Căn cứ để đề xuất các giải pháp này là dựa vào mối quan hệ về đời sống
của hộ gia đình với các yếu tố ảnh hưởng. Chỉ báo biểu thị cho đời sống của hộ gia đình là mức độ thu nhập, những con số có thể thu thập được trong quá trình
điều tra tại các hộ gia đình. Theo đó, thu nhập của hộ có thể có liên quan đến
nhiều yếu tố thành phần và các yếu tố gia đình hay xã hội. Nếu sự liên hệ là chặt
chẽ thì thông qua mối quan hệ đó sẽ điều chỉnh các yếu tố đầu vào.
Những yếu tố thành phần đóng góp vào thu nhập chung của hộ là thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, rừng và từ các nguồn thu khác (Bảng 3.20). Những
yếu tố của hộ gia đình có liên quan trực tiếp đến thu nhập ở đây chỉ là diện tích đất đưa vào sản xuất (Bảng 3.21).
Theo các kết quả có được từ Bảng 3.20, tổng thu nhập của hộ có quan hệ
rất chặt và có ý nghĩa tới nguồn thu nhập từ trồng trọt và từ chăn nuôi; có quan
hệ ở mức trung bình với nguồn thu từ phi nông nghiệp, có quan hệ rất yếu tới
nguồn thu từ rừng. Trong số giữa các nguồn thu nhập với nhau thì trồng trọt
cũng quan hệ mạnh với chăn nuôi. Điều quan trọng là quan hệ giữa tổng thu
nhập với thu nhập từ rừng là quan hệ nghịch, quan hệ giữa trồng trọt với rừng và giữa nguồn thu khác với rừng cũng là các tương quan âm.
Bảng 3.21: Mức độ quan hệ tương quan giữa các nguồn cho thu nhập
Nguồn thu Tr.trọt Chăn nuôi Rừng Phi NN Tổng thu
Từ trồng trọt 1
Từ chăn nuôi 0,432 1
Từ rừng -0,149 0,095 1
Từ nguồn khác 0,131 0,031 -0,299 1
Tổng thu 0,744 0,671 -0,003 0,590 1
Bảng 3.22: Mức độ quan hệ tương quan giữa các yếu tố tạo thu nhập
Tổng thu nhập Trồng trọt DT đất
Tổng thu nhập 1
Từ trồng trọt 0,824 1
Diện tích đất canh tác 0,716 0,868 1
Theo các kết quả có được từ Bảng 3.22, tổng thu nhập của hộ có quan hệ
rất chặt với diện tích đất canh tác và dĩ nhiên thu nhập từ trồng trọt cũng có quan
hệ chặt chẽ với diện tích đất này. Tất cả đều là quan hệ thuận, nói cách khác, khi
diện tích canh tác tăng thì thu nhập từ trồng trọt tăng và kéo theo tổng thu nhập
cũng tăng tương ứng.
Theo đó, mối quan hệ giữa tổng thu nhập của hộ với các yếu tố thành phần cũng như với các yếu tố ảnh hưởng là logic với nhau. Ngay cả khi mối tương quan là nghịch thì cũng chứng tỏ rõ rằng, một khi thu nhập của hộ đã trông cậy vào các sản phẩm từ rừng cũng có nghĩa là những hộ ấy không có hay có ít đất để sản xuất và điều đó kéo theo tổng thu nhập giảm cũng là lẽ thường.
Trong khuôn khổ của đề tài này, mục tiêu cần nhắm tới là cải thiện đời sống của người dân bằng cách can thiệp vào các yếu tố mà nó có quan hệ ở mức độ có ý
nghĩa với thu nhập, tất nhiên đó phải là những yếu tố mà người dân có thể kiểm soát được. Giải pháp cụ thể là tăng nguồn thu từ sản phẩm cây trồng trên đất
rừng chứ không thuần túy chỉ khai thác sản phẩm của rừng tự nhiên, tăng số lượng vật nuôi gia súc và hướng tới đầu tư vốn vào hoạt động trồng rừng thâm
canh tạo sản phẩm gỗ nguyên liệu.
Do nguồn lợi về cây Điều đã được khẳng định, bên cạnh đó trồng các loài cây lâm nghiệp (keo lai, bạch đàn) có thể tạo ra thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình nhận khoán. Nhìn chung, việc trồng rừng để tạo thu nhập là một loại sinh
kế tương đối phổ biến đối với các hộ gia đình sống ở gần rừng hay có đất lâm
nghiệp. Tuy nhiên, điều khó khăn là vốn và sản phẩm đầu ra thì phải có sự hỗ
trợ và thỏa thuận giữa các tổ chức kinh doanh với các hộ dân. Trồng các loài cây dài ngày trên diện tích lớn thì việc đầu tư phải tính đến sản phẩm là hàng hoá và tiêu thụ với số lượng lớn. Nếu các tổ chức trên đảm bảo được hai điều kiện này thì đó chính là loại sinh kế mang tính bền vững cho người dân tại đây.
Tuy nhiên, vấn đề còn lại ở đây không phải là kỹ thuật trồng rừng vì đã có sự hỗ trợ từ nhiều phía (CT Lâm nghiệp, CT trồng rừng, Xí nghiệp PISICO) mà là “vốn cho trồng rừng”. Nếu trồng rừng mới thì khoản tiền hàng trăm triệu để
trồng hàng chục hecta là một khó khăn thật sự, vượt tầm tay đối với từng hộ dân.