Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 73 - 76)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình giao đất lâm nghiệp thường sử

dụng phương pháp phân tích chi phí và thu nhập viết tắt là là CBA (Cost Benefit

Analysis). Qua điều tra thực tế, ứng với mỗi tiểu vùng sinh thái, đều có các mô

hình trồng cây lâm nghiệp đặc trưng. Tại địa bàn nghiên cứu với một số mô hình

canh tác như: Mô hình trồng cây nông lâm kết hợp, mô hình trồng rừng thuần

loài,…kết hợp với giá cả, vật tư và nhân công tại thời điểm nghiên cứu kết quả như sau:

1) Mô hình trồng Keo lá tràm thuần loài

Mô hình trồng keo lá tràm ngoài mục đích trồng làm nguyên liệu giấy,

bao bì, thì nó còn dung trong gỗ da dụng. Đây là một dạng đem lại thu nhập cao cho người dân nếu có sự đầu tư và thời gian lớn hơn.

Trên địa bàn xã Canh Thuận, có một số hộ đã sử dụng mô hình này với

tổng diện tích toàn xã trồng là 6,5 ha, với mật độ trồng 1660 cây/ ha. Đây là mô hình mà chu kì kinh doanh kéo dài từ 8 – 10 năm, tùy theo điều kiện đất đai. Trong đó, sản phẩm phục vụ nguyên liệu giấy được khai thác và bán sau thời

gian 6 – 7 năm.

Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng Keo lá tràm với

Bảng 3.15. Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng Keo lá tràm Hạng mục Đơn vị tính Giá trị Diện tích ha 6,5 Tổng chi phí 1.000đ 8.276.000 Tổng thu nhập 1.000đ 39.900.000 NPV 1.000đ 15.873.000 BCR 3,17 IRR % 28,1%

Qua kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế như: Tổng chi phí, tổng thu nhập, NPV, IRR… ở bảng trên cho ta thấy: Với quy mô diện tích trồng keo lá

tràm là 6,5 ha, chu kì kinh doanh 8 năm thì cây Keo lá tràm mang lại hiệu quả

kinh tế tương đối cao, lợi nhuận đạt được trong cả chu kì kinh doanh đầu (NPV)

là 15.873 triệu đồng.

2) Mô hình Keo lai giâm hom

Keo lai giâm hom là cây giống sinh dưỡng được tuyển chọn từ những

dòng có năng suất cao có nguồn gốc là sự kết hợp trong tự nhiên giữa 2 loài: Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) và keo tai tượng (Acacia mangium ). Là

loài cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn.

Trên địa bàn xã Canh Hiển thì cây Keo lai giâm hom được trồng với mật độ 1.660 cây/ ha. Nguồn giống ở đây chủ yếu là được hỗ trợ từ dự án ADB, tuy nhiên bên cạnh đó có một vài hộ gia đình phải bổ sung thêm nguồn giống trong

quá trình trồng rừng khi mật độ rừng được nâng cao lên. Qua quá trình điều tra

hiện trường thì diện tích trồng theo mô hình này khoảng 7ha. Thiết kế trồng

rừng với cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây là 2m.

Tương tự phân tích đánh giá trên, đối với mô hình Keo lai giâm hom qua kết quả tính toán các chỉ tiêu về kinh tế của mô hình này tại xã Canh Hiển, ta thấy rằng các chỉ tiêu kinh tế khá cao.

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Keo lai giâm hom Hạng mục Đơn vị tính Giá trị Diện tích ha 7,0 Tổng chi phí 1.000d 9.696 Tổng thu nhập 1.000đ 4.9375 NPV 1.000đ 20.055 BCR 3,32 IRR % 28,7%

Qua bảng trên ta thấy với quy mô trồng là 7,0 ha, giá trị hiện tại của lợi

nhuận đạt được trong cả chu kì kinh doanh (NPV) là 20.055, và chỉ số IRR là 28,7%. Điều này có thể cho thấy rằng có sự sai khác rất lớn trong việc thu nhập

của các mô hình trên. Mặt khác Keo lai giâm hom là loài cây có tốc độ sinh

trưởng nhanh, cho năng suất cao, ngoài ra người dân ở đây có được đầu tư vốn

từ dự án ADB nên ngoài việ hỗ trợ nguồn vốn còn có được sự tư vấn về kĩ thuật,

cũng như hoạt động thâm canh. Nên với chu kì kinh doanh trên, mô hình Keo lai giâm hom mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con trong vùng.

3) Mô hình Keo tai tượng

Được đánh giá là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu, lại có giá trị

kinh tế cao, trồng Keo tai tượng đã trở thành phong trào rộng lớn của người dân có đất rừng nơi đây. Quá trình trồng thử nghiệm cũng cho thấy, keo tai tượng có

khả năng cải tạo đất rất tốt, đồng thời sinh trưởng, phát triển nhanh, dễ chăm

sóc, chu kỳ kinh doanh ngắn (chu kỳ 15 năm, 7 năm sau khi trồng có thể thu

hoạch). Sản phẩm gỗ từ keo tai tượng được dùng chủ yếu cho công nghiệp giấy, ván dăm, đồ gỗ xây dựng và đồ gỗ mỹ nghệ. Một ưu điểm nữa rất đáng chú ý,

rừng keo tai tượng khó bị cháy hơn các loại rừng cây khác, điều này có ý nghĩa

quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Trên địa bàn xã Canh Hòa diện tích trồng Keo tai tượng khoảng 7 ha, mật độ 1.650 cây/ha; thiết kế theo kích thước:

3mx2m ( hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m) để sau này dễ cơ giới hóa trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng.

Nhờ được hỗ trợ cây giống, vốn, phân bón và kỹ thuật gieo trồng từ dự án

Việt Đức nhân dân có rừng trong xã Canh Hòa đã mạnh dạn phá bỏ những cây

tạp kém hiệu quả, thay thế bằng Keo tai tượng.

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Keo tai tượng

Hạng mục Đơn vị tính Giá trị Diện tích ha 7,0 Tổng chi phí 1.000đ 8.894 Tổng thu nhập 1.000đ 4.1400 NPV 1.000đ 16.163 BCR 3,05 IRR % 27%

Qua kết quả tính toán các chỉ tiêu về kinh tế ta thấy rằng tất cả các chỉ tiêu về kinh tế của mô hình trồng Keo tai tượng tương đối cao, giá trị hiện tại của lợi

nhuận đạt được trong cả chu kì kinh doanh (NPV) chỉ đạt 16.163 và chỉ số IRR là 27%, BCR là 3,05%. Điều này cho thấy sự đầu tư vốn, tư vấn về kĩ thuật của

các dự án là cần thiết để đẩy mạnh hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng. Mặt khác do điều kiện lập địa ở đây thuận lợi, xã Canh Hòa gần với khu vực thu mua

sản phẩm nên các hộ gia đình có thể tự tổ chức thu hoạch và giao bán tại công ty

thu mua nhằm tận dụng nguồn lao động cũng như thu nhập của hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)