Xác định ảnh hưởng của chiều cao gốc ghép đến sinh trưởng và tỷ lệ sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 69)

l sng

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao gốc ghép đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của gốc ghép được thể hiện ở bảng 3.11:

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của chiều cao gốc ghép đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây ghép sau 5 tháng Công thức Chiều cao gốc ghép (cm) Số cây ghép (Cây) Số chồi trung bình (Chồi) Chiều dài chồi trung bình (cm) Tỷ lệ sống (%) 1 H1 =10 81 1,4 44,9 92,6 2 H2 =15 81 1,6 47,8 88,9 3 H3 =20 81 1,7 54,5 100 4 H4 =25 81 1,4 43,4 85,2

Chiều cao gốc ghép không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ ghép thành công. Trong khi đó chỉ số này ảnh hưởng đáng kể đến số lượng chồi và chiều dài chồi của cây ghép vào thời điểm năm tháng sau khi ghép. Cấp chiều cao 20 cm có số lượng chồi nhiều nhất (1,7 chồi), giảm xuống còn 1,6 chồi ở cấp chiều cao 15 cm và 1,4 chồi ở cấp chiều cao 10 và 25 cm. Không có sự khác biệt đáng kể về số lượng chồi giữa các công thức 15 và 20 cm.

Hình 3.8. nh hưởng ca chiu cao gc ghép đến t l ghép thành công, s

lượng và chiu dài chi

0 25 50 75 100 10 15 20 25 Chiều cao gốc (cm) Tỷ lệ g hé p th àn h cô ng (% ) 0 1 2 3 10 15 20 25 Chiều cao gốc (cm) Số lư ợn g ch ồi a bc c a 0 15 30 45 60 10 15 20 25 Chiều cao gốc (cm) C hi ều d ài c hồ i ( cm ) ab b c a

kể tại p = 0,05. Thanh trên các cột chỉ giá trị +SE (sai tiêu chuẩn)

Cấp chiều cao 20 cm có chiều dài chồi lớn nhất (54,5cm), giảm xuống còn 47,8cm ở cấp chiều cao 15cm, 44,9cm ở cấp chiều cao 10cm và 43,4cm ở

cấp chiều cao 25cm. Không có sự khác biệt đáng kể về chiều dài chồi giữa các công thức 10 và 15cm và chiều cao gốc từ 10 đến 25cm.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SPSS cho thấy: xác suất về số chồi bật, chiều dài chồi, tỷ lệ sống của gốc ghép ở các công thức chiều cao gốc ghép khác nhau lần lượt là 0,003; 0,000; 0,001<0,05,

điều đó nói lên rằng số chồi bật, chiều dài chồi, tỷ lệ sống gốc ghép Dẻ trùng khánh ở các công thức thí nghiệm là có sự khác nhau rõ rệt.

Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm tìm ra công thức trội nhất. Kết quả cho thấy, công thức CT3 (H=20cm) có số chồi bật nhiều nhất nên là công thức trội nhất có trị số cao nhất là 1,71. Do đó là công thức CT3 là trội nhất. Về chiều dài chồi, công thức 3 cũng là công thức trội nhất có chỉ số là 54,47. Về tỷ lệ cây sống, công thức 3 cũng là công thức trội nhất có chỉ số là 100. Điều này chứng tỏ, chiều dài gốc ghép (H=20cm) là thích hợp nhất để ghép Dẻ trùng khánh. 3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển loài Dẻ trùng Khánh Từ kết quả nghiên cứu về hiện trạng, nhân giống, luận văn đề xuất một số giải pháp sau - Điều kiện gây trồng: Cây Dẻ trùng khánh thích hợp trồng ở những nơi có điều kiện như sau, vì vậy khi chọn nơi trồng cần có những chỉ tiêu khí hậu như vậy: Nhiệt độ bình quân (oC) Lượng mưa (mm/năm) Độ cao tuyệt đối (m) Độ dốc (o) Hàng năm Tháng nóng nhất Tháng lạnh nhất 20 - 21 24 - 36 10-12 1.700 - 1.900 3.50 - 8.000 < 30

Về đất đai: Cây phát triển mạnh nơi đất ẩm, tốt còn có tính chất đất rừng, thoát nước, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến sét nhẹ, độ sâu tầng đất > 50cm độ pH từ 5,5 - 7.

- Giống và tạo cây con

Được thu hái từ những cây mẹ (cây trội) là cây tốt nhất đã được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.

