Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 31)

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Trùng Khánh là một huyện miền núi biên giới, nằm cách thành phố Cao Bằng 80 km về phía Đông Bắc. Có tọa độđịa lý:

+ Từ 22040’ đến 23000’ vĩđộ Bắc;

+ Từ 106020’ đến 106050’ kinh độ Đông.

Huyện có 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn gồm 19 xã và 01 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 46.795,42 ha; với địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; - Phía Nam giáp huyện Quảng Uyên, Hạ Lang;

- Phía Đông giáp huyện Hạ Lang và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; - Phía Tây giáp huyện Trà Lĩnh và Quảng Uyên

1.4.1.2. Địa hình

Trùng Khánh là huyện miền núi, có độ cao trung bình từ 500 m - 800 m, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với 3 kiểu địa hình chính:

- Địa hình núi trung bình (độ cao ≥ 700 m): Phân bố khu vực núi đá vôi, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc và Tây Nam của huyện, đó là những dãy

đá vôi dốc có độ cao từ 700 m đến 850 m với nhiều hang động xen kẽ các thung lũng.

- Địa hình núi thấp và đồi (độ cao < 700m): Kiểu này được hình thành trên các loại đá spirit, phiến thạch sét và sa thạch, phân bố tập trung ở

vôi. Độ cao trung bình dạng địa hình này từ 500 m đến 700 m; đất được hình thành chủ yếu tập trung tại chỗ từ đỉnh đến chân đồi, một số bị rửa trôi hình thành các thung lũng ở những khe lạch dưới chân đồi.

- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ: Đây là những dải đất tương

đối bằng phẳng chạy dọc theo 2 hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng, mức độ rộng hẹp, cao thấp khác nhau, đó là những cánh đồng, nương bãi do phù sa sông, suối bồi đắp hoặc do sản phẩm dốc tụ. Kiểu địa hình này đã hình thành những loại đất chính để sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.

1.4.1.3. Khí hậu

Theo số liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Trùng Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô.

- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, mùa này khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nhiệt độ thấp nhất là 24,20C, nhiệt độ cao nhất là 36,30C.

- Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, có mưa nhỏ, mưa phùn, sương muối, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 170C trong đó tháng 1 có nhiệt độ trung bình dưới 11,60C; nhiệt độ thấp tuyệt đối là - 30C.

Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm chênh lệch trung bình 7,50C, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối lớn, tháng 12 là 8,80C.

Lượng mưa trung bình năm là 1.666,7 mm nhưng lại phân bố không

đồng đều trong năm, trong đó 82% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Số ngày mưa trung bình năm là 147,6 ngày.

Lượng bốc hơi bình quân năm là 856,4 mm. Trong năm có 4 tháng lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa (từ tháng 12 đến tháng 3) vì vậy các tháng này thường xảy ra tình trạng khô hạn, thậm chí thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân. Độẩm bình quân năm là 81%.

Ngoài ra còn có hiện tượng sương muối xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (trung bình 6 ngày/năm), ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp.

1.4.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện có 2 hệ thống sông lớn chảy qua là sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng.

Sông Quây Sơn có 2 nhánh chính đều bắt nguồn từ Trung Quốc, một nhánh chảy qua xã Phong Nậm, một nhánh chảy qua xã Ngọc Khê, hợp lưu ở phía Đông xã Ngọc Khê rồi đổ về xã Đàm Thủy. Tổng chiều dài lưu vực trong huyện là 65,5 km, lưu lượng nước mùa mưa đạt 870 m3/s, và mùa khô là 3,2 m3/s.

Sông Bắc Vọng có 2 nhánh, nhánh chính cũng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trà Lĩnh, rồi đổ vào huyện Trùng Khánh qua các xã Trung Phúc, Thông Huề, Đoài Côn và Thân Giáp; một nhánh phụ chảy từ xã Đức Hồng qua xã Thông Huề chảy vào nhánh lớn tại xã Thân Giáp. Tổng chiều dài lưu vực sông chảy qua huyện là 27,5km, lưu lượng nước vào mùa mưa đạt 350 m3/s và mùa khô là 0,76 m3/s.

