3.2.5.1. Thuận lợi:
- Chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng đang được đẩy
mạnh. Đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, làm cho rừng có chủ, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện để
các tổ chức, cá nhân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, chủ động đầu tư phát
triển rừng trên diện tích rừng được giao.
- Tính pháp lý rõ ràng được quy định rất cụ thể trong Luật đất đai năm
2013, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Đó là: Tổ chức hay cá nhân được nhà nước giao đất, giao rừng hợp pháp sẽ được nhà nước bảo vệ về mặt
pháp luật. Quyền lợi và nghĩa vụ về hưởng lợi và quản lý tài nguyên rừng quy định rõ ràng theo pháp luật.
- Thực hiện công tác giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp đến tổ
chức, cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình đã giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động ở nông thôn miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo; - Chủ rừng ngày càng ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ rừng, từng bước hướng đến mục tiêu xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng; đặc biệt các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân an tâm hơn khi đầu tư trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao;
- Chính quyền các cấp, các ngành ngày càng quan tâm đến công tác bảo
vệ và phát triển rừng; xây dựng nhiều đề án, phương án và ban hành nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ cho người dân trồng rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu
số, người dân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa;
- Ý thức bảo vệ rừng của nhân dân được nâng cao nên tình trạng vi phạm các quy định trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã giảm đáng kể;
- Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ.
3.2.5.2. Khó khăn, bất cập:
- Tỷ lệ diện tích rừng do BQLR, CT lâm nghiệp và các tổ chức kinh tế
khác chiếm khoảng 85%, trong khi đó tỷ lệ diện tích rừng giao cho các hộ gia đình và cá nhân chưa thực hiện được. Điều đó làm giảm hiệu quả xã hội của
chính sách giao rừng, cho thuê rừng của nhà nước và chưa huy động được nguồn
lực trong dân.
- Diện tích đất lâm nghiệp và rừng giao cho tổ chức kinh tế ngoài quốc
doanh và cá nhân hộ gia đình còn rất thấp, dẫn đến tình trạng rừng chưa được
bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Diện tích rừng do UBND xã quản lý thì
cơ bản vẫn trong tình trạng vô chủ hoặc không được bảo vệ, quản lý tốt; đây là những khu vực rừng bị xâm hại nhiều nhất.
- Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp
không thống nhất, trước tháng 11/1999 do cơ quan Kiểm lâm đảm nhiệm và sau
tháng 12/1999 do cơ quan “Địa chính” đảm nhiệm. Do thiếu nhân lực, hiểu biết
và kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp và sự phối kết hợp giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và “Địa chính” còn nhiều hạn chế, chưa thống
nhất trong cách giao, phương thức giao đất lâm nghiệp. Từ đó đến nay, công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp chỉ dừng ở mức độ giao cho các tổ chức có
chức năng trên lĩnh vực lâm nghiệp; việc cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp không đồng bộ, nhiều hộ gia đình được giao đất trồng cây lâu năm đã cho thu hoạch nhưng đến nay vẫn chưa được giao và cấp GCNQSDĐ.
- Công tác giao rừng, cho thuê rừng qua các thời kỳ được thực hiện khác
nhau, không theo một hệ thống thống nhất và nhất quán. Chính sách, quy định
của nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, trách nhiệm và quyền hưởng lợi của
các chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể nên địa phương rất
lúng túng trong triển khai thực hiện.
- Các chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, sử dụng rừng,
quyền hưởng lợi còn thiếu thống nhất. Chưa xác định rõ ràng các đối tượng rừng để giao, cho thuê rừng, thiếu các chính sách hỗ trợ các chủ rừng, đặc biệt là các cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, kinh doanh nghề rừng.
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng
chậm. Công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và cấp GCNQSDĐ chưa gắn
kết với công tác giao rừng và các cơ chế hưởng lợi, chính sách hỗ trợ đi kèm, vì vậy hiệu quả của việc sử dụng rừng và đất rừng còn rất thấp.
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao chưa thật sự hợp lý. Cụ thể,
diện tích rừng giàu có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì giao cho các công ty lâm nghiệp, trong khi rừng được giao cho một hộ dân nghèo hoặc cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ nhằm cải thiện đời sống, tăng thu
nhập nhưng rừng đó cũng thuộc loại rừng nghèo kiệt; đồng thời chưa được gắn
với các chính sách hỗ trợ đầu tư, hưởng lợi, hỗ trợ kỹ thuật nên hiệu quả sử dụng
cũng rất thấp, dân không thể sống nhờ rừng. Đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho các ban quản lý rừng và diện tích chưa giao do chính
quyền địa phương quản lý cũng lâm vào tình trạng tương tự, bởi năng lực tổ
chức, điều kiện hoạt động và nhân lực còn rất hạn chế, không có khả năng kinh
doanh và cũng chưa có điều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên diện
tích rừng được giao. Không những thế, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở mỗi huyện, thị xã, thành phố lại không đồng bộ; nhiều ban quản lý rừng được giao quản lý rừng và đất lâm nghiệp bằng văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm
quyền nhưng sau nhiều năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả là việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp đã có chủ còn nhiều bất cập.
Sự không thống nhất thông tin, tiêu chí phân loại đất, phân loại rừng giữa Bộ
NN và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường càng làm cho tình hình phức tạp hơn. Thêm nữa là việc diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao nhưng do
không cập nhật kịp thời nên khi mất rừng hay người dân chuyển đổi mục đích sử
dụng, chuyển nhượng rừng cho các chủ sử dụng khác, cơ quan chức năng cũng
không nắm được. Bên cạnh đó, việc xử lý của các cơ quan chức năng lại tỏ ra
lúng túng và bất cập, cụ thể như việc lấn chiếm đất quy hoạch lâm nghiệp chưa
có rừng do kiểm lâm quản lý (cơ quan thực thi pháp luật) nhưng quyền hạn xử lý
lại thuộc về cơ quan tài nguyên môi trường.
- Những bất cập cụ thể của chính sách này còn thể hiện rõ trong quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể:
+ Tiến độ thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng thời gian qua vẫn
còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân trong tỉnh;
diện tích rừng tự nhiên chưa giao vẫn còn nhiều;
+ Diện tích đất có rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân rất thấp nên chưa
thực sự tạo được công ăn việc làm, ổn định, cải thiện đời sống cho người dân,
phát huy vai trò sức mạnh toàn dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng;
+ Nhiều chủ rừng, nhất là các tổ chức nhà nước chưa xác định được diện
tích, ranh giới, loại đất, loại rừng do mình quản lý, công tác quản lý hồ sơ thiếu
chặt chẽ, không đồng bộ; một số chủ rừng thiếu trách nhiệm trong công tác quản
lý bảo vệ rừng còn để xảy ra tình hình phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển
và lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật chưa ngăn chặn kịp thời, nên hiệu quả