3.3.2.1. Thuận lợi:
- Chủ trương cho khoán quản lý bảo vệ rừng đang được đẩy mạnh. Đây là
bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là đối với rừng phòng hộ. Số hộ được nhận khoán khoảng 70% chứng tỏ đa số người dân đã được tham gia vào công tác này.
- Đối tượng hộ được nhận khoán theo chính sách của nhà nước là ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và các hộ đói nghèo đều đã được các chủ
- Người dân sống tập trung thành cộng đồng làm nghề nông là chủ yếu,
trong thời gian nông nhàn họ thường xuyên đi rừng thu hái lâm sản phụ, khi
phát hiện đối tượng phá rừng thì họ báo cáo ngay với người có trách nhiệm.
3.3.2.2. Khó khăn, bất cập:
Mặc dù trên danh nghĩa là nhận khoán rừng bảo vệ, phần lớn các diện
tích rừng phòng hộ đã được giao cho hộ gia đình bảo vệ, nhưng thực tế vấn đề
phát sinh ở chỗ diện tích giao và vị trí được giao. Nó biểu hiện một số hạn
chế sau:
- Theo chỉ đạo của BQLR và CT Lâm nghiệp, diện tích hộ được nhận tỷ
lệ thuận với số nhân khẩu mà hộ có. Theo danh sách hộ gia đình, bình quân nhân khẩu là 4,01 người/hộ, hộ đông nhất là 10 người và hộ ít nhất là 1
người. Diện tích giao khoán bình quân 14,7 ha/hộ. Có 27,3% số hộ cho rằng
diện tích giao khoán như thế là vừa, 40,0% cho rằng là ít và 32,7% cho rằng
là rất ít. Như thế có nghĩa là khả năng nhận khoán của khoảng 1/3 số hộ trong
thôn vẫn còn.
- Bên cạnh đó, việc chia theo nhân khẩu trong hộ cũng là một ý đồ tốt,
song việc tuần tra bảo vệ còn phụ thuộc vào lao động hiện có trong hộ, vậy
nếu hộ không có hoặc ít lao động thì tiến hành sẽ ra sao. Điều này dẫn đến
một câu hỏi để xem xét động cơ của hộ nhận khoán, diện tích rừng nhận
khoán còn ít hay là thu thập từ nhận khoán quá thấp. Đâu là thực chất của
hoạt động giao và nhận khoán bảo vệ rừng. Người dân nhận khoán để lấy tiền hay để bảo vệ rừng tốt hơn.
- Thêm vào đó, quan trọng là vị trí, địa hình và loại rừng mà các hộ được giao. Địa điểm và địa hình khác nhau liên quan trực tiếp tới việc đi lại
từ nhà đến rừng và việc tuần tra hàng ngày hàng tuần trong rừng; còn rừng
giàu hay nghèo ảnh hưởng trực tiếp tới việc tận thu những sản phẩm cho phép ở trong rừng. Qua điều tra 55 hộ nhận khoán thì có 60,0% số hộ nhận nói
rằng là rừng giàu, còn 40,0% số hộ nhận cho rằng đấy là rừng nghèo. Vì quá trình thiết kế giao khoán đều do chủ rừng, người dân hoàn toàn bị động nên trên nói sao hộ làm vậy là điều dễ hiểu.
- Việc giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác sau khi khoán
rừng chưa được làm thường xuyên mà chỉ kiểm tra theo định kỳ 6 tháng một
- Diện tích rừng rộng lớn, địa hình dốc, xa khu dân cư, hồ sơ nhận khoán do cơ quan giao khoán (chủ rừng) làm, người dân chỉ đi nhận hiện trường sau khi ký kết hợp đồng giao khoán.
- Chính sách hưởng lợi tại Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 còn bất cập, khó thực hiện trong thực tế nên chưa tạo ra được động lực
khuyến khích người dân nhận rừng.