Qua những thông tin thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau trên tất cả các lĩnh
vực: Văn hóa, đời sống, tín ngưỡng và tâm linh,…kể cả việc sử dụng và quản lý
nguồn tài nguyên.
- Giao đất, giao rừng và khoán quản lý bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc
thiểu số là một hình thức quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, đã có nhiều
công trình nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực này đối với nhiều địa phương và
những dân tộc khác nhau. Các nghiên cứu đã đem lại những kết quả khả quan, đã đưa ra những kết quả tương đồng, cũng có những kết quả chỉ đáp ứng được theo vùng địa lý, lịch sử và tập quán của mỗi dân tộc.
- Nhiều chủ trương, chính sách đã thúc đẩy phát triển nông thôn, những
chính sách này luôn thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, nhưng để đưa
những chính sách đó đi vào từng vùng, từng dân tộc là một vấn đề cần quan tâm.
- Quan điểm của đề tài xem hộ gia đình là thành viên cấu thành một cộng đồng. Làng, bản là một hệ thống động với các yếu tố đầu vào là các nguồn tài nguyên, chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội. Giao đất, giao
rừng và khoán quản lý bảo vệ rừng là những nội dung cần thiết trong quản lý
rừng và khai thác hợp lý các tài nguyên rừng nhằm tăng thu nhập cho người dân, để tạo động lực phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU