Đánh giá những thành công và tồn tại của các mô hình trồng Dẻ trùng khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 59)

trùng khánh

3.1.3.1. Một số thành công

Từ lâu, hạt Dẻ trùng khánh nổi tiếng cả nước bởi hương vị thơm ngon, tìm hiểu thương hiệu hạt Dẻ trùng khánh - sản vật 100 năm không đủ cung ứng

ra thị trường, chúng tôi đến các xã Chí Viễn, Khâm Thành, Đình Phong, Đình Minh..., các xã trồng nhiều cây dẻ. Hộ trồng hạt Dẻđều khẳng định cây dẻ hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở đây, nhiều hộ thu nhập 20 - 40 triệu đồng/vụ. Xã

Đình Minh có trên 60% hộ trồng cây hạt dẻ thu nhập từ trên 5 - 30 triệu

đồng/vụ. Nghị quyết HĐND huyện từ năm 2005 đến nay xác định cây dẻ là cây thế mạnh trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn - cây chủ lực giảm nghèo cho hộ nông dân. Để phát triển và nhân rộng mô hình trồng dẻ, Trùng Khánh đang triển khai Đề án “Phát triển cây dẻ ăn quả giai đoạn 2015 - 2020". Theo đó, huyện phấn đấu trồng thêm 6.000 cây dẻ/60 ha (5.000 cây ươm từ hạt, 1.000 cây dẻ ghép), tổng kinh phí cho đề án này khoảng 550 triệu đồng.

Đại hội Đảng bộ huyện Trùng Khánh nhiệm kỳ 2015 – 2020, xác định hạt dẻ là cây trồng đặc sản có nguồn gốc bản địa cần đẩy mạnh khai thác. HĐND huyện Trùng Khánh đã ra nghị quyết phấn đấu đến năm 2021, toàn huyện sẽ trồng thêm 73 ha gắn với quảng bá sản phẩm du lịch thác Bản Giốc,

động Ngườm Ngao.

Để duy trì, phát triển và quảng bá thương hiệu hạt Dẻ trùng khánh, ngày 16/10, huyện Trùng Khánh chính thức đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trùng Khánh” đối với sản phẩm hạt dẻ của huyện. Theo đó, người dân hưởng lợi từ việc được nhà nước bảo hộ tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý hạt Dẻ

trùng khánh. Như vậy, hạt dẻ vùng khác không được mang tên Trùng Khánh

để tránh gây nhầm lẫn. Trong khi chờ đợi tính hiệu quả của chỉ dẫn địa lý hạt Dẻ trùng khánh phát huy.

3.1.3.2. Một số tồn tại

- Về thương hiệu: Đặc sản hạt Dẻ trùng khánh đang bị hạt dẻ Trung Quốc lấn át, chiếm chỗ và bịđẩy đến nguy cơ mất thương hiệu.

Hạt Dẻ trùng khánh mất thương hiệu ngay tại mảnh đất sản sinh ra nó bởi thứ hạt dẻ ngoại lai bở như khoai sống có tên gọi dân dã là "hạt dẻ tàu”! Mùa dẻ chín cũng chính là mùa vui của người dân các dân tộc huyện Trùng

Khánh. Mùa vui không kéo dài và hạt Dẻ trùng khánh đang bị chiếm đoạt thương hiệu ngay tại nơi nó ra đời.

Tỉnh lộ 206 chạy dọc thị trấn Trùng Khánh. Đầu con đường tỉnh dẫn vào thị trấn có tấm biển quảng cáo hạt dẻ rang nóng. Cả thị trấn thủ phủ vùng hạt dẻ, chỉ có duy nhất tấm biển quảng cáo này. Tấm biển được treo từ lâu và đang bị quên lãng bởi bụi bặm và mớ dây leo lòng thòng. Cuối tháng 11, không nơi nào ở Trùng Khánh thu hoạch hạt dẻ nhưng tại khu chợ trung tâm Trùng Khánh, những người bán hạt dẻ luôn chào mời mua "hạt Dẻ trùng khánh”. Thứ

hạt dẻ to gần bằng ngón chân cái được nông dân địa phương khẳng định 100% là "hạt dẻ tàu”. Hạt Dẻ trùng khánh là sản phẩm rất khó bảo quản. Nếu không

được sơ chế cẩn thận thì chỉ vài ngày sau khi hái xuống, quả dẻ đã bị ủng nát, xuống màu, mất hương vị và màu sắc vốn có. Phân tích này cho thấy, hạt dẻ

không nhãn mác bán tràn lan ở chợ Trùng Khánh không thể là hạt Dẻ trùng khánh mà là hạt dẻ Trung Quốc.

10 năm trước, người ở bên kia biên giới sang lấy giống hạt dẻ về canh tác. 10 năm sau, họ đưa hạt dẻ sang bán tràn lan ở Trùng Khánh dưới tên gọi "hạt Dẻ trùng khánh”. Hạt Dẻ trùng khánh mất thương hiệu ngay tại Trùng Khánh bởi thứ hạt dẻ ngoại lai bở như khoai sống có tên gọi dân dã là "hạt dẻ

tàu”! Đó là điều rất đáng tiếc.

- Về chính sách: Cơ chế chính sách chưa phù hợp, chưa được quan tâm

đúng mức, quy trình trồng, chăm sóc còn mang tính cây rừng, việc trồng theo chương trình dự án 327 nay là 5 triệu ha rừng chỉ mang tính phủ xanh đất trống

đồi núi trọc. Bà con nông dân trồng xong sau khi nhận tiền nghiệm thu ít quan tâm đến việc chăm sóc, nhiều nơi còn thả rông trâu, bò phá hoại nên tỷ lệ cây sống đạt thấp.

- Hạt dẻ khó bảo quản không để được lâu, hiện nay mặc dù đã có trung tâm chế biến Dẻ nhưng sản phẩm sau khi qua sơ chế thị trường đầu ra còn hạn chế, khâu tiếp thị sản phẩm còn yếu kém.

Từ các nguyên nhân đó đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, mở rộng diện tích, chưa thu hút, lôi cuốn được người trồng.

3.2. Nghiên cứu đặc điểm vật hậu và chọn cây Dẻ trùng khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 59)