Xuất giải pháp giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP nghệ an và dự án đường 72m tại xã hưng tây (Trang 70 - 90)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.3. xuất giải pháp giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho

cho công tác bi thường gii phóng mt bng

3.4.3.1 Gii pháp v chính sách thc hin bi thường, gii phóng mt bng

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện GPMB, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

- Các chính sách, văn bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tỉnh phải được thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Giá cả các loại đất, phương pháp xác định hiện nay còn mang tính chủ quan, chưa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Vậy nên cần nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đầy đủ thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Do vậy phải thường xuyên bổ sung sửa đổi quy định về khung giá đất cho phù hợp tình hình thực tế, điều chỉnh mức giá đảm bảo bảng giá đất bồi thường phù hợp với giá trị thực tế của đất sử dụng, sát với giá thị trường.

- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các cơ chế chính sách đối với người bị thu hồi đất nhất là nhóm đối tượng lao động nông nghiệp một cách mềm dẻo, linh hoạt theo tinh thần của pháp luật quy định đó là “căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định”.

- Các thông tin về tái định cư chưa rõ ràng, cụ thể khi triển khai thu hồi đất. Chất lượng và sự đồng bộ của hạ tầng khu tái định cư vẫn chưa được đảm bảo. Vấn đề việc làm, sinh kế của người dân trong khu tái định cư gặp nhiều khó khăn nhưng chưa có những hỗ trợ hiệu quả, kịp thời. Chính những khó khăn trên đã tạo tâm lý chưa an tâm và chưa đồng thuận từ người dân trong quá trình thu hồi đất, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Vì vậy cần quan tâm bố trí nơi tái định cư cho các hộ dân phải di dời tuân thủ đúng các điều kiện theo quy định. Nghiên cứu xây dựng giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp sát với giá thị trường hoặc kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm thực hiện. Việc lập quy hoạch, kế hoạch quỹ đất tái định cư đảm bảo đủ nhu cầu giải phóng mặt bằng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo tiêu chuẩn, tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi. Thậm chí, ứng trước từ ngân sách để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm, có khả năng sinh lợi cao để giành bố trí tái định cư cho các hộ có đất ở mặt các trục đường. Xét, bố trí tái định cư đúng đối tượng, đúng thành phần, tạo niềm tin cho người dân có đất bị thu hồi;

3.4.3.2 Gii pháp v năng lc đội ngũ cán b thc hin bi thường, gii phóng mt bng

Giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc của cả hệ thống chính trị theo hướng Đảng tập trung lãnh đạo, chính quyền tích

cực triển khai, các đoàn thể tích cực vận động nhân dân thực hiện. Chính vì vậy, để thực hiện hiệu quả công tác GPMB thì, không ai khác đó chính là bộ máy tổ chức và từng con người cụ thể của bộ máy. Có thể nói, cán bộ giải phóng mặt bằng là nhân tố quyết định rất lớn đến hiệu quả của công tác thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vậy nên, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, có chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao vào làm việc.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây là những cán bộ có bản lĩnh, phẩm chất cách mạng, có chuyên môn cao, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng quy hoạch cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với các đồng chí là Đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cần phải thật sự tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, phải biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của quần chúng, khắc phục những biểu hiện cá nhân độc đoán, chuyên quyền.

+ Đối với bộ máy quản lý: Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến công tác bồi thường GPMB. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan, phòng ban, đơn vị. Vì vậy, bộ máy quản lý phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, phân công, phân cấp rõ ràng, quy định quyền hạn cụ thể cũng như trách nhiệm của các cấp; phải xem xét đến năng lực thực tế, khả năng phát triển nhằm tăng tính chủ động cho các phòng ban, hạn chế tối đa tính áp đặt, thiếu khách quan, khoa học; các ngành tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên

liên tục giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

+ Đối với cán bộ thực hiện: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng tránh tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”; phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ thực hiện, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tuyển dụng thu hút trọng dụng nhân tài.