Hai hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng có hàng trăm suối lớn nhỏ đổ vào. Ngoài ra, còn phải kể đến một số hang động có tích nước và một số hồ, đập giúp huyện giải quyết nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

1.4.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

Theo bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Cao Bằng, trên địa bàn huyện có các loại đất sau:

- Đất phù sa: Diện tích là 796 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã vùng bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu. Loại

đất này có lượng mùn, kali và đạm ở mức trung bình, còn hàm lượng lân khá. - Đất dốc tụ hình thành trên đá vôi: Diện tích là 3.251 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên, phân bốở các xã vùng đồi núi và thung lũng. Đất tích vôi có

hàm lượng các nguyên tố vi lượng là canxi và magie khá cao, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất feralit nâu và nâu đỏ phát triển trên đá vôi: Diện tích là 7.739 ha, chiếm 15,57% diện tích tự nhiên, phân bốở hầu hết các xã trong huyện. Loại đất này có lượng mùn, lân trao đổi trung bình nhưng kali thuộc loại nghèo. Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét, thích hợp phát triển lâm nghiệp và cây ăn quả.

- Đất feralit màu xám phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất: Diện tích là 16.226 ha, chiếm 34,75% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả

các xã trong huyện. Đất này có hàm lượng mùn, đạm, kali ở mức trung bình, nhưng lân tổng số và kali dễ tiêu thuộc loại nghèo, đất có thành phần cơ giới từ

thịt đến thịt pha sét và sét.

- Đất glây: Diện tích là 200 ha, chiếm 0,42% diện tích tự nhiên và phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven sông. Đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, nên năng suất các loại cây trồng trên đất này không cao.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích là 1.830 ha, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này cần đặc biệt quan tâm cải tạo, bảo vệ.

Ngoài ra còn có 18.179 ha núi đá không có rừng cây, chiếm 38,53% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Tóm lại, các loại đất đai của Trùng Khánh khá tốt, thuận lợi để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp như trồng Lúa, Thuốc lá, Đậu tương, Mía, .... đặc biệt là việc phát triển cây ăn quả như Dẻ...

1.4.1.6. Rừng và hệ thực vật rừng

Huyện Trùng Khánh có 33.720,81 ha rừng và đất quy hoạch phát triển rừng với độ che phủ trên 50%, có nhiều chủng loại cây, quý hiếm, tài nguyên thiên nhiên phong phú; có nhiều động vật quý như: Vượn cao vít, khỉ, hươu, nai, lợn rừng, sơn dương, cầy hương, sóc,... cũng như

Rừng: Căn cứ vào mục đích sử dụng của rừng, rừng Cao Bằng được phân thành 3 loại: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, mỗi loại rừng đều có đặc điểm và tác dụng riêng. • Rừng đặc dụng: 3.173,8 ha • Rừng phòng hộ: 25.540,18 ha • Rừng sản xuất: 4.403,38 ha

Thực vật: Hệ thực vật trong khu bảo tồn rất phong phú, điển hình như

cây Thông đỏ bắc, Lan kim tuyến... và một số cây dược liệu quý như cây Thất diệp nhất chi hoa, Sâm đất... Điều tra hiện nay đã ghi nhận 190 loài thực vật, bao gồm 3 loài dương xỉ thuộc 3 họ, 1 loài thuộc họ gymnosperms, 97 loài cây hạt kín 2 lá mầm thuộc 48 họ, và 8 loài cây hạt kín 1 lá mầm thuộc 6 họ.

Thực vật ở huyện Trùng Khánh có đặc sản của chính cây Dẻ ăn quả. Ngoài ra còn có những cây dược liệu như: Tam thất, Hà thủ ô...

Động vật: Đặc biệt là loài Vượn Cao Vít theo số liệu điều tra tháng 11/ 2018 có 22 đến 24 đàn với 130 - 136 cá thể và một số loài động vật mới phát hiện như: Gấu ngựa, Sơn dương, Cầy hương và một số loài động vật khác. Tổng cộng 23 loài động vật có vú lớn sống trên cạn đã được ghi chép và/hoặc báo cáo là đã xuất hiện trong khu bảo tồn được đề xuất,43 loài chim đã được ghi chép trong khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)