Phương pháp thu thập số liệu ở hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 44)

* Phương pháp đánh giá hin trng

Kế thừa số liệu kết hợp phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA).

Phỏng vấn hộ gia đình trực tiếp trồng cay Dẻ tại khu vực điều tra. Số lượng phỏng vấn 60 hộ theo bộ câu hỏi định sẵn.

* Phương pháp điu tra vt hu

Tại thị trấn Trùng Khánh - Cao Bằng lựa chọn 3 cây ở nhà bà Lý Thị

Hòa và 3 cây ở nhà bà Hoàng Thị Vẽ, xã Chí Viễn để tiến hành theo dõi vật hậu học. Các cây được chọn để nghiên cứu vật hậu là cây sinh trưởng bình thường, đã cho hoa, quả và không bị sâu bệnh. Trên mỗi cây được lựa chọn để

nghiên cứu vật hậu đánh dấu 3 cành ở 3 vị trí tán là ngọn, giữa và dưới để theo dõi trong 2 năm liên tục. Các chỉ tiêu theo dõi là thời điểm rụng lá, nảy lộc, ra hoa, kết quả, thời điểm chín,…

* Phương pháp chn cây tri

- Cây trội (Cây mẹ) là cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống. Áp dụng quy phạm ngành QPN15-93 (Bộ Lâm Nghiệp, 1993) và tiêu chuẩn ngành

04TCN147-2006 (Soát xét lần 1) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)

để chọn cây trội Dẻ trùng khánh ở rừng trồng và rừng tự nhiên tại Trùng Khánh. - Chọn được ít nhất 30 cây trội Dẻ trùng khánh dự tuyển ở rừng trồng từ

15 tuổi trở lên tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Cây trội phải sinh trưởng phát triển tốt, không bị cụt ngọn, không bị sâu bệnh hại, các chi tiêu sinh trưởng D1,3 vượt trội tối thiểu 15%, Hvn vượt trội tối thiểu 15%, sản lượng quả vượt trội 20% so với trị số bình quân lâm phần.

- Mô tả, đo các chi tiêu lâm phần và cây trội, ghi vào phiếu mô tả cây trội. - Các thông tin chủ yếu gồm: Số hiệu cây trội, ngày lập hồ sơ, người lập hồ sơ, địa điểm, tọa độ địa lý, đặc trưng lâm phần (nguồn gốc, thực bì thảm tươi, loại đất, địa hình, hướng phơi, năm trồng, mật độ, tình hình ra hoa kết quả, tình hình sau bệnh hại, đặc trưng tán rừng có cây trội (D1,3, Hvn, Hdc),

đặc trưng cây trội (D1,3, Hvn, Hdc), vị trí độ cao tương đối, chân sườn đỉnh), Sản lượng quả trong 3 năm gần nhất, kích thước quả, mô tả và cho điểm cây trội, chụp ảnh cây trội.

Mô tảđánh giá cho điểm cây trội như sau:

-Thân cây: thẳng 5 điểm, hơi cong 3 điểm, cong 1 điểm, Tán cây: hẹp 5

điểm, hơi rộng 3 điểm, rộng 1 điểm, tròn đều 5 điểm, hơi lệch 3 điểm, lệch 1 điểm. -Độ lớn cành: nhỏ 1 điểm, trung bình 3 điểm, to 5 điểm.

-Sinh trưởng: tốt 5 điểm, trung bình 3 điểm, kém 1 điểm.

-Kích thước quả: quả to 10 điểm, quả trung bình 7 điểm, quả nhỏ 4 điểm. -Kích thước hạt: hạt to 10 điểm, quả trung bình 7 điểm, quả nhỏ 4 điểm. -Độ đồng đều quả hạt: quả hạt đều 10 điểm, tương đối đều 7 điểm, không đều 4 điểm.

Cây trội được đánh giá chọn lọc phải đảm bảo có độ vượt về sản lượng quả ít nhất 20% và chất lượng từ khá trở lên.

Thu hái hạt từ 1/9-31/10/2018.

- Thi v ghép: Tiến hành ghép vào vụ Thu ngày 27/8/2019. Tiến hành ghép vào những ngày không có mưa.

Công tác chuẩn bị

+ Dụng cụ vật tư:

Hình 2.1. Dao ghép chuyên dng, Nilon qun chuyên dng

- Dao ghép chuyên dụng (dao thật sắc để cắt không bị dập).

- Nilông chuyên dụng để buộc mắt gép hoặc cành ghép (loại nilông của Trung Quốc mềm mỏng).

+ Gốc ghép: Là những cây gieo ươm từ 12-18 tháng tuổi, cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh, có bộ rễ khỏe, đạt D00= 0,4 - 1,5cm; Hvn ≥ 40cm. (Gốc ghép được mua từ các hộ dân và phòng nông nghiệp huyện)

Hình 2.2. Chun b gc ghép, cành ghép

+ Cành ghép: là những cành lựa chọn từ cây trội (Cây mẹ) nằm ở tầng giữa tán cây trở lên, ở hướng Đông và Đông Nam. Không chọn những cành mang mầm sâu bệnh và cành nằm khuất trong tầng tán, thiếu ánh sáng. Cành ghép phải có nhiều mắt ghép đã chuẩn bị sinh trưởng. Đường kính cành ghép 0,4 - 1,5cm.

Tiêu chuẩn cành ghép: Lấy từ những cành bánh tẻ, ở giữa tán cây, đủ ánh sáng, chọn cành ghép to khoẻ có từ 2 đến 3 mắt ngủ. Có thể lấy cành ghép mang

đỉnh sinh trưởng (hom đoạn 1) hoặc không mang đỉnh sinh trưởng (hom đoạn 2). + Vệ sinh gốc ghép: Trước khi tiến hành ghép vệ sinh xung quanh gốc ghép (vặt bỏ các chồi xung quanh gốc, làm cỏ, nhặt rác).

