Khánh, tỉnh Cao Bằng
Từ thời xưa cây dẻ đã được người dân trồng rải rác trên địa bàn huyện Trùng Khánh, cao nhất vào những năm 1960 và 1970 diện tích có trên 1600 ha
được lâm trường và hợp tác xã quản lý. Đến năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra, diện tích bị tàn phá, năm 1986 hợp tác xã tan rã, lâm trường giải thể
nên rừng dẻ đã bị chặt phá, diện tích còn lại rất ít. Từ năm 1993 trở lại đây cây dẻ đã được các cấp, các ngành quan tâm phát triển. Huyện Trùng Khánh có tổng diện tích đất tự nhiên là: 46.693,37 ha, đất có khả năng trồng Dẻ là: 387,47 ha đây là tiềm năng rất lớn để phát triển Dẻ. Theo số liệu điều tra Tổng diện tích trồng theo các dự án hiện nay là 242 ha tương ứng với số cây là : 24.200 cây. Tập trung trồng tại các xã: Chí Viễn, Khâm Thành, Đình Phong, Ngọc Khờ, Phong Châu, Đình Minh. Ngoài ra các xã còn lại cũng được trồng rải rác nhiều nơi nhưng diện tích không đáng kể. Diện tích cho quả: 242 ha, năng suất bình quân đạt 10 tạ/ha, tổng sản lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 242 tấn góp phần vào việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Cây dẻ là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và là cây đặc sản của huyện,
được sử dụng, chế biến các món ăn quan trọng, là món quà quý hiếm với nhiều khách thập phương. Năng suất trung bình 10 - 20 tạ/ ha, giá trị thu nhập đạt từ
40 -50 triệu đồng/ ha, cao hơn rất nhiều so với nhiều loại cây trồng khác. Là một huyện có tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu thích hợp với việc trồng và phát triển cây Dẻ tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 46.693,37 ha, đất có khả năng trồng Dẻ là: 387,47 ha.
Huyện đó có trung tâm chế biến Dẻ do dự án EU tài trợ được khánh thành và đi vào hoạt động từ 2004, đồng thời có cơ sở sản xuất rượu hạt Dẻ và hiện nay đang có cơ quan đang nghiên cứu để chiết xuất tinh dầu từ hoa và vỏ
quả Dẻ.