4. Tính mới
2.3.1. Sự biến động các yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi: - Nhiệt độ
- Oxi hoà tan (DO) - pH
- NH3 - Độ mặn
2.3.2. Tốc độ tăng trưởng của cá Chim trắng vây vàng khi bổ sung Kemzyme v dry ở các mức khác nhau
Chỉ tiêu theo dõi:
- Khối lượng của cá qua các kỳ theo dõi
- Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở các công thức thí nghiệm. - Chiều dài của cá qua các kỳ theo dõi
- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở các công thức thí nghiệm.
2.3.3. Tỷ lệ sống của cá Chim trắng vây vàng khi bổ sung Kemzyme v dry ở các mức khác nhau khác nhau
Chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ sống của cá chim trắng vây vàng ở các công thức thí nghiệm từ lúc thả
đến sau 150 ngày nuôi.
2.3.4. Hiệu quả chuyển đổi thức ăn của cá trong thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi:
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) - Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) - Hiệu quả sử dụng protein (PER)
2.3.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi: - Lợi nhuận - Giá thành
- Tỷ lệ hoàn vốn (ROI – Return of Investment)
2.3.6. Phân tích thành phần hóa học của thịt cá Chim trắng vây vàng
Phân tích các chỉ tiêu của thành phần hóa học của thịt cá chim trắng vây vàng ở các công thức thí nghiệm với các bổ sung Kemzyme v Dry khác nhau.
Chỉ tiêu theo dõi: - Protein thô (CP) - Khoáng tổng số (Ash) - Vật chất khô (DM) - Lipid thô (EE) - Xơ thô (CF)
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong 12 giai, diện tích của mỗi giai 4 m2.(2x2m). Hệ thống giai ương được đạt trong ao nước tỉnh có diện tích 3.500 m2. Ao nuôi cá có hệ thống cống cấp, thoát nước riêng biệt và chủ động; nước cấp vào ao nuôi cá được lấy từ Sông Gianh qua hệ thống kênh cấp.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức được lặp lại 3 lần, theo sơ đồ bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn:
CT1 CT2 CT3 CT4
CT3 CT1 CT4 CT2
CT4 CT3 CT2 CT1
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Trong đó:
CT1 (đối chứng): Thức ăn công nghiệp + không bổ sung Kemzyme v Dry. CT2: Thức ăn công nghiệp + bổ sung Kemzyme v Dry 0,5g/kg thức ăn. CT3: Thức ăn công nghiệp + bổ sung Kemzyme v Dry 1,0g/kg thức ăn. CT4: Thức ăn công nghiệp + bổ sung Kemzyme v Dry 1,5g/kg thức ăn
- Cá giống:
Hình 2.2. Cá chim trắng vây vàng giống trước khi thả nuôi
Cá trong thí nghiệm có kích cỡ chiều dài trung bình 8,61 ± 0,64 cm/con; khối lượng trung bình 11,08 ± 0,01 g/con.
Nguồn giống cá chim trắng vây vàng được mua tại cơ sở Minh Tuấn, Nghệ An. Cá được sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn 10464:TCVN Cá nước mặn - giống cá Chim trắng vây vàng - Yêu cầu kỹ thuật.
+ Mật độ nuôi trong thí nghiệm: 40 con/01giai/4m2 (10con/m2).
+ Thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho cá biển với mức protein 40% và 42%; cá càng nhỏ nhu cầu protein càng cao nên 90 ngày nuôi đầu sử dụng loại thức ăn có mức protein 42%, khi cá càng lớn nhu cầu protein trong khẩu phần ăn càng thấp nên 60 ngày nuôi cuối sử dụng loại thức ăn có mức protein 40% .
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn trong thí nghiệm
Loại thức ăn DM (%) Protein (%DM) EE (%DM) CF (%DM) TĂ CN 89,0 42,0 5-7 4,0 TĂ CN 89,0 40,0 5-7 4,0
Nguồn: TĂ CN: Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam
+ Thức ăn công nghiệp: thức ăn nuôi cá biển gồm các cỡ tương ứng với các số sau: C.P. 9971, C.P.9972, C.P.9973, C.P.9974 của Công ty Cổ phần C.P. Việt Nam.
