3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tình hình kinh tế
Nguồn thu nhập chính của người dân các xã của huyện Vân Canh vẫn từ
các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, những yếu tố có ảnh hưởng đến mức
thu nhập của hộ gia đình là vốn đầu tư, quy mô sản xuất, loại cây trồng, kỹ thuật
canh tác, vật tư, sản phẩm nông nghiệp và tình hình thị trường tiêu thụ. Năm
2015 bình quân lương thực trong khu vực các xã của huyện là 303,10
kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,40 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi chiếm 77,14%, tiểu
thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 11,29% và thương mại -dịch vụ
Bảng 3.3. Tình hình thu nhập của các xã của huyện Vân Canh năm 2017
TT Xã
Bình quân lương thực
(kg/người/năm)
Bình quânthu nhập
(triệu đồng/người/năm)
1 Xã Canh Vinh 437.3 23.500.000 2 Xã Canh Hiển 386,0 21.600.000 3 Xã Canh Hiệp 236,0 10.400.000 4 TT Vân Canh 448,0 23.600.000 5 Xã Canh Thuận 204,2 10.700.000 6 Xã Canh Hòa 209,0 10.200.000 7 Xã Canh Liên 201,0 7.800.000 Bình quân 301,1 15.400.000
(Nguồn: UBND các xã và Chi Cục Thống kê huyện - năm 2017)
Với mức thu nhập trên chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình được từ 9 – 10 tháng, phần thiếu hụt phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi và thu hái lâm sản và săn bắt chim thú…trái phép từ những khu vực rừng tự nhiên của các
Công ty lâm nghiệp quản lý, Ban Quản lý rừng phòng hộ và tài nguyên rừng trên
địa bàn huyện hay một số huyện ngoài tỉnh để đảm bảo đời sống cho gia đình, những hoạt động này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trong khu vực và ổn định đời sống.
Mức thu nhập giữa các hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số của các
xã trên địa bàn huyện không có sự chênh lệch lớn, nguồn thu nhập chủ yếu là sống nhờ vào sản xuất lâm nghiệp, canh tác nương rẫy, săn bắn, đánh bắt và
chăn nuôi bán tự nhiên. Các hộ có kinh tế khá chủ yếu tập trung vào các hộ dân
tộc Kinh, do biết lối làm ăn và có thêm nguồn thu từ các ngành nghề dịch vụ khác như: dịch vụ sửa chữa xe máy, bán xăng dầu, ăn uống, buôn bán tạp hóa và vậttư nông nghiệp,....
Theo kết quả điều tra cho thấy, các xã trên địa bàn huyện thuộc diện đặc
biệt khó khăn nằm trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30A của Chính phủ. So với tiêu chí phân loại hộ
nghèo khu vực nông thôn miền núi có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống thì tổng số hộ nghèo năm 2014 là 3.305 hộ, chiếm
42,56% tổng số hộ trong huyện (giảm 3,40% so với năm 2013); Số hộ cận nghèo là 1.341 chiếm 17.80% tổng số hộ (giảm 1,57% so với năm 2013).
Bảng 3.4. Số hộ nghèo và cận nghèo tại các xã của huyện năm 2016
TT Xã Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Xã Canh Vinh 1.361 545 21,52 816 9,37 2 Xã Canh Hiển 410 275 33,83 135 17,19 3 Xã Canh Hiệp 780 476 78,16 304 13,94 4 TT Vân Canh 1.220 666 36,92 554 31,80 5 Xã Canh Thuận 748 515 58,52 233 27,87 6 Xã Canh Hòa 383 346 68,24 37 7,43 7 Xã Canh Liên 730 482 77,62 248 11,19 Vân Canh 5.632 3.305 42,56 1.341 17,80
(Nguồn: Phòng Lao động TB và XH huyện)
Địa bàn huyện Vân Canh chủ yếu là thuần nông, khó khăn về kinh tế, nhưng thời gian qua, nền kinh tế của các xã có sự chuyển dịch đúng hướng theo
xu thế phát triển chung của huyện và tỉnh, đó là ngành nông lâm thủy sản có xu hướng giảm dần, nhưng ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng đáng kể, góp phần
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 11,29%; Ngành Thương mại - dịch vụ
chiếm 11,57%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các xã năm 2015 đạt 9,13%, tăng
0,58% so với năm 2014 Cụ thể các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được thể hiện trong
bảng 3.4.