- Kỹ thuật thu hái và bảo quản

+ Thời điểm thu hái: Dẻ trùng khánh nên thu hái ở trạng thái vỏ quả bắt

đầu nứt vào khoảng tháng 9 - 10, sau khi thu hái phơi nắng nhẹ hoặc để nơi râm mát tách vỏ quảđể lấy hạt.

+ Phương thức bảo quản hạt: hạt Dẻ trùng khánh nên áp dụng phương pháp bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0 - 20C sẽ cho kết quả tốt nhất.

- Kỹ thuật nhân giống vô tính: Dẻ trùng khánh nên áp dụng phương pháp ghép nêm với cành bánh tẻđược lấy từ cây mẹ có tuổi 17 - 20.

- Trồng rừng:

Phương thức trồng:

+ Trồng thuần loài: Dẻ trùng khánh được trồng thuần loài với mật độ: 500 cây/ha, cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m.

+ Hỗn loài: Có thể trồng xen cây nông nghiệp (cây họđậu), trồng xen một số loại cây ăn quả khác (Lê, Mận), với mật độ 300 cây Dẻ trùng khánh + 100 cây

ăn quả khác. Để nâng cao giá trị kinh tế rừng và phòng chống sâu bệnh hại rừng. + Lập địa: Dẻ trùng khánh nên trồng ở những nơi có tính chất đất rừng,

độ tàn che tầng cây cao từ 0,5 đến 0,75 hoặc trồng có cây phù trợ đảm bảo độ

tàn che từ 0,5 đến 0,75.

- Đối với những địa điểm có Dẻ Trùng Khánh phân bố với mật độ cao thì lựa chọn cây sai quả, hạt to, sinh trưởng, phát triển tốt, có triển vọng để

thấp thì giữ lại tất cả các cây Dẻ Trùng Khánh, đồng thời tác động các biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ, đơn giản hóa tổ thành rừng bằng cách loại bỏ cây phi mục đích, ít có giá trị, có xu hướng cạnh tranh không gian dinh dưỡng với Dẻ Trùng Khánh, kết hợp tỉa cành, tạo tán để nâng cao sản lượng hạt dẻ.

- Cần tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp như khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung bằng cách điều tiết mật

độ tái sinh ở những nơi có mật độ Dẻ Trùng Khánh tái sinh cao, phân bố cụm và bổ sung vào những nơi có mật độ Dẻ Trùng Khánh tái sinh thấp, phân bố

không đều. Đơn giản hóa tổ thành rừng Dẻ Trùng Khánh ở giai đoạn cây tái sinh bằng cách loại bỏ những loài ít giá trị kinh tế và có xu hướng cạnh tranh với Dẻ Trùng Khánh, đồng thời luỗng phát dây leo, cây bụi thảm tươi, mở tán tạo không gian dinh dưỡng, ánh sáng, kết hợp chăm sóc, giảm bớt chồi cây tái sinh,... để điều tiết rừng theo ý muốn phù hợp với mục đích kinh doanh rừng bền vững.

•Nghiên cứu phát triển

Phục hồi và quản lý rừng Dẻ trùng khánh đòi hỏi các hiểu biết về các quá trình phục hồi rừng. Các rừng Dẻ, vườn Dẻ có thể phát triển theo nhiều cách và thường không có khả năng phục hồi trực tiếp đểđạt kết quả cuối cùng.

Đặc biệt quan trọng là kiến thức về hành vi và động thái sinh trưởng của loài Dẻ trùng khánh, cụ thể là sự phát tán hạt giống. Các vấn đề khoa học công nghệ cần ưu tiên: (i) Định hướng các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp hướng tới các nghiên cứu ứng dụng trong tất cả các khía cạnh của phục hồi và quản lý rừng Dẻ trùng khánh; (ii) Phát triển sự hiểu biết toàn diện về hệ thống quản lý rừng bao gồm các tham số xã hội, kinh tế và sinh thái; (iii) Kết hợp các phát hiện nghiên cứu chính thức và kiến thức truyền thống địa phương vào quản lý và giám sát các hoạt động phục hồi rừng Dẻ trùng khánh tại Cao Bằng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quảđạt được của đề tài có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Hiện trạng phát triển loài Dẻ trùng khánh: Trùng Khánh có khoảng 630 ha có khả năng trồng cây hạt Dẻ, trong đó, diện tích đang trồng là 242,73 ha, có thể mở rộng thêm 387,47 ha. Vùng trồng dẻ có độẩm trung bình từ 81,9 - 82,3 %, nhiệt độ trung bình từ 20 - 21°C, tổng số giờ nắng là 1.470 - 1.530 giờ. điều kiện khí hậu của khu vực trồng Dẻ trùng khánh rất phù hợp với các yêu cầu sinh thái của cây Dẻ và thuận lợi cho các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

2. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép:

Nghiên cứu đã tuyển trọn được 35 cây Dẻ ở huyện Trùng Khánh đủ tiêu chuẩn cây trội dự tuyển về sản lượng, các trị số về sinh trưởng, chất lượng, vị

trí địa lý, địa hình, sản lượng quả của từng cây trội. Độ vượt trội về D1,3 đạt 15% đến 258,2%, vượt trội Hvn đạt 16,7 đến 70%, vượt trội về sản lượng trong 3 năm gần nhất đạt 19 đến 89,4% điểm chất lượng đạt 52 đến 60 điểm.

Phương pháp ghép Nêm cho tỷ lệ thành cây cao nhất (83%), sinh trưởng của chồi cũng tốt hơn chồi ở 2 phương pháp ghép còn lại, cách tiến hành dễ

dàng. Nên áp dụng rộng rãi phương pháp ghép này để nhân giống Dẻ trùng khánh. Ghép Áp cũng cho tỷ lệ sống cao song vẫn kém hơn so với phương pháp ghép Nêm, chồi cây ghép cũng sinh trưởng kém hơn ghép Nêm. Thao tác ghép cũng phức tạo hơn ghép Nêm. Ghép mắt cho tỷ lệ thành cây thấp nhất, cây ghép tạo được yếu ớt, sinh trưởng kém hơn.

Đường kính gốc ghép không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ ghép thành công. Trong khi nó ảnh hưởng đáng kể đến số chồi và chiều dài chồi của cây ghép vào thời điểm năm tháng sau khi ghép. Công thức cấp đường kính > 0,9 cm có số lượng chồi nhiều nhất (1,9 chồi), giảm xuống còn 1,7 chồi tại cấp

đường kính 0,7-0,9 cm, 1,5 chồi tại cấp đường kính < 0,5 cm và 1,2 chồi tại cấp đường kính 0,5-0,7 cm.

Chiều cao gốc ghép không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ ghép thành công. Trong khi đó chỉ số này ảnh hưởng đáng kể đến số lượng chồi và chiều dài chồi của cây ghép vào thời điểm năm tháng sau khi ghép. Cấp chiều cao 20 cm có số lượng chồi nhiều nhất (1,7 chồi), giảm xuống còn 1,6 chồi ở cấp chiều cao 15 cm và 1,4 chồi ở cấp chiều cao 10 và 25 cm. Không có sự khác biệt đáng kể về số lượng chồi giữa các công thức 15 và 20 cm.

2. Tồn tại

- Do nguồn lực và thời gian có hạn, luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu ở

vụ thu với 3 phương pháp ghép (ghép Nêm, Ghép Áp và Ghép mắt).

- Cũng do điều kiện về thời gian mà luận văn chưa nghiên cứu ghép ở

các mùa vụ khác.

3. Kiến nghị

Nên có nhiều nghiên cứu về các phương pháp ghép ở các mùa vụ khác nhau, nghiên cứu thêm về giâm hom của loài Dẻ trùng khánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt Nam

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Văn Con (2005), “Khảo sát các loài dẻ tại Kon Tum”, Báo cáo đánh giá nhanh, Bộ NN & PTNT.

3. Dự án trồng rừng Việt Đức KfW4, “Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dẻ ăn quả

(Castanopsis boisii Hickel et Camus)”

4. Trần Lâm Đồng, Nguyễn Toàn Thắng (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và

đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng dẻăn hạt ở Tây Nguyên (2006 - 2010)”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Trần Lâm Đồng (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ

thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên, Báo cáo sơ kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Trần Lâm Đồng, Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Toàn Thắng, Lương Văn Dũng (2007), “Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên”,Tạp chí NN & PTNT, số 18 tháng 11/2007.

7. Dương Mộng Hùng (2004), “Tuyển chọn cây Dẻ trùng khánh trội về sản lượng quả và nhân giống bằng phương pháp ghép, Tạp chí NN & PTNT, Hà Nội.

8. Dương Mộng Hùng (2005), Ứng dụng khoa học và công nghệ để nhân giống Trúc sào (Phyllostachys edulis H. de Lehaie) và Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima Blume) (2001-2005), Báo cáo tổng kết đề tài, Trường Đại học Lâm nghiệp.