+ Kemzyme v Dry: là sản phẩm của hảng Kemin Industries, USA, thành phần gồm: Alpha Amylases, Protease, Xylanase và Cellulase.
- Cách phối trộn thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, có hàm lượng protein 40 và 42%. Lấy 50ml nước + 0,5 g (1,0; 1,5) kemzyme vdry, sau đó phun vào thức ăn, để 1-2 tiếng sau mới cho cá ăn (để thức ăn bổ sung ngấm vào thức ăn).
+ Chăm sóc và quản lý:
Thí nghiệm được tiến hành trong 150 ngày.
Cá được cho ăn 2 lần/ngày (sáng từ 7-8 giờ, chiều từ 16-17 giờ), lượng thức ăn được tính theo vật chất khô, 5 - 7% trọng lượng thân tùy từng giai đoạn. Theo dõi lượng thức ăn thiếu hoặc thừa trong ngày để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Các yếu tố môi trường được đảm bảo như nhau giữa các giai trong suốt thời gian thí nghiệm.
2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.2.1. Chỉ tiêu về môi trường
- Nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h) bằng nhiệt kế thuỷ ngân.
- Oxi hoà tan đo bằng máy tự động HD3030, pH được xác định bằng các dung dịch thử sera của Đức, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h).
- NH3 được xác định bằng các dung dịch thử sera của Đức, cứ 10 ngày đo 1 lần (14h). - Độ mặn xác định bằng máy đo độ mặn cầm tay nhãn hiệu Ti-sat100, mỗi ngày đo 1 lần (7h).
2.4.2.2. Các chỉ tiêu về tăng trưởng
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng: khối lượng, chiều dài
Khối lượng, chiều dài cá được kiểm tra 10 ngày 1 lần, dùng vợt vớt ngẫu nhiên mẫu khoảng 30 con, đem cân để xác định khối lượng và tính khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu; đo chiều dài toàn thân cá bằng cách đặt cá trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li (chia vạch chính xác đến 0,1 cm) để xác định các chỉ tiêu sinh trưởng.
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng
1 2 1 2 T T W W Cw − − =
Trong đó: W2: khối lượng trung bình tại thời điểm T2 (g) W1: khối lượng trung bình tại thời điểm T1 (g) Cw: tốc độ tăng trưởng theo khối lượng (g/con/ngày)
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài
2 1 1 2 T T L L CL − − =
Trong đó: L2: chiều dài trung bình tại thời điểm T2 (cm)
1
L : chiều dài trung bình tại thời điểm T1 (cm)
L
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (Specific Growth Rate)(%/ngày)
Tăng trưởng theo chiều dài: ln ln 100%
1 2 1 2 − − = T T L L SGRL
Tăng trưởng theo khối lượng: ln ln 100%
1 2 1 2 − − = T T W W SGRW
Với: W2 : khối lượng cá đo lần sau (g) ; W1 : khối lượng cá đo lần trước (g)
L2 : chiều dài cá đo lần sau (cm) ; L1 : chiều dài cá đo lần trước (cm) T2- T1 : Khoản cách thời gian giữa 2 lần đo (ngày)
2.4.2.3. Tỷ lệ sống (S) (%)
- Tỷ lệ sống của cá được kiểm tra 30 ngày 1 lần và cuối thí nghiệm. - Số cá sống được xác định bằng phương pháp đếm trực tiếp.
Tổng số cá thu
S = x 100 (%) Tổng số cá thả
2.4.2.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả chuyển đổi thức ăn
+ Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
FCR =
Trong đó: W: là tổng khối lượng cá thu được (kg)
TF: là lượng thức ăn ăn vào trong quá trình nuôi (kg) = lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn còn thừa. (Tính theo khối lượng vật chất khô)
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE)
FCR FCE = 1
Trong đó: FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá
+ Hiệu quả sử dụng Protein (PER)
PER =
Trong đó: Wf: là khối lượng cá cuối thí nghiệm Wo: là khối lượng cá đầu thí nghiệm
P: % protein thức ăn
F: khối lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian thí nghiệm
2.4.2.5. Các chỉ tiêu về phân tích hiệu quả kinh tế
+ Lợi nhuận (B) (đồng) B = I – C Trong đó: I: tổng thu (đồng) C: tổng chi (đồng) + Giá thành/kg (G) (đồng/kg) Trong đó: C: tổng chi (đồng)
W: tổng khối lượng cá thu được (kg)
+ Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) (%) 100 = C B ROI
Trong đó: B: lợi nhuận (đồng) C: tổng chi (đồng)
2.4.2.6. Phân tích các thành phần hóa học của thịt cá Chim vây vàng
Mẫu cá thí nghiệm dùng để phân tích thành phần dinh dưỡng phục vụ việc đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ được thu khi triển khai thí nghiệm và khi kết thúc thí nghiệm. 4 con cá từ mỗi công thức sẽ được thu, nghiền bằng máy xay mẫu và trộn đều. Sau đó sẽ được thu, đựng trong túi nilon có dán nhãn và bảo quản trong tủ lạnh sâu đến khi phân tích.
