Hàm lượng NH3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn bổ sung kemzyme v dry đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chim trắng vây vàng trachinotus blochii (lacepède, 1801) nuôi tại quảng bình (Trang 45 - 46)

4. Tính mới

3.1.4. Hàm lượng NH3

Hàm lượng NH3 trong nước được gọi là ammonia dạng không ion hóa, hình thành bởi quá trình cân bằng với dạng ion NH4+, trong đó NH4+ được tạo ra từ sản phẩm bài tiết, hay do vi sinh vật phân hủy protein trong vật chất hữu cơ và chất thải của động vật thủy sản.

Ở dạng NH3, ammonia có độc tính cao hơn dạng NH4+ từ 300 đến 400 lần. Khi NH3 môi trường nước cao làm cho NH3 trong dịch máu khó bài tiết ra ngoài, dẫn đến NH3 trong máu và các mô tăng, từ đó tăng pH máu, gây rối loạn chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào, phá hủy lớp nhớt ở mang, giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin. Nồng độ gây chết đối với cá của NH3 là 0,5 - 1,0 mg/l.

Sự biến động của hàm lượng NH3 trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở Hình 3.4 dưới đây. 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 NH 3 (m g /l ) Ngày nuôi

Hình 3.4. Sự biến động của hàm lượng NH3 trong quá trình thí nghiệm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, hàm lượng NH3 tăng dần theo thời gian nuôi, từ 0 mg/l lúc bắt đầu và đạt cực đại 0,2 mg/l vào cuối thí nghiệm, trung bình đạt 0,10 mg/l. Do thời gian nuôi càng dài thì cá tiêu thụ càng nhiều thức ăn nên lượng chất thải của cá thải ra môi trường tăng lên làm cho hàm lượng NH3 tăng theo thời gian nuôi. Theo Nguyễn Đình Trung (2004) thì hàm lượng NH đạt 0,5 là mức nguy

và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá chim trắng vây vàng. Đồng thời các giai thí nghiệm được bố trí trong cùng một ao nên sự biến động của NH3 không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn bổ sung kemzyme v dry đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chim trắng vây vàng trachinotus blochii (lacepède, 1801) nuôi tại quảng bình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)