Xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư tại các dự án ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75 - 77)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5 xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên

trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Trên cơ sở tham khảo của nhiều chuyên gia về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kết hợp với ý kiến bản thân tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định như sau:

- UBND tỉnh giao cho các sở, ban, ngành khảo sát và tham mưu ban hành đơn giá về đất, vật kiến trúc và cây cối, hoa màu sát với giá thị trường để công tác BTGPMB được nhanh hơn.

- Công tác giải quyết bồi thường cho hộ dân còn phụ thuộc nhiều vào các cơ quan liên quan như: UBND xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, phòng Kinh tế Hạ tầng, phòng Tài chính - Kế hoạch,... nên mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định. Đề nghị UBND các cấp phải chỉ đạo kịp thời và phải có sự đồng nhất giữa các phòng, ban để công tác bồi thường đúng thời gian và đúng tiến độ đề ra.

- Hàng năm, UBND các cấp phải công bố, niêm yết công khai kế hoạch sử dụng đất. Khi có dự án phải phối hợp với Chủ đầu tư công bố quy hoạch cho các hộ dân có diện tích đất nằm trong quy hoạch biết và không được sử dụng đất trái mục đích, xây dựng công trình, vật kiến trúc cơi nới thêm.

- Khi xây dựng khu tái định cư Chủ đầu tư phải tổ chức họp, lấy ý kiến hộ dân và chính quyền địa phương nơi có dự án. Từ đó, chọn vị trí tái định cư phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân bị thu hồi đất ở và được bố trí tái định cư.

- Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp cùng với UBND các cấp nơi có dự án tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích chủ trương chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân trong vùng dự án hiểu và thực hiện.

- Chủ đầu tư và chính quyền địa phương tiến hành điều tra, khảo sát lực lượng lao động trong vùng dự án. Từ đó, có phương án đào tạo nghề và bố trí vị trí lao động phù hợp với khả năng của mỗi người.

- Tuyên truyền, vận động để người dân sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Hạn chế việc sử dụng nguồn vốn này mua sắm tài sản sinh hoạt đắt tiền mà không phục vụ mục đích kinh doanh sinh lợi.

- UBND các cấp hoàn thiện hồ sơ địa chính, quản lý chặt chẽ trong công tác quản lý đất đai, thời điểm sử dụng của hộ dân nhất là những thửa đất công ích, đất không giấy tờ, đất hộ dân khai hoang sử dụng.

- UBND các cấp có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho hộ dân bằng cách miễn học phí tại các lớp đào tạo nghề.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình tham gia thực hiện công tác BTGPMB.

- Đề nghị Nhà nước có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để hộ dân bị thu hồi đất có nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh, buôn bán và sản xuất...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giáCông tác đền bù, hỗ trợ tái định cư tại các dự án ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” tôi rút ra một số kết luận sau:

- Thành phố Quy Nhơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nên khí hậu ôn hòa mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện các dự án giải phóng mặt bằng.

- Thông qua bảng cơ cấu các loại đất biến động qua từng năm, nên việc áp giá bồi thường gặp nhiều khó khăn.

- UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt các phương án BTGPMB đối với dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1D đoạn từ ngã ba Long Vân đến Bến xe liên tỉnh; Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 5 phường Bùi Thị Xuân, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Nhà nước.

- Phần lớn đơn giá bồi thường thấp, không sát giá thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư tại các dự án ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75 - 77)