Xác định ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng bật chồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 64 - 66)

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng bật chồi của cây Dẻ trùng khánh được thể hiện tại bảng 3.9: Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng bật chồi Phương pháp ghép Số cây ghép Tỷ lệ bật chồi của cành ghép (ngày sau ghép)

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày

Cây % Cây % Cây % Cây %

Ghép áp 300 3 0 51 17 135 45 225 75 Ghép nêm 300 0 0 69 23 177 59 249 83 Ghép mắt 300 0 0 0 0 18 6 24 8

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ bật chồi của cành ghép của phương pháp ghép Nêm sau 2 tuần là cao nhất đạt (23%) sau đó đến ghép Áp (17%); ghép Mắt vẫn chưa bật chồi, sang tuần thứ 3 số cành bật chồi tăng mạnh ở

phương pháp ghép Nêm (59%), ghép Áp (45%), kém nhất là ghép Mắt (6%),

đến tuần thứ 4 tỷ lệ bật chồi tăng nhanh ở phương pháp ghép Nêm (83%) và ghép Áp (75%). Mắt ghép ở phương pháp ghép Mắt bật chồi kém, tuần thứ 4 mới có (8%) tương đương với 8 mắt bật chồi, chồi mảnh yếu.

Để khẳng định sự ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng bật chồi của cây Dẻ trùng khánh tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố ở giai

đoạn 28 ngày tuổi: Kết quả phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS cho thấy xác suất của F về sinh trưởng ở các công thức thí nghiệm <0,05, điều đó nói lên rằng các phương pháp ghép khác nhau thì có sự khác nhau rõ rệt về khả năng bật chồi của loài Dẻ trùng khánh.

Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm tìm ra công thức có khả năng bật chồi tốt nhất. Kết quả cho thấy: công

khi công thức 1 là 25,00, công thức 3 là 2,67. Bước đầu, có thể khẳng định, phương pháp ghép Nêm cho loài Dẻ trùng khánh là phù hợp nhất (phụ lục 1) .

Qua phân tích cho thấy trong 3 phương pháp ghép, ghép Nêm tỏ ra ưu việt nhất. Phương pháp ghép Nêm không những cho tỷ lệ sống và tỷ lệ bật chồi của cây ghép cao (83%) mà chồi của cành ghép cũng sinh trưởng nhanh hơn. Thao tác trong khi ghép cũng dễ dàng hơn.

Dựa trên kết quả trong phạm vi nghiên cứu này, có thể nói phương pháp ghép Nêm là hiệu quả nhất dễ triển khai và có thể áp dụng rộng rãi để nhân giống cho Dẻ trùng khánh.

Hình 3.6: Mt s hình nh ghép D trùng khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 64 - 66)