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản năm 2016
TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Khối lượng thực hiện
1 Tăng trưởng kinh tế % 9,13
2
Cơ cấu kinh tế % 100,00
Nông, lâm, ngư nghiệp % 74,14
Công nghiệp và TTCN % 11,29
Thương mại - dịch vụ % 11,57
3
Sản lượng lương thực có hạt Tấn 7.616,0
Bình quân đầu người Kg/người/năm 303,10
Tổng đàn gia súc Con 25.506
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,30
(Nguồn: Số liệu Chi cục Thống kê huyện Vân Canh)
Tuy nhiên việc phát triển các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo kế hoạch chung
của tỉnh vẫn không đạt được chủ yếu là do các nguyên nhân chính sau:
- Về khách quan: Do các xã vùng cao của huyện có xuất phát điểm nền
kinh tế quá thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa phát triển đồng bộ; chưa có
các ngành mũi nhọn để làm đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Thiên tai
thường xảy ra, thời tiết khắc nghiệt, lũ quét, hạn hán kéo dài đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế mà đặc trưng của nó chủ yếu là sản
- Về chủ quan: Trình độ, năng lực của một số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, trong chỉ đạo điều hành có mặt còn lúng túng, thiếu kiên quyết, thiếu các giải pháp đồng bộ, tích cực, hiệu quả. Một bộ
phận không nhỏ cán bộ đảng viên và nhân dân chưa khắc phục được tính bảo thủ
trì trệ, trông chờ ỷ lại sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước; chưa khai thác và phát huy
mạnh mẽ yếu tố nội lực để phát triển kinh tế - xã hội.
b. Dân tộc
Hầu hết các dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Định có mặt và sinh sống trên
địa bàn các xã của huyện Vân Canh. Ngoài người Kinh chiếm 36,20% tổng dân
số của huyện, huyện Vân Canh còn có 2 dân tộc thiểu số chính là dân tộc Chăm
hêroi (chiếm 36,50%) và dân tộc Bana (24,30%). Các dân tộc này thường phân
bố tập trung thành từng bản riêng rẽ, hoặc đôi khi sống xen kẽ nhau trong cùng một làng, thôn ven các sông suối và các các thung lũng có suối trên địa bàn huyện.
- Người Kinh sống hầu hết trên địa bàn huyện Vân Canh, nhưng tập trung
chủ yếu ở các xã vùng thấp có điều kiện canh tác lúa nước và hoa màu khác
như: xã Canh Vinh, Canh Hiển, Thị trấn Vân Canh. Ngoài ra, người Kinh còn sống rải rác trên địa bàn các xã của huyện Vân Canh.
- Người Chăm hêroi và Bana sinh sống tập trung nhiều nhất ở các xã như:
Canh Hiệp; Canh Hòa; Thị trấn Vân Canh.
Các dân tộc đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân..., nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá như: phong tục canh tác, tôn giáo tín ngưỡng, ngôn ngữ, trang phục, sinh hoạt văn hóa dân gian, v.v.... Những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc cần được
gìn giữ, phát huy để tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc trong khu
vực. Đó là những giá trị văn hoá phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân
văn có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái nhân văn đang được du khách ưa chuộng.
c. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2016 khu vực các xã của huyện Vân Canh có 25.124 người/15.877 hộ gia đình, tỷ lệ tăng dân số là 1,35% so với năm 2013. Trong đó 99,41% sống ở khu vực nông thôn và 9,59% ở khu vực thành thị.
Bảng 3.6. Dân số, diện tích, mật độ dân số các xã của huyện năm 2016 TT Xã Dân số (người) Diện tích tự nhiên (ha) Mật độ dân số (người/ km2) Vân Canh 25.124 80.020,84 31,3 1 Xã Canh Vinh 8.105 9.987 81,0 2 Xã Canh Hiển 2.567 3.689 69,3 3 Xã Canh Hiệp 1.950 12.503 15,6 4 TT Vân Canh 5.906 2.031 289,9 5 Xã Canh Thuận 2.736 8.251 33,1 6 Xã Canh Hòa 1756 5248 33,3 7 Xã Canh Liên 2104 38.312 5,5
(Nguồn: Niêm giám thống kê của huyện)
Mật độ dân số trung bình của các xã trên địa bàn huyện Vân Canh thấp (31,3 người/km2), nhưng phân bố dân số giữa các xã rất không đồng đều. Xã có mật độ dân số cao hơn TT Vân Canh 289,9 người/km2, xã Canh Vinh 81,0
người/km2, xã Canh Hiển 69,3 người/km2, trái lại một số xã có mật độ dân số rất
thấp như: Canh Liên 5,5 người/km2, xã Canh Hiệp 15,6 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm có xu hướng giảm theo các năm,
thành quả này đạt được phần lớn nhờ sự hoạt động tích cực của mạng lưới dân
số - kế hoạch hoá gia đình. Đa số dân cư thường phân bố các thung lũng bằng
phẳng và gần đất canh tác. Trong giai đoạn tới cần sắp xếp, bố trí lại dân cư và
phân bố lại lực lượng sản xuất trên địa bàn, để khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
d. Cơ cấu lao động
Theo thống kê năm 2016, số người trong độ tuổi lao động của các xã trên
lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa
tuổi trẻ chiếm tỉ lệ rất cao (trên 75% dân số là lứa tuổi dưới 35). Tuy nhiên trong
độ tuổi lao động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế,
số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.
