3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.1. Những vấn đề tồn tại trong quản lý đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp do nhà nước quản lý (các nông lâm trường, ban quản lý, vườn quốc gia, khu bảo tồn...) thì đã được quản lý tốt trong nhiều năm qua. Tuy
còn nhiều khó khăn, vì vậy giao đất, giao rừng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về quản lý đất lâm nghiệp, nhằm gắn đất đai, tài nguyên rừng với người sử dụng đất.
Thực tế cho thấy, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại cả
về phía cơ quan quản lý Nhà nước và cả phía người được nhận đất. Qua điều tra
phỏng vấn trực tiếp chuyên viên, cán bộ địa chính tại địa phương và 90 hộ gia đình ở 3 xã điểm nghiên cứu đã cho thấy những tồn sau:
1) Về chính quyền cấp tỉnh
- Công tác giao đất, giao rừng thực hiện trong thời kỳ còn nhiều bất cập, qua điều tra, thu thập số liệu cho thấy có 35,33% hộ gia đình trả lời họ chưa nắm
rõ cụ thể vị trí thửa đất của nhà mình trên bản đồ, việc giao đất, giao rừng chỉ
dừng lại ở việc xác định vị trí, diện tích thửa đất, khu rừng của họ ngoài thực địa, vì vậy hộ gia đình không nắm được ranh giới rõ ràng trên thực địa đối với
diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao.
Nguyên nhân của vấn đề này là do trong quá trình giao đất, giao rừng
công tác trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu thửa đất giáp ranh; chưa thực hiện
tốt công tác tuyên truyền, đưa người dân tham gia vào công tác giao đất giao
rừng, đặc biệt là việc xác định ranh giới ngoài thực địa.
- Công tác giao đất giao rừng qua các thời kỳ được thực hiện khác nhau,
không theo một hệ thống và nhất quán, thiếu hồ sơ lưu trữ, giữa các cơ quan ban
ngành (Sở Tài nguyên và môi trường, Sở NN&PTNT) chưa thống nhất về số
liệu giao đất gắn với giao rừng.
2) Về chính quyền cấp huyện
- Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân không tập trung, manh
mún; việc chuyển đổi đất cho nhau để tiện canh, tiện cư gặp nhiều khó khăn.
- Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình sản xuất thì công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách tổ chức sản xuất, chọn
cây trồng thích hợp chưa kịp thời và thường xuyên. Vì vậy thời gian đầu người
dân lựa chọn hình thức sản xuất chưa được tốt nên hiệu quả sản xuất rất thấp, đất đai bị thoái hoá. Một số hộ gia đình đã tự ý phát xẻ rừng tự nhiên chuyển đổi sang rừng trồng trái quy định nhà nước.
- Thủ tục hành chính về vay vốn, cấp GCNQSDĐ còn phức tạp, rườm rà. Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến tiến độ
cấp giấy, không khuyến khích được người dân vay vốn phát triển sản xuất.
- Sản phẩm đầu ra của nhân dân chưa được Nhà nước bảo hộ, bao tiêu một cách thường xuyên và hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thiếu, giá cả chênh lệch. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sản xuất của người dân.
3) Về phía hộ gia đình nhận đất
- Trình độ nhận thức thức của một số hộ gia đình còn hạn chế nên việc
hiểu biết về các quy định của việc giao đất, giao rừng còn chưa rõ. Do đó dẫn tới
tình trạng một số hộ sử dụng đất chưa đúng với chủ trương chính sách của Nhà
nước, sử dụng đất sai mục đích, họ làm nhà ở trên đất lâm nghiệp, khai thác
rừng bừa bãi, tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chỉ quan tâm đến hiệu quả
kinh tế mà ít chú ý đến bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
- Một số hộ gia đình có diện tích rừng, đất lâm nghiệp lớn nhưng năng lực
quản lý, tổ chức sản xuất lâm nghiệp còn yếu, thiếu vốn, phương thức sản xuất chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao không cao gây lãng phí tài nguyên đất, rừng.
- Một số hộ gia đình không còn năng lực, nhu cầu sử dụng đất Lâm
nghiệp nhưng vẫn không trả lại cho Nhà nước, trong khi nhiều hộ thực sự có nhu
cầu nhận thêm đất để sản xuất lâm nghiệp nhưng không có quỹđất để giao.
- Nhà nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài nên khi Nhà nước cần đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế, hạ tầng thì người dân gây khó khăn trong
công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.