Hình 2.3. Ghép cây D Trùng Khánh trong vườn ươm * Phương pháp ghép

Các thí nghiệm về ghép:

+ Thí nghiệm về phương pháp ghép: được tiến hành với 3 phương pháp là: Ghép nêm, ghép áp và ghép mắt (100 cây trên một công thức, lặp lại 3 lần. Mỗi phương pháp ghép 300 cây); Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Tỷ lệ cây ghép sống (%); tỷ lệ bật chồi và chiều dài chồi (cm).

Thí nghiệm được tiến hành ở vụ thu từ tháng 8 - 9/2019.

Cành ghép lấy về trong quá trình vận chuyển và quá trình ghép phải

được bảo quản lạnh hoặc trong các thùng xốp để cho hom luôn tươi, không bị

thoát hơi nước. Sau khi lấy cành ghép phải tiến hành ghép ngay không để thời gian bảo quản quá lâu.

Sau khoảng 20 ngày vết ghép liền tiến hành tháo bỏ lớp nilông và cắt bỏ phần thân trên của mắt ghép, cách mắt ghép khoảng 3cm để kích thích cho mắt ghép nhanh nảy mầm. Sau thời gian khoảng 1 tuần thì mắt ghép bắt đầu nảy mầm.

+ Ghép nêm: là phương pháp ghép cành hiệu quả được nhiều bà con áp dụng trong kỹ thuật nhân giống cây trồng.

+ Ghép áp: là một kỹ thuật tương đối khó và mức độ thành công phụ

+ Ghép mắt: lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.

Cắt gốc ghép thật phẳng cách mặt đất từ 20 - 25cm dùng dao sắc chẻ ở

giữa gốc ghép sao cho vết chẻ dài bằng với phần cành ghép cho vào gốc ghép, cành ghép được vát theo hình mũi tên dài 5 - 7cm, cho cành ghép vào gốc ghép, dùng nilông buộc chắc, kín chỗ ghép và buộc phủ kín nilông lên cành ghép để tránh thoát nước của cánh ghép.

Sau khoảng 3 tháng vết ghép bắt đầu liền, phần nilông buộc ở chỗ ghép

Hình 2.4. B trí thí nghim ghép

+ Thí nghiệm về đường kính của gốc ghép: Có bốn loại đường kính bao gồm (1) đường kính gốc (Ds) ≥ 0,9cm, (2) Ds = 0,7-0,8 (0,3)cm, (3) Ds = 0,5- 0,6 (0,7)cm và (4) Ds <0,5cm.

+ Thí nghiệm đường kính gốc ghép ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống + Công thức 1: D00≥ 0,9cm

+ Công thức 2: D00≥ 0,7 - 0,9cm + Công thức 3: D00≥ 0,5 - 0,7cm + Công thức 4: D00≤ 0,5

Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với ba lần lặp. Mỗi công thức bao gồm 27 gốc ghép, 4 công thức, tổng số 324 gốc ghép.

+ Thí nghiệm về chiều cao gốc của gốc ghép: Có bốn chiều cao bao gồm (1) 10cm, (2) 15cm, (3) 20cm và (4) 25cm.

Thí nghiệm chiều cao gốc ghép ảnh hưởng đến sinh trưởng + Công thức 1: H1 =10cm

+ Công thức 2: H2 =15cm + Công thức 3: H3 =20cm + Công thức 4: H4 =25cm

Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với ba lần lặp. Mỗi công thức bao gồm 27 gốc ghép, 4 công thức, tổng số 324 gốc ghép.

Tất cả các gốc ghép được sản xuất từ hạt trong bầu nhựa PE đen có kích thước 10 x 14cm. Rễ cây được chăm sóc trong vườn ươm như bình thường để đạt đường kính gốc 0,5 - 1,0cm. Gốc được chọn là gốc khỏe mạnh, không bị

bệnh và có lá vào thời điểm ghép.

Ghép nêm được áp dụng trong các thí nghiệm. Mối ghép giữa cành và gốc ghép được bọc bằng nylon mỏng trong suốt để cốđịnh khớp và ngăn nước ngấm vào mối ghép. Việc tưới nước không được tiến hành trong tuần đầu tiên sau khi ghép. Sau đó, cây ghép được tưới nước hàng ngày trừ những ngày mưa nhưng tránh tưới nước vào phần bọc nylon. Trong 20 ngày đầu tiên sau khi ghép, vườn ươm được che chắn 75% ánh sáng mặt trời trực tiếp bằng cách làm khung tre cao 1 m. Ngoài ra, lớp nylon cũng được sử dụng để phủ lên vườn

ươm nhằm tránh sự bốc hơi nước và giữấm bên trong vườn.

Chăm sóc:

Tuần đầu tiên sau khi ghép không tưới nước, từ tuần thứ 2 tiến hành tưới hàng ngày, trừ ngày mưa. Cây ghép được che nắng bằng 75% bằng lưới đen trong 20 ngày đầu, sau đó rỡ bỏ lưới che.

Bón thúc: 20 ngày/lần, NPK 16.16.8 pha loãng 1%. Sau 5 tháng tuổi ngừng bón, cắt bỏ các chồi mọc dưới cành ghép.

Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng:

+ Tuổi cây ghép xuất vườn từ 4 - 6 tháng sau ghép.

+ Chiều cao từ mặt bầu ≥ 40cm, chiều dài của cành ghép ≥ 20cm. + Cây sinh trưởng tốt, vết ghép liền sẹo, cây không cong queo, sâu bệnh. + Cây đã được đảo bầu và giảm tưới nước trước khi trồng 15 - 30 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 44)