tối đa việc xói mòn đất.
Trên đây là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất đất lâm nghiệp sau khi giao đất như chính sách đất đai, biện pháp tổ chức thực hiện và giám sát, áp dụng khoa học công nghệ, cơ chề thị trường và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Tuy nhiên trước mắt cần tập trung giải pháp rà soát việc quy hoạch 03 loại rừng của các nông lâm trường quốc doanh trên địa bàn huyện một cách hợp lý nhăm bổ sung thêm đất trồng rừng cho các hộ gia đình còn thiếu đất lâm nghiệp (< 1 ha) nhằm góp phần xoái đói giảm nghèo và hạn chế trách chấp đất đai giữa các hộ dân và các tổ chức nông lâm trường trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