9. Khamleck Xaydala (2004), Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái một số đại diện họ Dẻ (Fagaceae)ở Lào, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

10. Lê Hữu Khánh (1995), “Kết quả bước đầu về nghiên cứu tái sinh và trồng rừng dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel) ở Hà Bắc”, Kết quả nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp các tỉnh Đông Bắc, Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Quát (2004), “Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng mô hình sử dụng đất bền vững rừng Dẻ tái sinh”, Dự án xây dựng mô hình sử dụng bền vững rừng Dẻở Chí Linh - Hải Dương, Hà Nội.

12. Nguyễn Toàn Thắng (2011), “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng Dẻ

ăn hạt (Castanopsis boisii Hickel et Camus) tại Bắc Giang”, Báo cáo tổng kết đề

tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

13. Nguyễn Toàn Thắng (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp

kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng dẻăn hạt ở Tây Nguyên,

Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

14. Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng (2007), “Điều tra họ Dẻ (Fagaceae) ở Lâm

Đồng”, Báo cáo khoa học, Trường Đại học Đà Lạt.

15. Nguyễn Hải Tuất, Trần Quang Bảo, Vũ Tiến Thịnh (2011), Ứng dụng một số

phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

16. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS xử lý

số liệu trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Khánh Xuân (2003), Quản lý bền vững rừng Dẻ tái sinh tại Chí Linh,

Hải Dương, Báo cáo: Chương trình tài tài trợ dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu.

II. Tiếng nước ngoài

18. Bown. D. Encyclopaedia of Herbs and their Uses. A very well presented and

informative book on herbs from around the globe. Plenty in it for both the casual reader and the serious student. Just one main quibble is the silly way of having two separate entries for each plant.

19. Chittendon. RHS Dictionary of Plants plus Supplement. 1956. Comprehensive

listing of species and how to grow them. Somewhat outdated, it has been replaces in 1992 by a new dictionary

20. Dr Jean Valnet. Ed. Maloine (1977). Traitement des maladies par les légumes, les

fruits et les céréales. First published in 1964. ISBN 2-224-0399-4. Translated in English as Organic garden medicine – The medical uses of vegetables, fruits and grains, Ed. Erbonia Books Inc., New York

21. Forman L.L. (1964), “Trigonobalanus, A new genus of Fagaceae, with notes on the classification of the family”, Kew Bull 17, page 381- 396.

22. Forest inventory and planning institute (1996), VietNam forest trees, Agricultural publishing house, Ha Noi, page 264.

23. Khamleck Xaydala (1998), “Systematics, Fagaceae family in Phongsaly

province of Lao PDR”, Master’s degree, Faculty of Forestry, Kasetsart University, ThaiLand.

24. Laming P. B., Sosef M, Sudo S., (1995), “Castanopsis (Fagaceae), Plant Resources of South - East Asia”, Timber trees: Minor commercial timbers.

25. Lecomte M. H. (1910 - 1928), Flore generale de L'indo - Chine, Tome V,

Pascicule 3, Paris, 1949, page 1032-1033.

26. Lecomte M. H. (1929 - 1931), Flore generale de L’ Indo - China, Tome VI,

Fascicule 9, Masson et Cie Editeues. Boul. Fagaceae. Page 937 - 1033.

27. Robin, Cécile; Olivier Morel, Anna-Maria Vettraino, Charikleia Perlerou,

Stephanos Diamandis and Andrea Vannini (1 May 2006). "Genetic variation in susceptibility to Phytophthora Cambivora in European chestnut (Castanea sativa)". Forest Ecology and Management 226 (1-3): 199–207. doi:10.1016/j.foreco.2006.01.035.

28. Samuel B. Detwiler. The American Chestnut Tree. Reprinted from American

Forestry, October, 1915.

29. Sheat. W. G. Propagation of Trees, Shrubs and Conifers. A bit dated but a good

book on propagation techniques with specific details for a wide range of plants Takhtajan A. (1996), Diversity and Classification of Flowering Plants, Clumbia University Press, New York.

30. Soepadmo E (1972). Fagaceae, pp. 265-403. In van Steenis (ed.) Flora

Malesiana. Ser. 1 Vol.7. Leyden, Netherlands. 876 p.

31. Takhtajan A (1987). Outline of the classification of Flowering Plants

PHỤ LỤC 1

1. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ sống của Dẻ trùng khánh

Descriptives

N Mean Std.

Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 69)