Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 36)

1.4.2.1. Dân tộc

Trùng Khánh có các dân tộc anh em cùng chung sống như Tày, Nùng, Kinh; dân tộc Tày, Nùng chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 15%. Các dân tộc Kinh, Tày, Nùng thường sống ở vùng thấp gần trục đường giao thông, tập quán canh tác lúa nước là chính kết hợp làm dịch vụ và buôn bán nhỏ.

1.4.2.2. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng dân số toàn huyện 48.933 người; dân số sống ở nông thôn miền núi chiếm tỷ lệ 89,6%. Mật độ dân số bình quân 104,6 người/km2.

Tổng số lao động có 28.740 người, chiếm 58,2% tổng dân số. Trong đó chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp (chiếm 94% tổng số lao động), lao

động phi nông nghiệp chiếm khoảng 6% tổng số lao động.

Huyện Trùng Khánh có nguồn lao động tương đối dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp, kỷ luật lao động của người lao động nhìn chung còn hạn chế; người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ

năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, chưa phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc; các doanh nghiệp của huyện hoạt động chủ yếu quy mô nhỏ, chưa tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động, việc làm chưa bền vững; cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp- xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông - lâm- nghiệp, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những tồn tại hạn chế, trong thời gian tới huyện Trùng Khánh tiếp tục đưa ra các giải pháp thực hiện như sau: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giải quyết việc làm, gắn công tác đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị trường và đi trước, đón đầu các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách việc làm, xác định giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và bản thân người lao động; xây dựng, triển khai các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉ

truyền phổ biến chính sách việc làm, xuất khẩu lao động, thông tin thị

trường lao động, hoạt động giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm giúp cho người lao động tìm được việc làm phù hợp; tiếp tục thực hiện cung

ứng lao động, giới thiệu việc làm cho các khu công nghiệp tỉnh bạn và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ

và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm.

1.4.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

Trùng Khánh là một huyện miền núi kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất Nông Lâm nghiệp mặc dù huyện đã xác định cơ cấu kinh tế: Nông Lâm nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ - Du lịch, hướng tới giảm dần tỷ trọng Nông Lâm nghiệp tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ.

- Chăn nuôi: Luôn được huyện quan tâm và chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên tốc độ phát triển trong chăn nuôi còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa thị trường hiện nay. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển ngành chăn nuôi như việc chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển rừng, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn,...

- Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển. Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: Sản xuất cung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông. Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp không tính được hết vì thế giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt thấp. Diện tích lúa cả năm 5.040 ha, bình quân 1.020m2/người. Bình quân lương thực

đầu người 774 kg/người/năm. Chăn nuôi đại gia súc (Trâu, Bò, Ngựa, Dê...) là thế mạnh của huyện.

- Lâm nghiệp: Những năm gần đây, Lâm nghiệp huyện Trùng Khánh đã có những chuyển biến tích cực, tài nguyên rừng dần được phục hồi, đã cơ bản

hoàn thành việc giao đất giao rừng nên rừng được bảo vệ tốt, công tác trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng được đẩy mạnh, tỷ lệ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Là huyện miền núi, tỷ lệ đất lâm nghiệp trên tổng diện tích tự nhiên lớn nhưng do địa hình phức tạp, đất đai bạc màu, diện tích núi đá không rừng cây lớn, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn nên huyện Trùng Khánh chưa phát huy đầy đủ được tiềm năng và thế mạnh của ngành lâm nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.

Sản phẩm lâm sản chủ yếu là gỗ nguyên liệu, củi, tre nứa. Đặc biệt Trùng Khánh có hạt dẻ và hoa hồi là hai đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên hai sản phẩm này trong thời gian qua đóng góp vào kinh tế chung của huyện rất khiêm tốn.

Tóm lại, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Trùng Khánh trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huyện đã chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

đẩy mạnh tuyên truyền đưa giống mới, năng xuất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng; mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như cung

ứng giống, phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật,… Tuy nhiên, nhiều vùng vẫn còn mang tính quảng canh, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung, tự cấp; Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi hạn chế. Một yếu tố

cần nhấn mạnh là thời tiết không thuật lợi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.

* Đánh giá chung v điu kin KT-XH

- Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷĐảng, HĐND, UBND các cấp; sựđồng thuận của người dân trong huyện về sự nghiệp bảo vệ phát triển rừng.

Trùng Khánh là huyện biên giới có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các khu vực khác trong tỉnh. Với nước bạn láng giềng Trung Quốc. Phát triển du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao là lợi thế lớn của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Người dân nhiều đời gắn bó với rừng, có kiến thức bản địa, có kinh nghiệm canh tác trên đất dốc trong trồng, chăm sóc cây trồng đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo hướng xã hội hóa ngành lâm nghiệp trong khu vực.

Cơ sở hạ tầng tuy còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản đã đáp ứng

được nhu cầu sản xuất đời sống nhân dân như điện, phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc, y tế giáo dục....

- Khó khăn

Địa hình chia cắt mạnh, khí hậu phân hoá theo mùa cũng là yếu tố bất lợi không nhỏ đến công tác phát triển lâm nghiệp của địa phương. Vào mùa mưa, mưa với cường độ lớn và kéo dài dễ gây lũ lụt, phá huỷ các công trình thuỷ lợi; mùa khô dễ gây cháy rừng, gây tình trạng thiếu nước nên ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất nông lâm nghiệp.

Xuất phát điểm nền kinh tế người dân trong khu vực còn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước, thiếu vốn sản xuất. Đây cũng là một yếu tố hạn chế lớn tới công tác bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua.

Nguồn lao động trong khu vực tuy nhiều nhưng chủ yếu là lao động giản

đơn, thiếu lao động đã qua đào tạo cơ bản ở các trường đây là một khó khăn cho thực hiện các chương trình dự án.

Nhu cầu gia tăng về gỗ và các sản phẩm của rừng đã tạo ra sức ép tới diện tích rừng tự nhiên hiện còn và rừng phòng hộ của địa phương.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng phát triển và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính loài dẻ trùng khánh (castanea mollissima blume) tại huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)