Bảng 3.7. Lao động và cơ cấu lao động các xã của huyện năm 2016
TT Xã
Số
lao động
Cơ cấu lao động phân theo ngành KT (%) Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp & TTCN Dịch vụ - thương mại Tổng 15.024 68,85 11,01 20,14 1 Xã Canh Vinh 4.747 50 25 25 2 Xã Canh Hiển 1.720 69 12 19 3 Xã Canh Hiệp 1.188 82 5 13 4 TT Vân Canh 3.233 25 24 51 5 Xã Canh Thuận 1.679 83 6 11 6 Xã Canh Hòa 1.140 82 4 14 7 Xã Canh Liên 1.317 91 1 8
(Nguồn: Niêm giám thống kê của huyện)
Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm 68,85%, còn lại lao động tham gia vào các ngành kinh tế khác chiếm 31,15% so với tổng số lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng
hợp lý, lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 15 đến 23% số lao động hiện có,
thời gian sử dụng lao động thấp (84%). Những ngày nông nhàn, lực lượng lao động sẽ dư thừa, nguồn nhân lực này một phần do không có nghề phụ, mặt khác
không thể tránh khỏi là số lao động dư thừa rời địa phương đi kiếm việc làm để mưu sinh, không ngoại trừ vào khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên của
huyện.
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là năng xuất lao động thấp, khi hết mùa vụ
thời gian nhàn rỗi lớn nhưng chưa tận dụng hết bằng việc tạo ra cơ hội việc làm
cho lao động đối với thời gian nay. Người dân cũng không có xu hướng đi làm thuê tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Hiện nay ở các xã của huyện, lớp thanh
niên trẻ (ở độ tuổi 14 – 15), khỏe mạnh đang có xu thế đi ngoài tỉnh tìm kiếm
việc làm. Tuy nhiên, lớp thanh niên hầu hết chưa kết thúc giáo dục cấp trung
học, nên cơ hội của họ tại “thị trường lao động” khá hạn chế, mức thu nhập thấp. Để giải quyết vấn đề tạo việc làm và thu hút nguồn lao động dư thừa trong
huyện cho người lao động, trung tâm dạy nghề tại của huyện hoặc của tỉnh đóng một vai trò rất quan trọng. Bằng việc tạo việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm, nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động. Tuy nhiên số lượng lao động được tạo việc làm chủ yếu chỉ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và dịch vụ thương
mại, còn lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống vốn là thế mạnh
của các xã trong huyện thì chưa được quan tâm đúng mức và hoạt động rất manh
mún.
Bên cạnh đó các dự án hỗ trợ tạo việc làm cho người dân của huyện và tạo
ra các mô hình nhỏ cho các hộ gia đình thông qua các đề án, dự án như:
- Dự án khuyến lâm triển khai trong năm 2013 “Đề án cung ứng dịch vụ
khuyến lâm giai đoạn 2013 – 2014” cho 05 xã tham gia dự án là xã Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận và Canh Hòa thuộc huyện Vân Canh, tỉnh
Bình Định.
- Dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng “Được triển khai từ năm 1999 với
những chính sách hỗ trợ tích cực (hỗ trợ 100% toàn bộ giống cây lâm nghiệp
keo lai, hỗ trợ tiền phát thực bì và chi phí chăm sóc ban đầu). Dự án 661 đã khuyến khích được người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc,
bảo vệ rừng, thực sự là đem lại nhiều hiệu quả cho sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh
-Dự án Vườn rừng (2003 - 2006) mô phỏng cấu trúc tầng tán, loài cây theo rừng tự nhiên bằng cách trồng thay thế cây phi mục đích bằng cây có mục đích để hướng đến sản xuất nông lâm nghiệp bền vững”.
Nhìn chung, dự án về lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu của người
dân, khuyến khích được người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cao thu nhập cho người dân, qua đó tác động tích cực đến đời
sống kinh tế - xã hội của các xã của huyện. Tuy nhiên thì hàm lượng khoa học
kỹ thuật được đưa vào lĩnh vực lâm nghiệp còn rất khiêm tốn.
Hiện nay các xã của huyện Vân Canh có 69.400,95 ha đất lâm nghiệp,
chiếm 86,72% tổng diện tích tự nhiên của huyện Vân Canh và chiếm 94,53%
tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất rừng sản xuất 41.525,54 ha chiếm tỷ lệ
59,83% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó: Đất có rừng với diện tích
34.725,18 ha, đất chưa có rừng với diện tích 6.800,36 ha; đất rừng phòng hộ
27.875,40 ha chiếm tỷ lệ 40,47% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó: đất có
rừng phòng hộ 21.739,77 havà đất chưa có rừng: 6.135,63 ha (đất chưa có rừng
quy hoạch chức năng phòng hộ).
Từ khi chính quyền giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp cho tới nay, chưa có dự án nghiên cứu
nào về tác động, ảnh hưởng của công tác giao đất lâm nghiệp tới sản xuất kinh
doanh của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã của huyện Vân Canh. Do đó
tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình đã thực hiện trên đất
lâm nghiệp trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị thiết thực nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả sử dụng đất các xã trên địa bàn huyện Vân Canh, cũng như
tỉnh Bình Định là hoàn toàn mới và có tính khả thi cao.