Đặc trưng của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gỗ Keo rừng trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm gỗ keo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Tác nhân tham gia trong trồng rừng sản xuất

Hoạt động trồng rừng sản xuất tại huyện Phú Lương có sự tham gia của các chủ thể sau: (i) Hộ gia đình trồng rừng trên đất lâm nghiệp của hộ hay đất

Trồng rừng Thu mua

nhận giao khoán từ UBND xã; (ii) tổ chức kinh tế khác trên địa bàn: đơn vị quốc phòng (Ban chỉ huy Quân sự huyện) và Lâm trường Chợ Mới (có diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Phú Lương (khoảng 60 ha). Tổng diện tích rừng trồng tại huyện Phú Lương là 15.748,4 ha. Trong đó rừng trồng có trữ lượng là 13.110,3 ha, rừng trồng chưa có trữ lượng là 2.638,10 ha. Kết quả điều tra cho thấy, diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở hộ gia đình với tỷ lệ 90%, các đơn vị còn lại chiếm dưới 10%.

Qua khảo sát cho thấy, trên địa bàn huyện Phú Lương, diện tích trồng rừng sản xuất chủ yếu hộ gia đình trồng rừng trên đất lâm nghiệp được giao hay đất lâm nghiệp chưa giao tự bỏ vốn đầu tư hoặc theo nguồn vốn Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661); nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, được quyết định toàn bộ quá trình sản xuất và được hưởng toàn bộ lợi ích sau khi thực hiện nghĩa vụ thuếđối với Nhà nước (đối với diện tích trồng rừng bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, khi khai thác phải nộp 80 kg thóc/ha vào quỹ bảo vệ phát triển rừng của xã phục vụ cho việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng); các hộ gia đình được hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng vật tư cây giống đảm bảo chất lượng, tổ chức công tác bảo vệ rừng.

Hộ gia đình trồng rừng sản xuất: (i) Với quy mô diện tích đất nhỏ, hộ tự quyết định đầu tư trồng rừng và nhận toàn bộ kết quả sau chu kỳ kinh doanh; (ii) Về mặt lao động, đa số các hộ có diện tích nhỏ nên quá trình sản xuất từ khi trồng rừng đến khi bán sản phẩm chủ yếu bằng lao động của hộ; (iii) Các mối liên kết trong chuỗi không rõ ràng

Tác nhân thu mua trung gian

Khảo sát thực tế cho thấy, tác nhân thu mua trung gian phần lớn là người trong xã, huyện. Tác nhân này thường do một người đứng ra làm chủ thành lập đội khai thác khoảng 5-7 người, trưởng nhóm tiến hành thu mua, thương lượng giá cả. Những người tham gia tác nhân này thường không chuyên mà chỉ hoạt

động theo mùa vụ là chính, số thành viên linh hoạt tùy thuộc khối lượng cần khai thác tại một thời điểm. Các thành viên của nhóm này hưởng thu nhập theo khối lượng sản phẩm khai thác và tự giải tán khi kết thúc từng đợt khai thác.

Tác nhân chế biến (doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình)

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến lâm sản: (i) Các doanh nghiệp này thuộc dạng doanh nghiệp vừu và nhỏ, có đặc điểm vốn lớn hơn nhiều so với xưởng băm, quy mô sản xuất kinh doanh trung bình, tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong tác nhân này rất rõ ràng và chuyên nghiệp cao; (ii) Nhiều doanh nghiệp chế biến đặt cơ sở chế biến tại các xã để thu mua, chế biến ngay trên địa bàn thu mua, các xưởng này hoạt động khá hiệu quả, mỗi xưởng chỉ tập trung từ 5 - 10 lao động phổ thông là người địa phương, lao động không có hợp đồng lao động, làm việc theo mùa vụ và được trả công theo khối lượng sản phẩm sản xuất; (iii) Các xưởng ít tham gia vào hoạt động khai thác mà chỉ thu mua gỗ nguyên liệu và chế biến tại xưởng, hoạt động điều phối, sản xuất khá linh hoạt trong các xưởng chế biến; (iv) Trong tác nhân này, mối liên kết giữa các bộ phận có rõ ràng hơn tác nhân thu mua trung gian.

- Hộ gia đình (cơ sở chế biến hộ gia đình): Có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tổ chức kinh doanh theo nhóm hộ có từ 2 - 4 lao động; hưởng thu nhập theo giá trị khối lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng; hộ gia đình ít tham gia vào hoạt động khai thác mà chỉ thu mua gỗ nguyên liệu và chế biến tại xưởng. Trong tác nhân này, các mối liên kết trong chuỗi không rõ ràng.

Tác nhân tiêu thụ

Các tác nhân chế biến (doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình) bán sản phẩm cho các công ty trung gian là chủ yếu, một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sau chế biến. Việc tiếp cận các tác nhân tham gia tiêu thụ cuối cùng sản phẩm gỗ Keo rừng trồng đã qua sơ chế biến khó khăn và phức tạp, trong khuôn khổ về thời gian và khả năng nghiên cứu, khoá luận không đi sâu tìm hiểu nghiên cứu tác nhân này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm gỗ keo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)