Tình hình quản lý đất đai ở thành phố Quy Nhơn giai đoạn năm 2010-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư tại các dự án ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2 Tình hình quản lý đất đai ở thành phố Quy Nhơn giai đoạn năm 2010-2015

Trước khi có Luật Đất đai năm 1993, Nhà nước đã có Luật Đất đai năm 1987, tuy nhiên việc quản lý, sử dụng đất ở địa phương có nhiều bất cập, nhận thức của cán bộ và nhân dân về pháp Luật Đất đai còn có những hạn chế, dẫn đến tình trạng buôn lỏng quản lý nhà nước về đất đai, làm cho tình trạng vi phạm pháp luật đất đai khá phổ biến như lấn chiếm đất cất nhà trái phép, mua bán đất tùy tiện, sử dụng đất đai lãng phí. Trong các tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan, song về nguyên nhân chủ quan chủ yếu đó là cán bộ phụ trách công tác quản lý đất đai ở địa phương còn hạn chế về năng lực, chưa được đào tạo về chuyên môn, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai chưa được chú trọng, các văn bản quản lý nhà nước về đất đai còn thiếu nên dẫn đến công tác quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương đã tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém.

Từ khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời và qua các lần sửa đổi bổ sung, đến Luật Đất đai năm 2003 và mới nhất là Luật Đất đai 2013 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014) đều được địa phương quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Đất đai, đã tổ chức cho cán bộ và nhân dân học tập bằng nhiều hình thức. Vì vậy, từ đó đến nay, đặc biệt từ năm 2004 đến nay công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đi vào nề nếp, đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Những kết quả đã đạt được thể hiện thông qua các nội dung sau đây :

* Công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật đất đai

- Ngày 10/12/2003, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh công bố Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Luật Đất đai là một trong những luật rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, khuyến khích việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả, góp phần tích cực vào tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp thu và triển khai quán triệt, tổ chức tập huấn, tổ chức học tập Luật Đất đai, Nghị định 181 của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành liên quan, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong đội ngũ cán bộ công chức toàn thành phố, phường xã, đội ngũ cán bộ chuyên ngành và nhân dân [21].

- Hệ thống đài phát thanh thành phố và phường, xã đã dành thời lượng liên tục phát sóng tuyên truyền pháp Luật Đất đai và các nghị định chính phủ, Thông tư của Bộ ngành, văn bản của UBND tỉnh để cho nhân dân biết và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

- UBND thành phố đã ban hành các văn bản hướng dẫn, các thủ tục hành chính trong công tác quản lý, sử dụng đất theo phân cấp của Luật về quản lý đất đai như: giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất… về bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư; Văn bản chỉ đạo việc cũng cố Hội đồng xử lý nhà đất phường, xã; hướng dẫn việc xác nhận nguồn gốc, thời gian sử dụng đất, việc thu phí và lệ phí …

- Thành phố đã đưa công tác quản lý đất đai vào hệ thống cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa” nhằm công khai các loại mẫu, biểu; trình tự thủ tục giao, cho thuê, thu hồi đất và cấp giấy CNQSDĐ; các loại phí, lệ phí theo qui định nhằm không ngừng cải cách thủ tục, tạo thuận lợi và hiệu quả giải quyết các yêu cầu của công dân [21].

- Hàng năm, thành phố đã bố trí kinh phí và các điều kiện đảm bảo để triển khai thi hành tốt Luật Đất đai.

* Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

Trước Luật Đất đai năm 2003, toàn thành phố Quy Nhơn đã được đo đạc bản đồ địa chính của 18/21 phường, xã; trong đó đã đăng ký thống kê lập sổ bộ, hồ sơ địa chính: phường Nhơn Bình, xã Nhơn Hội [20]. Nhiều phường, xã sau khi đo đạc bản đô địa chính (từ năm 1995 đến năm 2001) nhưng chưa được xác lập đăng ký thống kê, hồ sơ địa chính, kéo dài nhiều năm đến nay đã có sự biến động lớn (tăng, giảm diện tích và ranh giới thửa) giữa tờ bản đồ với thực địa, sự biến động từng loại đất sử dụng, tình hình tách thửa, nhập thửa gây khó khăn cho công tác quản lý và giải quyết nhu cầu của công dân. Thành phố hiện còn 3 xã chưa đo đạc bản đồ địa chính (Nhơn Lý, Nhơn Hải và xã đảo Nhơn Châu) và 16 phường, xã chưa đăng ký thống kê, lập sổ bộ theo quy định; đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý đất đai, sử dụng đất, hồ sơ địa chính cần phải được thực hiện trong thời gian đến [26].

* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Trong những năm qua, Thành uỷ - HĐND và UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban, phường, xã trực thuộc thành phố tập trung đẩy mạnh việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; Phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện theo đúng kế hoạch, quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

- Năm 2010, UBND thành phố Quy Nhơn đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) đối với 21 phường, xã

trên địa bàn thành phố và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 48/QĐ- UBND ngày 20/01/2011 với diện tích 6.707,77 ha (trong đó đất lúa: 154,77 ha) [26] bao gồm:

Đất khu dân cư: 1.025,81 ha. Đất chuyên dùng: 4.566,96 ha. Đất Tôn giáo tín ngưỡng: 5,00 ha. Đất Nghĩa trang nghĩa địa: 100,00 ha. Đất trồng rừng: 1.000,00 ha. Đất nông nghiệp khác: 10,00 ha.

Dựa trên quyết định phê duyệt kế hoạch của UBND tỉnh, Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố phân kỳ kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ năm 2011 - 2015 trên địa bàn thành phố đối với các loại đất như sau:

Bảng 3.1 Cơ cấu các loại đất thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2011 - 2015

STT Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Đất khu dân cư 143,01 50,00 784,20 16,00 32,60 2 Đất Phi nghiệp 2.056,78 1.542,86 549,31 252,67 270,34 3 Đất Nông nghiệp 170,00 210,00 222,00 220,00 190,00 Tổng cộng 2.369,79 1.802,86 1.555,51 488,67 492,94

(Nguồn: [26]). - Trong năm 2011, đã thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn là: 423,62 ha (trong đó đất lúa là: 11,75 ha) đạt tỷ lệ: 17,87% so với tổng diện tích kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt bao gồm:

Đất khu dân cư: 57,76 ha, chiếm tỷ lệ: 40,38 % so với chỉ tiêu kế hoạch. Đất phi nông nghiệp: 365,86 ha, chiếm tỷ lệ: 17,78 % so với chỉ tiêu kế hoạch. - Chín tháng đầu năm 2011, thành phố Quy Nhơn đã chủ động phối hợp cùng các Sở, Ban ngành, các phòng ban trực thuộc thành phố tiến hành kiểm tra, lập thủ tục, hồ sơ các hạng mục công trình trong kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, đã thực hiện được: 177,38 ha, chiếm tỷ lệ: 9,83% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra [26], bao gồm các loại đất như sau:

Đất phi nông nghiệp: 95,37 ha, chiếm tỷ lệ: 6,18 % so với chỉ tiêu kế hoạch. Đất nông nghiệp: 70,00 ha, chiếm tỷ lệ: 33,33% so với chỉ tiêu kế hoạch.

Nhìn chung thành phố đã triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến từng đơn vị lập kế hoạch và được chỉ đạo thực thi một cách nghiêm túc, đúng tiến độ đề ra tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất còn có một số hạn chế, một số công trình được UBND tỉnh giao kế hoạch cho thành phố nhưng không khả thi, một số công trình hạng mục của thành phố cũng bị động nên không thực hiện được so với kế hoạch đề ra, phải chuyển sang kế hoạch sử dụng đất năm sau để có thời gian thực hiện.

+ Công tác xử lý quy hoạch “treo”:

Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm của các phường, xã, phòng ban triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, quy hoạch các ngành chưa thật sự đồng bộ, chưa gắn với quy hoạch sử dụng đất, nên có nơi phá vỡ quy hoạch việc tự ý chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng có lợi trước mắt như: Chuyển đất trồng lúa nước, đất cát ven biển, đất trồng rừng ngập mặn, phòng hộ sang nuôi tôm…tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa phân bố và sử dụng hợp lý, có dự án không phát huy hiệu quả sử dụng đất [26].

Việc quy hoạch đô thị, trung tâm phường, xã, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, nội thị chất lượng chưa cao, chưa sát với thực tế, còn chồng chéo giữa các quy hoạch với nhau. Một số phường, xã còn tồn tại tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, nhưng chưa xoá bỏ, giải quyết kịp thời, nhất là quy hoạch phát triển đô thị như: Việc thực hiện quy hoạch các tuyến đường, chỉnh trang đô thị trong thành phố (như đường Hoàng Văn Thụ nối dài) gặp nhiều trở ngại khó khăn và kéo dài đó là: việc huy động vốn đầu tư của dự án, quỹ đất bố trí tái định cư cho hộ giải toả, giá bồi thường giải phóng mặt bằng…

Nhằm chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo”, UBND thành phố đã chủ động giao Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp các phòng, ban liên quan kiểm tra, khảo sát lại các tuyến đường trên địa bàn thành phố đã được quy hoạch nhưng không khả thi tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét huỷ quy hoạch, hoặc gia hạn lại quy hoạch để hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xây dựng, sữa chữa nhà…

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố còn những tồn tại và vướng mắc do chưa hoàn thành quy hoạch sử dụng đất chung của thành phố và quy hoạch chi tiết ở các phường, xã. Về kế hoạch sử dụng đất hàng năm không đạt hoặc đạt thấp do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thủ tục đầu tư mất nhiều thời gian, tiến hành chậm.

