Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP nghệ an và dự án đường 72m tại xã hưng tây (Trang 64)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2. Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có

Bảng 3.11. Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án

STT Mức thu nhập Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Có thu nhập tốt hơn trước 70 46.7%

2 Có thu nhập như cũ 50 33.3

3 Có thu nhập kém đi 30 20

Tổng 150 100

Nguồn:UBND xã Hưng Tây và UBND thị trấn Hưng Nguyên

Qua bảng 3.11 ta thấy:

Mức độ đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án. 60 hộ có mức thu nhập tốt hơn chiếm 40%. 50 hộ có mức thu nhập như cũ chiếm 33.3%. Chiếm 20% ứng với 30 hộ có mức thu nhập kém đi.

3.3.3. Tác động đến vic phát trin các công trình h tng k thut, h tng xã hi

Bảng 3.12. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

Kết quả

Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ đánh giá tốt hơn 150 100

2 Số hộ đánh giá không thay đổi 0 0

3 Số hộ đánh giá kém đi 0 0

Tổng số hộ đánh giá 150 100

Nguồn:UBND xã Hưng Tây và UBND thị trấn Hưng Nguyên

Qua bảng 3.12 ta thấy:

Mức độ đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất. Tổng số hộ điều tra 150 hộ, số hộ được đánh giá tốt hơn là 150 hộ đạt 100%. Với kết quả điều tra như vậy đã cho thấy cá hộ dân đã tiếp cận cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội được tốt hơn sau khi bị thôi hồi đất để thực hiện dự án.

3.3.4. Tác động đến mi quan h trong gia đình

Bảng 3.13 . Đánh giá về tác động của Dự án đến mối quan hệ trong gia đình của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

Kết quả

Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ đánh giá tốt hơn 110 73.3

2 Số hộ đánh giá không thay đổi 25 16.7

3 Số hộ đánh giá kém đi 15 10

Tổng số hộ đánh giá 150 100

Qua bảng 3.13 ta thấy:

-Đánh giá về tác động của Dự án đến mối quan hệ trong gia đình

của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất. Tổng số hộ điều tra 150 hộ, số hộ có chỉ số đánh giá tốt hơn là 110 hộ chiếm 73.3%. Số hộ có chỉ số đánh giá không thay đổi là 25 chiếm 16.7%. Số hộ có chỉ số đánh giá kém đi là 15 hộ chiếm 10%.

3.3.5. Đánh giá tác động chung đến xã hi ca khu vc

- Mặt tích cực: Sau khi dự án đi vào hoạt động đã góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển, nâng cao đời sống của người dân, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ.

- Mặt tiêu cực:

+ Kéo theo một số tệ nạn, ảnh hưởng đến một số bộ phận người dân đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên.

+ Trong khu công nghiệp có một số Nhà máy gây o nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

3.4. Thành công, tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án

3.4.1. Nhng thành công

- Kết quả thu hồi đất: Toàn bộ diện tích đất trong dự án đã được thu hồi bồi thường, hỗ trợ đảm bảo đúng quy định. Trong quá trình triển khi đã không bị tiến hành cưỡng chế.

+ Đúng thời gian: Việc thu hồi đất tiến hành bồi thường, hỗ trợ cho chủ sử dụng đất và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư cơ bản đảm bảo tiến độ.

+ Đúng đơn giá đền bù: Đảm bảo đúng đơn giá ban hành

+ Tái định cư: Các hộ dân nhận đất tái định cư đã xây dựng xong nhà cữa ổn định cuộc sống nơi tái định cư

+ Công ăn việc làm: Sau khi dự án VSIP đi vào hoạt động đã tạo ra rất nhiều việc làm, nhờ vậy mà một số bộ phận người dân trên địa bàn huyện đã xin được việc trong khu công nghiệp.

+ Thu nhập: Ngoài khoản tiền được bồi thường, hỗ trợ sau khi bị thu hồi đất thì người dân đã xin được việc trong khu công nghiệp nên đã

- Tính ổn định xã hội: Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB, có một số hộ dân đã tiến hành mua sắm, chi tiêu không hợp lý dẫn đến phải phá sản lâm vào cảnh nợ nần, con cái trong tuổi vị thành niên sinh hoạt không lành mạnh kéo theo một số tệ nạn xã hội.