Phân tích mẫu tại Trung tâm phân tích Khoa Chăn nuôi - Thú y, Đại học Nông lâm Huế.
- Xác định độ ẩm (W) theo TCVN-4326-86: Dùng phương pháp sấy ở 105oC. Độ ẩm của nguyên liệu là lượng nước mất đi trong khi sấy. Phần còn lại là vật chất khô.
- Xác định hàm lượng tro thô (T) theo TCVN 4327-1993: đốt và nung mẫu thử ở 500-550oC sau đó xác định hàm lượng phần còn lại.
- Xác định hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328-86: dùng H2SO4 đậm đặc với chất xúc tác để phân huỷ chất hữu cơ trong mẫu thử. Chưng cất Amoniac trong dung dịch acid và xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng chuẩn độ amoniac. Hàm
W C G =
- Xác định hàm lượng Lipid thô (L) theo TCVN 4331-86: Dùng dung môi hữu cơ chiết rút chất béo trong mẫu, sau đó xác định khối lượng của chất béo bằng phương pháp cất phân đoạn.
- Xác định hàm lượng xơ thô (X) theo TCVN 4329-1993: Dùng dung dịch acid và kiềm với nồng độ nhất định thuỷ phân và tách khỏi mẫu thử các chất bột đường, protid, dầu mỡ, một phần hemicellulose và lignin còn lại gọi là xơ thô (sau khi loại bỏ tro thô).
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn và vẽ biểu đồ được xử lý trên chương trình Microsoft Excel 2007.
- So sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phân tích phương sai một yếu tố (oneway - ANOVA) và phép thử Tukey với mức ý nghĩa p < 0,05 bằng chương trình SPSS 16.0 for window.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự biến động về các yếu tố môi trường ao nuôi trong quá trình theo dõi thí nghiệm thí nghiệm
Nước đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sống sót, sinh trưởng và phát triển, sinh sản của động vật dưới nước nói chung phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Vì vậy quản lý chất lượng nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, chỉ số pH, hàm lượng oxi hòa tan (DO), hàm lượng NH3, độ mặn,… là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước. Những chỉ số này thường biến thiên theo sự thay đổi của thời tiết, chế độ quản lý chăm sóc,… Khi các yếu tố này nằm trong khoảng giới hạn thích hợp thì quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản diển ra thuận lợi, nhờ đó quá trình nghiên cứu về khả năng tiêu hóa, tốc độ tăng trưởng của cá mới chính xác. Vì vậy, trong quá trình thí nghiệm, những yếu tố này được theo dõi hằng ngày, duy trì trong ngưỡng cho phép và đảm bảo sự đồng nhất giữa các lô thí nghiệm. Các yếu tố quan trọng và có mức độ biến động lớn như nhiệt độ, oxy, pH được đo 02 lần/ngày; Độ mặn được đo 01 lần/ngày, NH3 được đo 10 ngày/lần trong suốt quá trình nuôi.
Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
TT Yếu tố theo dõi Giá trị
X ± δ Min Max 1 Nhiệt độ sáng ( oC) 20,94 ± 2,56 16 26 Chiều (oC) 22,29 ± 2,65 17 28 2 pH Sáng 7,92 ± 0,37 7,1 8,5 Chiều 8,11 ± 0,42 7,2 8,7 3 DO sáng (mg/l) 4,36 ± 0,21 3,9 4,8 Chiều (mg/l) 4,48 ± 0,24 4 5 4 Độ mặn (‰) 20,75 ± 0,78 20 22 5 NH3 (mg/l) 0,10 ± 0,06 0 0,21
Theo kết quả này, các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm có sự biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép đối với cá chim trắng vây vàng.
3.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường nước phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như nhiệt độ không khí, quá trình nội sinh nhiệt của từng thủy vực thông qua một loạt các phản ứng sinh lý, sinh hoá của thuỷ vực đó. Ngoài nguồn cung cấp nhiệt chính từ năng lượng bức xạ của mặt trời, quá trình phân huỷ và chuyển hoá vật chất, chu trình sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật phù du cũng đóng góp một phần nhiệt đáng kể vào nhiệt độ trong các thuỷ vực.
Thời gian thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 12/2015, kéo dài suốt 150 ngày. Trong thời gian này, thời tiết có một số biến đổi thất thường nên ảnh hưởng đến nhiệt độ nước của các lô thí nghiệm. Nhiệt độ nước được đo 02 lần/ngày, buổi sáng đo lúc 7 giờ và buổi chiều đo lúc 14 giờ.
Qua Bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ nước dao động từ 160C đến 280C, theo Cheng (1990), ở mức nhiệt độ từ 160C đến 360C cá chim trắng vây vàng vẫn phát triển bình thường, Như vậy, có thể thấy mức nhiệt này vẫn nằm trong ngưỡng phát triển bình thường của cá. Nhiệt độ nước trung bình buổi sáng thấp hơn buổi chiều, mức chênh lệch giữa buổi sáng (7 - 8 giờ) và buổi chiều (14 - 15 giờ) gần 1,370C. Dao động nhiệt độ trong ngày không vượt quá 50C và không gây ra tình trạng sốc nhiệt gây chết đối với cá thí nghiệm.
Sự biến động của nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm được biểu diễn trong hình 3.1. 15 17 19 21 23 25 27 29 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 Nhiệt độ ( o C) Ngày nuôi sáng chiều
Hình 3.1. Sự biến động của nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm
Từ hình 3.1 cho thấy, nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm có sự biến động khá lớn và tăng giảm đột ngột theo thời gian nuôi. Trong 40 ngày đầu tiên, nhiệt độ
nước nước từ 230C - 270C, tuy nhiên, 50 ngày tiếp theo, do ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc nên nhiệt độ nước giảm thấp (xuống đến 160C - 200C), 30 ngày tiếp theo nhiệt độ tăng đột ngột (21 – 290C), do năm 2015 được đánh giá là năm nóng nhất trong vòng 135 năm trở lại đây, nhiệt độ trong ngày có thể lên đến 300C, sau đó nhiệt độ lại giảm xuống 160C, do không khí lạnh tràn về, 20 ngày tiếp theo lại tăng lên 200C và tiếp tục giảm sau 10 ngày tiếp theo.
Mặc dù nhiệt độ có sự biến động khá lớn nhưng do các lần lặp lại của các công thức thí nghiệm được tiến hành trong cùng một thời gian nên cùng chịu tác động như nhau bởi các yếu tố môi trường (cụ thể là nhiệt độ). Hơn nữa sự sai khác ở kết quả thí nghiệm giữa các công thức có ý nghĩa thống kê nên có thể xem sự khác nhau này là do yếu tố thí nghiệm gây ra và sự thay đổi của nhiệt độ không ảnh hưởng đến sự sai khác trong thí nghiệm.
3.1.2. Chỉ số pH
pH là một trong số những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng nước, chỉ số pH có thể phản ánh chất lượng nước tốt hay xấu, cho biết các quá trình sinh học và hóa học đang diễn ra trong ao nuôi. Chỉ số pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật. Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với động vật thủy sản là sự duy trì cân bằng pH máu trong cơ thể. Khi pH giảm thấp (pH < 5) sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxi của hemoglobin, hậu quả là mang tiết chất nhầy, da và phần ngoài cơ thể tiết ra nhiều nhớt, một số vùng da trở nên đỏ, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của động vật thủy sản. Khi pH tăng cao (pH > 9) sẽ làm các tế bào mang và mô bị phá hủy.
Sự biến động của pH trong suốt quá trình thí nghiệm được thể hiện qua Hình