Qua phân tích những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện GPMB tại huyện Hưng Nguyên có nguyên nhân từ năng lực chuyên môn của cán bộ, đặc biệt là chuyên môn về chuyên ngành Luật, chuyên ngành Quản lý đất đai của đội ngũ cán bộ đang là một hạn chế ảnh hưởng đến việc tham mưu, giải quyết, thực hiện công tác BT, HT và TĐC, vì vậy việc nâng cao các chuyên ngành này là rất cần thiết. Mặt khác với tính chất công việc phức tạp đòi hỏi sự tính toán chính xác, nếu sai sót sẽ dẫn đến sự thất thoát kinh tế và khiếu nại của người dân. Do vậy, yêu cầu bắt buộc các cán bộ thực hiện công tác GPMB hàng năm phải được tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ, chính sách về đất đai, BT, HT &TĐC do Trung ương và tỉnh tổ chức để có hành trang kiến thức và trao đổi học tập kinh nghiệm hay, cách xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong công tác; Ngoài ra, tập huấn, bồi dưỡng cho những cán bộ, công chức được phân công đi trực tiếp kiểm đếm, chi trả đền bù nắm vững nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng, nêu cao quan điểm quần chúng, tôn trọng dân, làm việc cụ thể, giải thích tuyên truyền cho từng hộ dân.

Hệ thống văn bản, chính sách phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những trường hợp cán bộ thực hiện cố ý vận dụng chính sách chưa phù hợp, gây thất

thoát, tham nhũng khiến người dân bức xúc. Một vấn đề đáng quan tâm khác, là trong thực hiện công tác GMMB lại xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên không gương mẫu, làm trái các quy định của pháp luật, vi phạm các điều đảng viên không được làm, thậm chí lôi kéo, kích động quần chúng không tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh trong việc tích cực giao đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Do vậy cần phải nâng cao công tác giáo dục tư tưởng, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, đi đầu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, nâng cao tính gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện cần kiệm liêm chính chí công vô tư trong công tác thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

3.4.3.3 Giải pháp về công tác dân vận trong thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng

+ Ngay từ khi dự thảo quy hoạch, dự án, phương án thu hồi đất, giá cả đền bù và phương án tổ chức thực hiện dự án, các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn phải tổ chức họp dân, lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội liên quan đến dự án để bổ sung, hoàn thiện dự án. Trường hợp nếu là đất của đồng bào dân tộc thiểu số đang canh tác, đất mồ mả, đất tôn giáo, đất di tích lịch sử... thì phải tách ra khỏi vùng dự án; nếu do tính chất, quy mô, tính đặc thù của dự án không thể tách được thì chủ dự án phải phối hợp với chính quyền địa phương họp dân để thỏa thuận, thống nhất phương án xử lý diện tích đất trên, nếu không có sự đồng tình nhất trí của đại bộ phận nhân dân thì chưa được triển khai, thực hiện.

+ Công khai với người dân về nội dung liên quan của dự án bằng nhiều hình thức linh hoạt như: mời họp dân, trực tiếp phổ biến, công khai trên phương tiện thông tin của địa phương, cung cấp tài liệu có liên quan cho Mặt trận, các đoàn thể địa phương nơi có dự án để phối hợp tuyên truyền, phát phiếu lấy ý kiến, niêm yết văn bản, thậm chí cán bộ thực hiện bồi thường, giải

phóng mặt bằng của huyện có thể tổ chức phát các tài liệu cần thiết liên quan đến chính sách bồi thường cho người dân trong các buổi họp mục đích để giảm bớt khó khăn cho người dân trong tìm hiểu về cơ chế chính sách, bồi thường, tránh những trường hợp khiếu nại không đáng có dẫn đến chậm tiến độ thực hiện bồi thường.

+ Cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về thu hồi đất khi thực hiện dự án để nhân dân hiểu đúng, đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án, quyền lợi của mình khi dự án được thực hiện, vận động nhân dân thực hiện dự án.

+ Tổ chức khảo sát, đo đạc địa chính, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổ chức lấy ý kiến người bị thu hồi đất tham gia, tổng hợp tiếp thu để xây dựng phương án cụ thể: Bao gồm cả phương án kiểm đếm, thanh toán và phương án tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân có liên quan.

+ Hoàn thiện hồ sơ dự án và công khai cho nhân dân vùng dự án biết về các chủ trương chính của Trung ương và của tỉnh có liên quan đến dự án; bản vẽ quy hoạch chi tiết và bản đồ hiện trạng; bản vẽ quy hoạch chi tiết khu tái định cư, tái định canh; các quyết định như: Phê duyệt dự án, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; kế hoạch giải phóng mặt bằng; kế hoạch di chuyển đối với người bị thu hồi đất; kết quả điều tra kiểm kê đất, tài sản, hoa màu, vật kiến trúc của từng hộ dân; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến giải phóng mặt bằng...

+ Phải công bố rõ chủ trương thu hồi đất cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tái định canh cho người có đất bị thu hồi về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái

định cư, thời gian bàn giao đất, phương án, phương pháp thực hiện chi trả tiền bồi thường; tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định.

+ Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chính quyền và các cơ quan chức năng phải thường xuyên theo dõi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng và ý kiến tham gia góp ý, thắc mắc, khiếu tố của nhân dân để kịp thời tiếp thu những ý kiến đúng đắn, tiếp tục chỉnh sửa bổ sung về cơ chế, chính sách, giá cả đền bù, hỗ trợ, phương pháp tổ chức thực hiện; giải thích rõ những ý kiến, kiến nghị của nhân dân.

+ Sau khi thực hiện xong dự án, chính quyền các cấp phối hợp với Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục nắm tâm tư nguyện vọng, đời sống ăn ở, sinh hoạt, việc làm, thu nhập của nhân dân, nhất là những dự án tái định cư để tiếp tục tuyên truyền, vận động và tham mưu giải quyết, hỗ trợ kịp thời những khó khăn, bức xúc, sớm ổn định cuộc sống của nhân dân.

Khi có khiếu kiện đông người, phức tạp, xảy ra “điểm nóng”, cấp ủy, chính quyền có trách nhiệm nghe, đối thoại trực tiếp với nhân dân, nắm tình hình, bàn biện pháp giải quyết; tùy theo tính chất, mức độ có thể lập tổ công tác, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền vận động, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị chính đáng của nhân dân. Trong quá trình giải quyết “điểm nóng”, giải quyết những khiếu tố gay gắt của nhân dân phải lấy tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục là chính; phát huy tốt vai trò của cả hệ thống chính trị, vai trò của những người tích cực, có uy tín trong cộng đồng dân cư sở tại; phải tổ chức lực lượng kiên trì vận động đến từng người dân và thực sự cầu thị tiếp thu ý kiến của nhân dân; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, kịp thời sửa chữa, xin lỗi dân về những khuyết điểm, hạn chế của mình. Đồng thời phải kiên quyết, khôn khéo phát động nhân dân đấu tranh với những người cực đoan lợi dụng dân chủ để tập hợp quần chúng khiếu tố sai trái gây mất ổn định về an ninh chính trị. Chỉ tiến hành cưỡng chế khi đã dùng hết các biện pháp tuyên truyền, vận động,

song phải có phương án cụ thể và phải được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ, không để tình hình phức tạp thêm. Trường hợp thậm chí phải tiến hành cưỡng chế nhưng người dân vẫn không chấp hành ký hồ sơ, thì đòi hỏi phải vào cuộc của cả một hệ thống chính trị: Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ cấp huyện, xã đặc biệt là các chi bộ khối xóm là những người luôn gần gũi với dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của dân.. để làm tốt công tác tư tưởng cho người dân. 65 năm trước, Bác Hồ đã nêu cao tinh thần vận và khẳng định rằng: "Dân vận không phải là việc của riêng một hai người, một hai ban, ngành, đó phải là công việc của cả hệ thống chính trị", của "tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức đều phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP nghệ an và dự án đường 72m tại xã hưng tây (Trang 70 - 90)