- Nhiều dự án lớn của tỉnh (như Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu công nghiệp…) triển khai trong nhiều năm, trong khi đó các đơn vị chủ quản dự án của Trung ương, tỉnh chưa có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất nên tiến độ thực hiện đã ảnh hưởng đến kết quả sử dụng đất trên địa bàn.

- Các địa phương (phường, xã) thiếu chủ động và lúng túng trong công tác đầu tư phát triển nên khi xây dựng quy hoạch kế hoạch thì không lập đề xuất, khi có kế hoạch đầu tư thì lại không có quy hoạch sử dụng đất [26].

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Thành ủy, UBND thành phố Quy Nhơn đã tập trung chỉ đạo triển khai, quán triệt đến đội ngũ cán bộ chủ chốt của Thành phố và các phường, xã tổ chức thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên - Môi trường và văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; Tổ chức các Hội nghị triển khai, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Đất đai đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố. Tập trung kiện toàn tổ chức, bộ máy Phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố; Tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về quản lý đất đai cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai từ thành phố đến phường, xã.

+ Kết quả cấp GCN QSD đất trước Luật Đất đai năm 2003: Tổng số thửa đất cần phải cấp GCN là: 80.468 GCN. Tổng số diện tích cần phải cấp GCN là: 4.029,68 ha; Trong đó: Đất ở: 778,15 ha; Đất nông nghiệp: 3.251,53 ha [54].

- Tổng số GCN QSD đất đã được cấp: 32.328 GCN - Tổng diện tích đất đã được cấp: 1.694,18 ha

+ Kết quả cấp GCN QSD đất theo Luật Đất đai năm 2003 đến nay: Tổng số thửa đất cần phải cấp GCN là: 42.013 GCN (Đã trừ 6.127 thửa không đủ điều kiện cấp GCN do không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất). Tổng số diện tích cần phải cấp GCN là: 2.335,50 ha; Trong đó: Đất ở là: 240,90 ha; Đất nông nghiệp là: 2.094,60 ha [54].

- Tổng số hồ sơ đã xét duyệt (Đăng ký nộp hồ sơ tại UBND các phường, xã) là: 29.851 hồ sơ (Trong đó: tổng số hồ sơ đủ điều kiện: 25.823 hồ sơ; tổng số hồ sơ không đủ điều kiện: 4.028 hồ sơ) [54].

- Tổng số hồ sơ chưa xét duyệt (chưa đăng ký cấp GCN): 18.730 GCN.

- Tổng số hồ sơ đăng ký cấp GCN (đăng ký nộp hồ sơ tại Một cửa thành phố): 25.823 hồ sơ

- Tổng số GCN đã ký: 23.283 GCN. Trong đó: Đất ở: 16.359 GCN; Đất nông nghiệp: 475 GCN. Diện tích đã cấp: 1.391,93ha [54].

Nhận bàn giao từ Sở Xây dựng tỉnh toàn bộ hồ sơ lưu trữ về sổ chứng nhận quyền sở hữu nhà, về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận QSD đất ở với số lượng là 20.002 hồ sơ [54], và phục vụ khai thác sử dụng hồ sơ khi cần thiết.

Thực hiện xong việc ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố chịu trách nhiệm vào Sổ cấp giấy chứng nhận, Sổ địa chính, Sổ biến động đất đai…lập danh sách được cấp giấy chứng nhận niêm yết công khai, gởi 1 bộ hồ sơ (bản sao) về phường, xã nơi có đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng để theo dõi, quản lý hồ sơ địa chính. Đây là công tác thường xuyên nhằm quản lý được số lượng hồ sơ được cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý biến động, đăng ký thế chấp…

* Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

+ Công tác thu hồi đất:

Từ năm 2010-2014, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố Quy Nhơn đã quyết định thu hồi các diện tích đất sử dụng kém hiệu quả để thực hiện các dự án quy hoạch khu dân cư, tái định cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…, thu hồi các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công (Phường Nhơn Bình, Nhơn Phú), ….

+ Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:

Các dự án của tỉnh và thành phố trên địa bàn đều do UBND thành phố chỉ đạo và trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (trừ dự án của Khu kinh tế Nhơn Hội); lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban chuyên môn và lãnh đạo, cán bộ UBND phường, xã, cán bộ thôn, khu phố, tổ dân cư làm thành viên hội đồng, tổ công tác (Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, UBND và cán bộ địa chính các phường, xã).

Các dự án trong những năm qua gồm: Chỉnh trang đô thị các tuyến đường trong thành phố, khu dân cư Bắc sông Hà Thanh, Đông Điện Biên Phủ, Khu QHDC Tiểu dự án vệ sinh môi trường, khu dân cư Nhơn Phú, Nhơn Bình, Bùi Thị Xuân, Trần Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư tại các dự án ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 44)