Qua điều tra đất trồng cây nông nghiệp trong rừng mà người dân đang sản
xuất là đất nương rẫy cũ, đất này có thể ở trong hoặc ngoài diện tích khoán. Loài cây trồng chủ yếu là cây mì, ngoài ra còn trồng các loại cây trồng khác như mít, đu đủ với mục đích là tiêu dùng là chủ yếu. Một số ít hộ vẫn có thói quen trồng
lúa rẫy.
Bảng 3.20. Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp
Hạng mục Trồng lúa Trồng mì Trồng điều Cộng
Số hộ trồng (hộ) 77 43 20 77 Sản lượng bìnhquân (kg/hộ) 697 2.762 933 / Thu nhập bình quân (triệu/hộ) 3,67 2,24 7,97 6,91
Lua 51.4% Khoai mi 17.4% Đieu 31.3%
Hình 3.7: Cơ cấu các nguồn thu nhập từ cây trồng trên đất lâm nghiệp
Kết quả điều tra hộ cho các thu nhập này như trình bày trong Bảng 3.20 ghi chú rằng, cây lúa ở đây gồm cả lúa nước và lúa rẫy (nhưng ít), do vậy cây
trồng nông nghiệp cho thu nhập của hộ từ đất trong rừng chủ yếu là mì và điều. Đất trồng đã có hoặc chưa có GCNQSDĐ tùy từng hộ và từng vị trí đất trong
rừng. Quan trọng là nguồn thu nhập từ tài nguyên đất rừng mà hộ có được.
Có 77/79 hộ có nguồn thu nhập từ trồng trọt, chiếm 30,8% trong tổng
nguồn thu, bình quân 6,91 triệu đồng trên năm. Điều đáng nói là phần nửa của
(nằm trong lúa) và một số loài cây rau màu khác thì chắc chắn nguồn thu sản
phẩm cây trồng nông nghiệp trên đất lâm nghiệp là trên 50%. Mặc dù nguồn này không hoàn toàn ổn định do mất mùa hay phụ thuộc vào thời tiết, nhưng chúng đã là chỗ dựa không thể thiếu được của các hộ dân nơi đây.
Tóm lại, thu nhập từ rừng của các hộ dân tại vùng nghiên cứu bao gồm ba
thành phần sau đây:
i) Thu nhập bằng tiền mặt từ khoán bảo vệ rừng,
ii) Thu nhập từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở trong rừng,
iii)Thu nhập từ các sản phẩm cây trồng trên đất rừng.
Theo trên, thu nhập từ khoán và LSNG chiếm 25,8% tổng nguồn thu; còn thu nhập từ trồng trọt chiếm 30,8% tổng nguồn thu nhưng một nửa trong đó
(15,0%) là từ các sản phẩm cây trồng trên đất lâm nghiệp. Vậy, nguồn thu nhập
từ rừng có thể phân ra 2 nhóm: thu nhập trực tiếp từ rừng và thu nhập từ sản
phẩm trồng trên đất rừng. Theo đó thì phần đóng góp của thu nhập từ rừng trên tổng thu là trên 45,8% (do không tính được lúa rẫy). Đến đây nếu khẳng định
rằng, đời sống người dân có sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng (gồm rừng và đất
rừng) thì có cơ sở là từ các con số này. Điều đó cũng khẳng định vai trò kinh tế
và xã hội của tài nguyên rừng trong đời sống của người dân địa phương.