3.4.2. Nhng tn ti

- Bộ máy và đội ngũ cán bộ tham gia công tác GPMB hiện nay đang còn mỏng, không thể đồng loạt triển khai đáp ứng được yêu cầu nhiều dự án cùng lúc trên các địa bàn khác nhau. Năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB đang còn chênh lệch, một số từ các ngành chuyên môn khác không thuộc lĩnh vực đất đai chuyển sang.

GPMB một dự án liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của nhiều phòng, ban chuyên môn của UBND huyện. Những việc có liên quan đến các phòng tiến hành chậm trễ, làm chậm tiến độ bàn giao mặt bằng, đặc biệt ở khâu thẩm định phương án và ra quyết định thu hồi đất đến từng thửa. Trong công tác tham mưu nhiệm vụ được giao còn chậm, sự phối hợp giữa các phòng đôi khi chưa thường xuyên.Trong nội bộ của Ban tư vấn GPMB, của Hội đồng BT, HT và TĐC huyện sự phối hợp giữa các thành viên chưa cao, trong công việc được giao đôi khi còn né tránh đùn đẩy trách nhiệm.

Năng lực cán bộ thực hiện GPMB còn hạn chế. Trong việc lập hồ sơ, thực hiện các bước quy trình giải phóng mặt bằng chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo, trong hồ sơ đang bị tẩy xóa, thiếu sót nhiều dẫn đến khiếu kiện của người dân.

- Công tác quản lý địa chính của các cấp chính quyền địa phương còn rất hạn chế, các quy định quản lý đất đai chưa tuân thủ nghiêm ngặt. Công tác

công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh tại nhiều huyện, xã đã không được triển khai rộng rãi trong nhân dân, hoặc có làm nhưng đang ở hình thức " úp, mở " nên việc quản lý sau quy hoạch yếu kém dẫn đến việc tạo lập, thay đổi nguồn gốc đất đai, tài sản gây khó khăn cho công tác xác định khi lập hồ sơ bồi thường GPMB.

Với việc thu hồi đất, UBND xã có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc sử dụng đất phục vụ cho việc lập phương án bồi thường hỗ trợ. Do hồ sơ gốc và công tác quản lý lỏng lẻo, yếu kém dẫn đến không có căn cứ để xác định nguồn gốc đất, xác nhận sai gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.

- Hoạt động truyền thông kém hiệu quả. Công tác truyền thông trước giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án đang còn thiếu, quá trình thực hiện vận động, tuyên truyền, thuyết phục người bị thu hồi đất chấp hành chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường của Nhà nước đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của chính quyền địa phương và cán bộ dự án thì hiệu quả mới cao nhưng sự phối kết hợp này không nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nơi " ngại va chạm với người dân" đang để ngỏ cho dự án tự thực hiện cho nên kết quả công tác vận động, tuyên truyền nhiều khi triển khai nhiều nhưng hiệu quả không được như mong muốn.

- Nguồn tài chính cho thực hiện GPMB chưa huy động đầy đủ và kịp thời. Chưa huy động được các nguồn lực từ các nguồn ngoài NSNN để đầu tư các khu TĐC, hay đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Có những dự án không giải ngân được kịp thời, thanh quyết toán có những năm còn chậm, công tác thanh quyết toán kinh phí hoạt động hội đồng còn chậm, để tồn đọng quá nhiều, xử lý chưa dứt điểm.

- Cái khó trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay là việc người dân không đồng thuận trong việc áp giá bồi thường, gpmb do giá đất giữa các xã trong huyện, giữa các huyện trong tỉnh còn có sự chênh lệch, giá bồi thường tài sản theo quy định hiện nay vẫn còn thấp so với giá thị

trường nhất là bồi thường cây cối hoa màu, vì vậy xảy ra tình trạng người dân đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Hiện nay, pháp luật về đất đai quy định cụ thể về hai trường hợp thu hồi đất. Thứ nhất là Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Thứ hai là cơ chế Nhà nước không thu hồi đất mà chủ đầu tư và người sử dụng đất tự thỏa thuận việc sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (không vì lợi ích riêng của doanh nghiệp) thì giá bồi thường theo giá đất cụ thể của UBND cấp tỉnh ban hành (không được thỏa thuận); khi chủ đầu tư thực hiện dự án bằng cách nhận quyền sử dụng đất thông qua hình thức chuyển nhượng thì người dân được thỏa thuận giá mua bán với mức giá cao hơn giá hiện hành. Mặt khác mức giá bồi thường GPMB đối với đất nông nghiệp tại các thành phố thường cao hơn các huyện, do vậy người dân so bì, đề nghị tăng giá bồi thường GPMB.

