Chính sách đất đai về bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP nghệ an và dự án đường 72m tại xã hưng tây (Trang 31 - 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Chính sách đất đai về bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

1.3.2.1. Những văn bản pháp quy của Nhà nước vềđất đai

1.Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, đến năm 1953 Nhà nước ta thực hiện cải cách ruộng đất nhằm phân phối lại ruộng đất với khẩu hiệu “người cày có ruộng” và Luật cải cách ruộng đất được ban hành. Thời kỳ này Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của 3 hình thức sở hữu đất đai: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Bên cạnh đó Luật cải cách ruộng đất có các quy định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất tuỳ theo từng trường hợp cụ thể [Chính Phủ(2014), Nghị đinh số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất.]

Đến năm 1959 bản Hiến pháp thứ 2 được ban hành và nhiều văn bản khác quy định vẫn có 3 hình thức sở hữu về đất đai do vậy, khi thu hồi, lấy đất của tập

thể và tư nhân Nhà nước phải thực hiện trưng dụng đất. Điều 20 của Hiến pháp nói rõ: “Khi nào cần thiết vì lợi ích chung Nhà nước mới trưng mua hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.”

Về việc trưng dụng đất, ngày 14/04/1959 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg quy định về thể lệ tạm thời về trưng dụng đất. Một trong những nguyên tắc của việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân dùng vào việc xác định những công trình do Nhà nước quản lý: “Đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựng, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng. Những người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường và trong trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công việc làm ăn”. Bên cạnh đó Nghị định cũng quy định về việc bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng: “Cách bồi thường tốt nhất là vận động nhân dân điều chỉnh hoặc nhường ruộng đất cho những người có ruộng đất bị trưng dụng để họ có thể tiếp tục sản xuất”. “ … trường hợp không làm được như vậy sẽ bồi thường một số tiền bằng từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng. Mức bồi thường nhiều hay ít phải căn cứ thực tế ở mỗi nơi…”.

Năm 1980, Quốc hội đã ban hành bản Hiến pháp thứ 3 của nước CHXNCN Việt Nam. Bản Hiến pháp lần này đã khẳng định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa,…là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”. Chính vì vậy ngay sau đó, vào ngày 01/07/1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước: “…Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung nhằm đảm bảo ruộng đất sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”.

Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1980 Luật Đất đai năm 1988 được ban hành, tiếp tục khẳng định lại đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Về việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại thì Luật Đất đai 1988 không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu phần nghĩa vụ của người sử dụng đất: “Đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất để giao cho mình bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của Pháp luật”.

Năm 1992, bản Hiến pháp 1992 được ban hành thay thế cho các bản Hiến pháp trước đây. Điều 17 Hiến pháp quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và vùng trời… đều thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 23: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do AN, QP, lợi ích quốc gia mà Nhà nước trưng mua hay trưng dụng, có BT tài sản của cá nhân hay tổ chức theo giá trị thị trường”.

Năm 1993, Luật Đất đai 1993 được ban hành, thay thế cho Luật Đất đai 1988, dựa trên tinh thần mới của bản Hiến pháp 1992 đã có những đổi mới quan trọng, đặc biệt đối với việc thu hồi đất phục vụ cho công cộng và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai năm 1993 đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992. Tại Điều 12: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian”. Điều 27: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/06/2001 quy định cụ thể hơn về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

đai đang sử dụng của người sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.

Cùng với mục đích là tiếp tục hoàn thiện Luật Đất đai, tạo nên khung pháp lý chặt chẽ thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam. Ngày 26/11/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật Đất đai 2003 và ngày 10/12/2003 lệnh của Chủ tịch nước đã công bố Luật Đất đai quy định cho việc quản lý và sử dụng đất. Sự ra đời của Luật Đất đai 2003 đã thay thế cho tất cả các Luật Đất đai và Luật sửa đổi, bổ sung trước đó nhằm phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, những đòi hỏi mới trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tại Điều 39 Luật Đất đai 2003 quy định về thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc sau khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt…”.

1.3.3. Chính sách v bi thường, h tr, tái định cư khi Nhà nước thu hi

đất trên địa bàn tnh Ngh An.

1.3.3.1. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, GPMB

* V công tác lãnh đạo, chđạo

Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của sở, ban, ngành chuyên môn, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác tổ chức GPMB thực hiện các dự án. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo kiên quyết công tác bồi thường, GPMB; bám sát chủ đề chỉ đạo năm. Sự chỉ đạo, phối hợp giữa các ngành, cấp uỷ, HĐND, UBND các huyện,

thành phố thị xã đã có nhiều giải pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tồn đọng, có nhiều đề xuất giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư: hướng dẫn, thực hiện các chế độ, chính sách, quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch; động viên các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương tích cực tham gia, tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện GPMB các công trình, dự án.

Thường trực Ban chỉ đạo GPMB tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác GPMB trên toàn tỉnh với nội dung các văn bản chế độ chính sách và các quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB đồng thời giải đáp các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

* Công tác chđạo kim tra, giám sát gii quyết vướng mc

Lãnh đạo UBND tỉnh cùng các Sở, Ban, ngành của tỉnh tiến hành nhiều cuộc làm việc trực tiếp với các địa phương, doanh nghiệp tại cơ sở có vướng mắc, chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB cho các dự án; giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề nghị của các chủ đầu tư.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy hiệu quả. MTTQ và các Đoàn thể cùng tham gia phối hợp, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân từ đó có hình thức vận động phù hợp, đổi mới phương pháp (tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, tham gia các buổi đối thoại, đến từng hộ…).

