3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.1. Các mô hình trồng rừng trên địa bàn huyện Vân Canh
Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp điều tra, phần lớn rừng trồng ở các xã
điều tra của huyện trồng ba loại cây chính là Keo lai hom, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Nguyên nhân chính là do nhu cầu lớn về thị trường gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ dăm để làm giấy, đồng thời cây Keo phù hợp với điều kiện đất đai
và khí hậu tại khu vực, có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc và mang lại lợi
nhuận khá cao, do vậy, đã thu hút người dân quan tâm gây trồng.
Hiện nay chính sách giao đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân đã tạo ra sự
biến đổi sâu sắc về quan hệ sản xuất ở nông thôn. Các hộ nông dân hoàn toàn tự chủ
sản xuất trên diện tích đất được giao. Vai trò quản lý, điều tiết của các cấp, các ngành
và cơ sở được thực hiện thông qua định hướng, hướng dẫn và thoả thuận về cung cấp
giống, nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật…ngày càng nâng cao.
Qua điều tra cho thấy, quy mô diện tích đất lâm nghiệp phù hợp với lao động cũng như thu nhập của hộ. Tuy nhiên, việc sử dụng đất chưa đạt hiệu quả do chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp canh tác thích hợp, chưa áp dụng đúng
tiến bộ KHKT chủ yếu làm tự phát dựa theo kinh nghiệm nên năng suất và sản lượng thấp chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống. Hộ nghèo vẫn còn cao đối
với những xã vùng miền núi.
Thông qua quá trình tìm hiểu tại các cơ quan chức năng về lâm nghiệp, cũng như khảo sát tại hiện trường thì diện tích đất được giao không chỉ phục vụ công tác
trồng rừng mà còn được canh tác bởi những mục đích khác nhau, tùy thuộc vào đất đai cũng như nhu cầu thực tế. Dựa vào cơ cấu các loại cây trồng được canh tác trên
các lô đất khácnhau, trên địa bàn huyện Vân Canh tồn tại các mô hình sau:
Bảng 3.14. Một số mô hình trồng rừng trên đất lâm nghiệp được giao
Mô hình
Phần trăm số hộ tham gia mô hình (%)
Canh Thuận Canh Hiển Canh Hòa
Keo lá tràm 23,65 26,35 20,00
Keo tai tượng 46,75 42,75 49,50
Keo lai giâm hom 53,35 60,00 56,65
Qua bảng trên ta thấy các loài cây Lâm nghiệp chủ yếu được trồng ở 3 xã
điểm nghiên cứu là các loài Keo, trong đó số hộ tham gia trồng Keo giâm hom tại
các xã là lớn nhất chiếm từ 53- 60 %. Bởi vì là loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất rừng trồng cao, thu lại lợi nhuận lớn và có khả năng tiếp tục
mở rộng diện tích trồng trong những năm tới vì nguồn giống còn nhiều. Ngược lại
mô hình trồng keo lá tràm thì giảm rõ rệt chiếm khoảng 20-26% số hộ tại 3 xã điểm
nghiên cứu. Các hộ trồng keo tai tượng chiếm 42-49%. Điều đáng lưu ý là các hộ được giao đất trồng rừng trên địa bàn huyện Vân Canh đã đi đến phương thức Nông
Lâm kết hợp ở giai đoạn đầu của trồng rừng từ 50-55% số hộ đã biết trồng Keo xen
sắn 1,5 năm đầu của rừng trồng