- Pháp luật nước ta chỉ dừng lại ở việc xác định là “hỗ trợ việc làm” chứ không phải “bồi thường do mất việc vì bị thu hồi đất”. Chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề việc làm. Công tác đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi chưa được quan tâm thực hiện và chưa đạt hiệu quả cao vì chưa phát huy được công tác bố trí việc làm sau đào tạo.

- Chính sách tái định cư chưa đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của người bị thu hồi đất có nhu cầu vào ở khu tái định cư. Một số dự án thu hồi GPMB chưa thực hiện xây dựng khu Tái định cư trước khi thực hiện thu hồi GPMB, đây thực sự là vấn đề bất cập trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các dự án trong khi triển khai thường

không khảo sát hết các nhu cầu về tái định cư của người dân trong diện phải di dời khi GPMB, do vậy trong công tác tái định cư gặp rất nhiều khó khăn.

- Các cơ quan có chức năng kiểm soát công tác GPMB không thường xuyên bám sát tình hình thực tế, không có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy trình, chính sách bồi thường, GPMB. Thông tin báo cáo chưa có sức thuyết phục cao, chưa phản ánh đúng tình hình thực hiện trên thực tế, số liệu đôi khi không thống nhất giữa các nguồn, các kênh khác nhau. Công tác giám sát đánh giá chưa sâu, chưa thường xuyên.

3.4.3. Đề xuất giải pháp giải quyết và rút ra những bài học kinh nghim cho công tác bi thường gii phóng mt bng cho công tác bi thường gii phóng mt bng

3.4.3.1 Gii pháp v chính sách thc hin bi thường, gii phóng mt bng

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện GPMB, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

- Các chính sách, văn bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tỉnh phải được thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Giá cả các loại đất, phương pháp xác định hiện nay còn mang tính chủ quan, chưa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Vậy nên cần nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đầy đủ thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Do vậy phải thường xuyên bổ sung sửa đổi quy định về khung giá đất cho phù hợp tình hình thực tế, điều chỉnh mức giá đảm bảo bảng giá đất bồi thường phù hợp với giá trị thực tế của đất sử dụng, sát với giá thị trường.

- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các cơ chế chính sách đối với người bị thu hồi đất nhất là nhóm đối tượng lao động nông nghiệp một cách mềm dẻo, linh hoạt theo tinh thần của pháp luật quy định đó là “căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định”.

- Các thông tin về tái định cư chưa rõ ràng, cụ thể khi triển khai thu hồi đất. Chất lượng và sự đồng bộ của hạ tầng khu tái định cư vẫn chưa được đảm bảo. Vấn đề việc làm, sinh kế của người dân trong khu tái định cư gặp nhiều khó khăn nhưng chưa có những hỗ trợ hiệu quả, kịp thời. Chính những khó khăn trên đã tạo tâm lý chưa an tâm và chưa đồng thuận từ người dân trong quá trình thu hồi đất, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Vì vậy cần quan tâm bố trí nơi tái định cư cho các hộ dân phải di dời tuân thủ đúng các điều kiện theo quy định. Nghiên cứu xây dựng giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp sát với giá thị trường hoặc kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm thực hiện. Việc lập quy hoạch, kế hoạch quỹ đất tái định cư đảm bảo đủ nhu cầu giải phóng mặt bằng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo tiêu chuẩn, tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi. Thậm chí, ứng trước từ ngân sách để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm, có khả năng sinh lợi cao để giành bố trí tái định cư cho các hộ có đất ở mặt các trục đường. Xét, bố trí tái định cư đúng đối tượng, đúng thành phần, tạo niềm tin cho người dân có đất bị thu hồi;

3.4.3.2 Gii pháp v năng lc đội ngũ cán b thc hin bi thường, gii phóng mt bng

Giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc của cả hệ thống chính trị theo hướng Đảng tập trung lãnh đạo, chính quyền tích

cực triển khai, các đoàn thể tích cực vận động nhân dân thực hiện. Chính vì vậy, để thực hiện hiệu quả công tác GPMB thì, không ai khác đó chính là bộ máy tổ chức và từng con người cụ thể của bộ máy. Có thể nói, cán bộ giải phóng mặt bằng là nhân tố quyết định rất lớn đến hiệu quả của công tác thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vậy nên, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP nghệ an và dự án đường 72m tại xã hưng tây (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)