Nhiều địa phương chủ động ban hành Chỉ thị về công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện GPMB, có cách làm sáng tạo đã phân công cán bộ lãnh đạo chủ chốt trực tiếp chỉ đạo công tác GPMB ở những nơi khó khăn nhất để xử lý dứt điểm các vướng mắc. Trực tiếp đối thoại với nhân dân, giải quyết vướng mắc

ngay tại cơ sở. Các địa phương đã và đang kiện toàn tổ chức thực hiện công tác bồi thường để nâng cao năng lực công tác chuyên môn. Tuy nhiên, công tác GPMB vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải chỉ đạo kiên quyết hơn nữa để đáp ứng tiến độ.

1.3.3.2. Về công tác tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng

Tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đã được xây dựng chuyên môn hoá: ở cấp tỉnh có Ban Trung tâm phát triển quỹ đất. Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện có Ban bồi thường GPMB hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất

Chế độ đối với cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB chưa phù hợp nên thường xuyên có sự thay đổi. Mặt khác tuổi đời, kinh nghiêm và trình độ của một số cán bộ còn hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ, tạo nên không ít khó khăn trong quá trình giải quyết công việc.

Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn quản lý đất đai, xây dựng còn thấp, độ tuổi lại trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế, nhận thức về chuyên môn còn hạn chế nên khi triển khai thực hiện GPMB còn sai sót.

Cán bộ làm công tác GPMB chủ yếu thuộc diện hợp đồng, tư tưởng chưa yên tâm công tác; một số cán bộ có trình độ, kinh nghiệm làm việc tốt được điều, hoặc xin chuyển đi các đơn vị khác.

Trong thời gian qua công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB đã đạt được kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu đầu tư của tỉnh đồng thời đã làm thay đổi diện mạo, phát triển cơ sở hạ tầng của đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: một số công trình, dự án đã thực hiện cơ bản xong công tác giải phóng mặt bằng đủ điều kiện bàn giao cho chủ đầu tư thi công:

- Đối với người dân sau khi bị thu hồi đất được giao đất tái định cư, khi di chuyển đến khu tái định cư có hạ tầng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ với giá tái định cư không cao hơn giá bồi thường đất ở.

Ngoài các dự án phải thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB còn một số các dự án như: xây dựng đường giao thông, xây dựng nông thôn mới…do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, tự nguyện hiến đất bàn giao mặt bằng với số lượng và giá trị lớn.

Giao đất, thu hồi đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là biện pháp quan trọng để Nhà nước chủ động trong việc phân bổ lại tài nguyên Quốc gia. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là khâu then chốt để giao đất, thu hồi đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên thực tế, làm cho đất đai sử dụng ngày càng có hiệu qủa, đây là việc làm lâu dài và liên tục của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Khi tiến hành thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn tồn tại 3 mối quan hệ: Nhà nước, người bị thu hồi đất, nhà đầu tư. Tuy cùng lúc, cùng địa điểm nhưng quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm và lợi ích lại khác nhau; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải phù hợp với mối quan hệ phức tạp này, đó là chính sách liên quan đến lợi ích các bên.

Thu hồi đất mang tính chất cưỡng chế hành chính (không đồng ý vẫn thu hồi) nhưng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải có nhiều tính toán chi li về kinh tế đó là: Bồi thường đất đai, tài sản, vật kiến trúc, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, công bằng xã hội, dân chủ từ cơ sở, văn minh xã hội, kỷ cương phép nước, đảm bảo ổn định tình hình kinh tế – chính trị của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Đây là hoạt động không chỉ nặng về quản lý Nhà nước mà còn phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường, nhất là thị trường bất động sản hoạt động theo luật định.

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp liên quan đến nhiều mặt kinh tế xã hội, phụ thuộc vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như: Luật dân sự, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Ngân sách, Luật Khiếu nại, Tố cáo, Luật Xây dựng... và các Nghị định,

Thông tư hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu đặt ra để thực hiện công tác này là hết sức to lớn và nặng nề như: tổ chức bộ máy, điều kiện làm việc, bố trí con người làm công tác này còn hạn chế chưa ngang tầm với công việc khó khăn và phức tạp như trên.

1.3.3.3. Những thuận lợi, khó khăn

Được sự quan tâm chỉ đạo điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh, công tác GPMB đã có nhưng thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thun li

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh luôn xác định công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành; khâu then chốt thu hút đầu tư, nên đã tập trung sát sao chỉ đạo thực hiện.

- Tổ chức bộ máy làm công tác bồi thường đã được xây dựng chuyên môn hoá (Ban chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC, GPMB tỉnh; huyện, thành phố, thị xã: Trung tâm phát triển quỹ đất; Ban bồi thường GPMB)

- Chính sách bồi thường đã được ban hành cơ bản thông thoáng, theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất và sát thực tế hơn.

Được sự ủng hộ của đa số nhân dân về chủ trương thực hiện dự án với những thuận lợi, hiệu quả mà dự án mang lại. Nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất để GPMB xây dựng các dự án công trình hạ tầng cơ sở, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện nguồn kinh phí đầu tư còn khó khăn.

Công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách giải phóng mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP nghệ an và dự án đường 72m tại xã hưng tây (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)