Chuỗi giá trị có thểđược phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước... Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơđồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm và khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong nước và nước ngoài (Kaplinsky và Morris, 2001). Những chi tiết này có thể thu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA, phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp.
Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân
tích lợi nhuận và lợi nhuận bên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển (nhất là các quốc gia kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp), với những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổn thương trước quá trình toàn cầu hóa (Kaplinsky và Morris 2001). Có thể bổ sung phân tích này bằng cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của những người tham gia.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sản phẩm. Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại. Các vấn đề quản trị có vai trò then chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp đó diễn ra như thế nào. Ngoài ra, cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra.
Thứ tư, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành.
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững. Trên quan điểm toàn diện, phân tích chuỗi giá trị sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình hoạt động của chuỗi, hạn chế trong quá trình
giao dịch, phân phối lợi nhuận và thông tin giữa các tác nhân đểđưa ra giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn.