Những vấn đề cần giải quyết trong công tác giao đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Những vấn đề cần giải quyết trong công tác giao đất lâm nghiệp

1) Tính trạng tích tụ đất đai trong sử dụng đất lâm nghiệp

Tích tụ đất đai trong sản xuất nông, lâm nghiệp là một yêu cầu khách

quan và mang tính chất tự nhiên của nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá,

đây thực chất là quá trình phân công lại lao động ở khu vực nông thôn thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi giao đất cùng với sự vận động

xuất hiện một cách tự nhiên, bột phát... Do vậy, Nhà nước cần có chính sách hạn điền phù hợp với từng vùng nhằm khuyến khích quá trình tích tụ đất đai thông

qua quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê để phát triển nhanh các mô

hình trang trại nông lâm kết hợp. Đây là hậu quả của việc tái nghèo.

2) Hộ gia đình, cá nhân sống gần rừng không có đất lâm nghiệp sản xuất

Chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình, cá nhân đã cơ bản giúp

cho họ có đất để sản xuất. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình phát sinh mới sau khi giao đất, hoặc một số hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ cho các mục đích sử

dụng khác lại không có đất để sản xuất. Trong khi đó quỹ đất lâm nghiệp của các địa phương đã giao hoặc cho thuê sử dụng hết. Từ đó đã gây ra một số khó khăn cho các hộ gia đình này. Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhằm

giải quyết đất đai hoặc có cơ chế hỗ trợ phù hợp, để giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình này đảm bảo cuộc sống bình thường.

3) Hoàn thành kế hoạch giao đất, lập quy hoạch sử dụng sau khi giao đất

Đối với đất lâm nghiệp nên khẳng định thời gian hoàn thành để người dân

yên tâm sản xuất, tránh tình trạng hộ gia đình, các nhân không có đất sản xuất

dẫn tới việc xâm lấm, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trái quy định của nhà nước. Để làm được điều này chính quyền các cấp, đặc biệt cấp huyện cần tiến hành giao đất, giao rừng phù hợp với quy hoạch, khả năng đầu tư sản xuất của Nhà nước và nhân dân trong xây dựng và phát triển. Không nên quy định máy

móc thời gian hoàn thành giao đất, giao rừng mà không căn cứ vào nguồn lực

và tiềm năng sẵn có, hạn hẹp của địa phương, đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng công tác giao đất lâm nghiệp.

Các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác quy hoạch để định hướng

cho nhân dân sản xuất, phù hợp với yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đối với diện tích đất hoang, đất đồi trọc khó giao hiện tại không có người quản lý sử dụng, Nhà nước có thể cho phép các tổ chức, hộ gia đình cá

nhân đầu tư khai phá, họ không chỉ có quyền sử dụng mà có quyền mua bán,

4) Tổ chức kiểm tra và đánh giá sau khi giao đất lâm nghiệp

Sau khi giao đất, giao rừng công tác cấp GCNQSDĐ cần hoàn thiện hơn để tạo điều kiện cho nông dân yên tâm và đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó cần kiểm

tra đánh giá tình hình sử dụng đất của người nông dân, qua đó biết được ý kiến

của họ nhằm đánh giá tình hình sử dụng đất chính xác.

5) Các vấn đề khác

Nhà nước cần quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện đặc biệt là các khu công nghiệp chế biến tinh, bao tiêu sản phẩm từ chế biến lâm sản làm tăng giá trị hàng hóa. Nhà nước cùng nhân dân đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường xá để phục vụ tốt cho việc phát triển

sản xuất từ đất lâm nghiệp lâu nay đang gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)