a. Những chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ cây ghép sống (%), tỷ lệ bật chồi (%) và chiều dài chồi (cm), theo dõi 1 tuần/lần, thời gian theo dõi 5 tháng.
- Đường kính chồi ghép (D, mm) được đo bằng thước kẹp kính có độ
chính xác đến mm và chiều cao chồi ghép (H, cm) được đo bằng thước dây có
độ chính xác cm.
- Số liệu được thu thập 1 tuần 1 lần gồm các chỉ tiêu sau: tỷ lệ sống (TLS), chiều cao cành ghép (Hvn) và đường kính cổ rễ (D00). Số liệu về tỷ lệ
sống được thu thập từ 100 cây ghép ban đầu của các phương pháp ghép khác nhau, chọn ngẫu nhiên 50 cây sống trong số 100 cây ghép để thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng gồm (Hvn) và (D00).
b. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số
liệu bằng chương trình SPSS 20.0 và phần mềm Excel 7.0.
- Tất cả các số liệu đo đếm về sinh trưởng đường kính (D00, mm), chiều cao (H, cm) của Dẻ trùng khánh ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên các phương pháp ghép khác nhau được xử lý bằng phương pháp thống kê.
- Sử dụng phần mềm SPSS để tính các đặc trưng thống kê mô tả (giá trị
bình quân, phương sai, sai tiêu chuẩn mẫu, biến động...) về đường kính, chiều cao, tỷ lệ sống,...
- Tỷ lệ ghép sống: là tỷ lệ % của số cây ghép sống so với tổng số cây
đem ghép kiểmnghiệm và được tính theo công thức:
S = N × 100 Trong đó: S : là tỷ lệ sống Si: là số cây ghép sống N: là tổng số cây ghép - Tỷ lệ bật chồi: là tỷ lệ % của số cây ghép bật mầm so với tổng số cây ghép kiểm nghiệm và được tính theo công thức:
P = N N × 100 Trong đó: Pi : là tỷ lệ bật chồi Ni: là số cây ghép bật chồi N: là tổng số cây ghép
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN