Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương tập đoàn cây trồng rừng sản xuất gồm các loại như Keo tai tượng, Keo lai (các dòng BV10, BV16, BV32), Bạch đàn, Mỡ, Lát hoa, Xoan,... Trong đó, Keo tai tượng vẫn là loài cây chủ lực được lựa chọn với tỷ lệ gây trồng trên 80% diện tích. Loài cây này có đặc điểm sinh thái thích hợp với huyện Phú Lương như: Độ cao trung bình so với mực nước biển 300 - 400m, lượng mưa bình quân từ 2.000-2.500 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 22 - 270C, nhiệt độ tối cao tháng nóng nhất 28 - 320C, nhiệt độ tháng lạnh nhất 13,70C - 150. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng hầu hết diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương thuộc nhóm đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính; độ dày tầng đất (>40cm chiếm 85%) thích thích hợp cho loài Keo Tai tượng.
Theo kết quả số liệu rà soát quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt tại Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm 2020; Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên vềđiều chỉnh một số nội dung Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên, cho thấy, huyện Phú Lương có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16.781,00 ha, chiếm 47,85% diện tích tự nhiên của huyện. Đất rừng sản xuất là 13.548,39 ha, chiếm 80,7% diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện; Diện tích rừng phòng hộ 3.232,61 ha, chiếm 19,3%. Diện tích rừng sản xuất là rừng trồng với 8.058,48ha, chiếm 48,02% diện tích rừng và đất lâm nghiệp và chiếm 22,98% diện tích tự nhiên của huyện. Quỹđất quy hoạch cho trồng rừng sản xuất, chưa có rừng 304,24ha, chiếm 1,81% diện tích rừng và đất
Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng Đơn vị tính: ha TT Hạng mục Tổng diện tích Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất I Diện tích tự nhiên 35.071,20 II Tổng diện tích đất lâm nghiệp 16.781,00 3.232,61 0 13.548,39 1 Đất có rừng 16.415,16 3.176,81 0 13.238,35 Rừng tự nhiên 6.702,80 1.522,93 0 5.179,87 Rừng trồng 9.712,36 1.653,88 0 8.058,48 2 Đất chưa có rừng (đất trống) 360,04 55,8 0 304,24
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ thể quản lý tại huyện Phú Lương được thể hiện tại bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Đơn vị tính: ha
Loại đất, loại rừng Tổng cộng
Phân loại theo chủ thể quản lý
Tổ chức kinh tế khác Đơn vị vũ trang Hộ gia đình UBND (chưa giao) Tổng diện tích tự nhiên 35.071,2 Tổng diện tích rừng và đất LN 16.781,00 59,35 1.302,33 12.449,76 2.969,56 A. Đất có rừng 16.754,30 59,35 1.302,33 12.449,76 2.942,86 - Rừng trồng 15.697,80 59,35 245,83 12.449,76 2.942,86 - Rừng tự nhiên 1.056,5 0 1.056,5 0 B. Đất chưa có rừng 26,70 26,70 Nguồn: Số liệu diễn biến rừng năm 2019
Số liệu tại bảng 3.2 cho thấy các chủ thể quản lý đất lâm nghiệp tại huyện Phú Lương gồm 04 loại, và được chia làm 03 nhóm: (i) Nhóm đang quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp nhiều nhất là hộ gia đình với 12.449,76 ha, chiếm 74,20% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp; (ii) Nhóm quản lý và sử dụng đất rừng trung bình: UBND xã (thực chất diện tích rừng và đất lâm nghiệp này hộ gia đình đang và đã trồng rừng tuy nhiên chưa được giao đất, trên danh nghĩa đất do UBND xã quản lý) là 2.969,56 ha, chiếm 17,70%; (iii) Nhóm quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ít nhất: Đơn vị vũ trang (Ban chỉ huy Quân sự huyện) 1.242,88 ha, chiếm 7,4%; tổ chức kinh tế khác (Lâm trường Chợ Mới - có diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Phú Lương khoảng 60 ha) chỉ quản lý dưới 1% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Như vậy, rừng trồng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương tập trung chủ yếu ở hộ gia đình và do UBND xã quản lý, đồng thời đất có rừng và đất chưa có rừng cũng tập trung chủ yếu ở các đơn vị này theo tỷ lệ thuận với diện tích các đơn vị này đang quản lý sử dụng.
Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Phú Lương qua các năm được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Diễn biến rừng huyện Phú Lương giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: ha
Năm
Diện tích Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
So sánh Tăng giảm 2017 -2019 Diện tích có rừng 14.758,79 16.767,6 16.754,3 1.995,51 Rừng tự nhiên 1.056,79 1.056,5 1.056,5 (0,29) Rừng trồng 13.702,00 15.711,1 15.697,8 1.995,8 Bảng 3.3 cho thấy: Diện tích rừng trồng tại huyện Phú Lương năm 2017 là 14.458,79 ha, đến năm 2019 diện tích này tăng lên 16.754,3 ha. Tính chung cho cả giai đoạn 2017 - 2019, diện tích có rừng tăng 1.995,51 ha, diện tích rừng tự nhiên
Thực trạng trồng rừng Keo Tai tượng trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2017- 2019 được thể hiện tại bảng 3.4:
Bảng 3.4. Thực trạng trồng rừng Keo trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2017- 2019 Loài cây Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2017 2018 2019
Tổng diện tích ha 970,4 862,84 899,9
Keo tai tượng Diện tích trồng mới ha 950,4 839,84 873,9 Keo lai, bạc đàn… Diện tích trồng mới ha 20,0 23,0 26,0
Nguồn: Điều tra tổng hợp – 2019
Bảng 3.4 cho thấy, diện tích trồng mới Keo tai tượng năm 2017 là 950,4ha, đến năm 2019 là 873,9 ha, điều này cho thấy diện tích rừng trồng mới có xu hướng giảm theo các năm về sau, nguyên nhân quỹđất trống để trồng rừng còn ít, diện tích rừng trồng mới phụ thuộc vào các diện tích rừng đến kỳ khai thác.