Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng trạch và thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 38)

2.3.2.1. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu thịt

Mẫu được lấy ngẫu nhiên tại một số cơ sở giết mổ và cơ sở kinh doanh thịt tại địa điểm nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành lấy 10 mẫu thịt lợn tại 10 CSGM và 10 mẫu thịt tai 10 CSKD. Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo QCVN 01 – 04: 2009.

Thời gian lấy mẫu: tại CSGM vào lúc 5 giờ sáng, tại CSKD lúc 8 - 9 giờ sáng. Mẫu đựng trong các hộp vô trùng, bảo quản lạnh và được vận chuyển về phòng kiểm nghiệm, phân tích ngay trong 1 – 2 giờ đầu.

2.3.2.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu nước và không khí

a/ Lấy mẫu nước theo TCVN 6187-1,2: 1996, tiến hành lấy 5 mẫu nước tại 5 cơ sở giết mổ.

b/ Lấy mẫu không khí theo phương pháp Koch: Chúng tôi tiến hành lấy 5 mẫu ở CSGM và 5 mẫu ở CSKD.

*/ Tiến hành lấy mẫu:

Tại mỗi điểm lấy mẫu, thông thường nên để 5 đĩa thạch thường. Thời gian mở nắp 15 phút;

- Sau thời gian mở nắp hộp lồng, ghi nhãn và xếp vào hộp chứa mẫu chuyển về phòng thí nghiệm;

- Không làm bật nắp hộp petri khi vận chuyển mẫu và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mẫu .

*/ Nuôi cấy

- Sau thời gian nuôi cấy, đếm số khuẩn lạc điển hình mọc trong hộp lồng chứa từng loại môi trường để xác định số lượng từng loại vi khuẩn tương ứng để tính kết quả.

*/ Kết quả:

X = Trong đó:

X: Tổng vi sinh vật trong 1 m3 không khí; A : Tổng số vi sinh vật trong một đĩa thạch; S : Diện tích đĩa thạch, cm2;

K : Hệ số thời gian, với K =1 (5 phút), K = 2(10 phút), K =3 (15 phút).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng trạch và thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)