dụng đất lâm nghiệp
3.2.3.1. Công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ dân
Thực hiện chủ trương của Nhà nước xã hội hóa về rừng, trong thời gian
qua UBND tỉnh Bình Định thực hiện chương trình dự án WB3 tạo điều kiện giao đất cho dân trồng rừng, cho dân vay ưu đãi để hỗ trợ vốn cho dân đầu tư sản
xuất. Cụ thểtrong 10 năm thực hiện đã giao được 15.980,65 ha cho 9.229 hộ gia đình sử dụng để trồng rừng mục đích kinh tế, ngoài ra ở từng địa phương
(huyện, thị xã) trong tỉnh cũng đã quy hoạch và xây dựng kế hoạch giao đất cho
hộ dân với diện tích được giao 35.695,86 ha. Bình quân một hộ dân được nhận
từ 01 ha đến 02 ha đất rừng sản xuất. Diện tích từng hộ dân nhân đất rừng để sản
xuất là quá ít, chi phí đầu tư cho việc trồng rừng lớn, chu kỳ kinh doanh dài. Đại đa số người đồng bào dân tộc thiểu số sau khi được nhận đất trồng rừng lại sang nhương cho người khác, hoặc trồng rừng đến năm thứ 2 là “bán non” cho
thương lái để lấy tiền sử dụng cho cuộc sống trước mắt.
3.2.3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Theo các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt dự án Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 của các đơn vị chủ
rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định, đến nay:
- Diện tích đất lâm nghiệp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
tổng cộng: 235.575,73 ha; trong đó:
+ Công ty lâm nghiệp: 43.219 ha trong tổng số 44.400,79 ha được giao và
thuê, đạt 97%;
+ Ban Quản lý rừng: 118.383,03 ha trong tổng số 193.779,45 ha được
giao quản lý, đạt 61 %;
+ Tổ chức kinh tế khác: 13.043,87 ha (trong đó nhà đầu tư nước ngoài: 9.801,4 ha) trong tổng số 13.043,87ha được thuê, đạt 100%;
+ Cộng đồng: 2.572,7 ha trong tổng số 2.572,7 ha được giao quản lý, đạt
100% (tham gia dự án KfW6);
+ Hộ gia đình, cá nhân: 53.400,2 ha trong tổng số 53.400,2 ha được giao để sử dụng vì mục đích lâm nghiệp,đạt 100%;
+ Đơn vị vũ trang: 4.956,93 ha trong tổng số : 4.956,93 ha được giao quản lý, đạt
100%;
- Diện tích chưa cấp giấy chứng nhận tổng cộng: 131.798,48 ha, hiện nay
do UBND các cấp quản lý.
Nhìn chung, những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng cho người dân trong các văn bản pháp
luật có liên quan đã phần nào phát huy được hiệu quả, tạo sự thống nhất trong
công tác quản lý. Tuy nhiên, các văn bản này cũng dần lộ rõ sự bất cập, nên khi thực thi còn gặp nhiều vướng mắc. Đơn cử là khó khăn trong việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản của các công ty lâm
nghiệp, ban quản lý rừng nguyên nhân chính là do: (i) Hầu hết các khu vực, các
công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng hiện chưa có bản đồ chính xác trên diện
tích quản lý; (ii) Việc quản lý, sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp, ban quản
lý rừng cũng chưa chặt chẽ, một số công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng chưa xác định được cụ thể ranh giới ngoài thực địa và còn để xảy ra tình trạng người
dân lấn chiếm sử dụng; (iii) Trình tự thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu tài sản kéo dài, do phải rà soát hiện trạng sử dụng đất,
hiện trạng rừng; xây dựng hoặc điều chỉnh, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi
tiết của công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng; giải quyết việc lấn chiếm, tranh
chấp đất đai nằm trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt của
công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng; chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản đối chủ rừng này là rất lớn do diện tích được cấp là rất lớn.