Đề tài sử dụng cách tiếp cận đa chiều: Theo cách tiếp cận này, tác giả nắm bắt được các các quy định về rừng sản xuất đang được thực thi trên địa bàn và đồng thời biết được cơ cấu loài cây trồng rừng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu, các chủ thể trồng rừng, thu mua trung gian, đơn vị chế biến, sử dụng gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện Phú Lương.
Thực tế cho thấy, thông tin chuỗi giá trị, ngành hàng gỗ rừng trồng lại tập trung ở hoạt động sơ chế hoặc tinh chế. Đa số chủ nhân các công ty sơ chế, tinh chế biết được chủng loại gỗ, nguồn gốc của gỗ và địa chỉ tiêu thụ. Nên nghiên cứu đã tập trung theo hướng tiếp cận này để nghiên cứu vai trò của rừng trồng trong chuỗi giá trị.
Hình 2-1 khái quát hướng tiếp cận thông tin được mô tả như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ cách tiếp cận thông tin
Sơ Chế biến Tiêu thụ Trồng rừng trung gian Thu mua
Trên cơ sở cách tiếp cận nêu trên, phương hướng giải quyết các nội dụng nghiên cứu của đề tài theo 3 bước sau đây:
Bước 1. Mô phỏng chuỗi giá trị sản phẩm (luồng hàng) gỗ rừng trồng; Bước 2. Xác định và phân tích tác nhân tham gia trong chuỗi.
Bước 3. Phân tích chuỗi giá trị cho 2 nhóm sản phẩm lựa chọn.
Điểm đầu của chuỗi hàng hóa là nơi trồng rừng và điểm cuối hay còn gọi là điểm “dừng” tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm.
Với cách tiếp cận xác định điểm đầu và điểm cuối của dòng sản phẩm chủ yếu, nghiên cứu xác định được các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị, ngành hàng gỗ. Kết quả phân tích số liệu thứ cấp, chuỗi giá trị ngành hàng GRT của huyện Phú Lương có thể tìm các dòng sản phẩm chính chủ yếu.