Đa số các nghiên cứu trên thế giới về chuỗi hàng hóa và chuỗi giá trị cho sản phẩm gỗ rừng trồng đều đề câp tới các vấn đề về chính sách, thi ̣trường, cơ chế vận dụng các công cụ chính sách nhằm tạo hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội, điển hình là các nhóm nghiên cứu sau:
Những nghiên cứu về tầm quan trọng và giải pháp nâng cao chuỗi giá trị
Baker (2006) đã chỉ rõ sự quan trọng của chuỗi giá trị như sau: (i) Sự cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nông sản phụ thuộc vào sự cạnh tranh của chuỗi giá trị, nó chính là quá trình hệ thống hóa sự cạnh tranh; (ii) Hiệu quả sản xuất là cần thiết, nhưng chất lượng của mỗi quan hệ và sự hỗ trợ của hệ thống đóng vai trò quan trọng để gia tăng khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị; (iii) Tham gia vào thị trường có sự gia tăng giá trị (bao gồm cả thị trường thế giới) đòi hỏi phải có sự hiểu biết về “luật chơi” và tính năng động của chuỗi giá trị hàng hóa; (iv) Sự thay đổi trong hệ thống kinh doanh nông sản toàn cầu là định hướng sản xuất theo tín hiệu thị trường: Thị trường là sức hút thúc đẩy sản xuất, lực đẩy của sản xuất làm thay đổi thị hiếu thị trường sẽ không còn tồn tại lâu trong tương lai gần; (v) Các mối quan hệ trong kinh doanh nông sản luôn luôn thay đổi.
Sự quan trọng của chuỗi giá trị đã được Heiko Bammann (2007) khẳng định thêm khi nghiên cứu về sự tham gia trong phân tích chuỗi giá trị nhằm cải thiện thu nhập, cơ hội việc làm và an ninh lương thực của hộ nông dân. Heiko Bammann cho rằng, phân tích chuỗi giá trị đã được sử dụng từ rất sớm để tìm hiểu và giải thích tại sao lợi ích tiềm năng của quá trình toàn cầu hóa không đến được với người nghèo, và đặc biệt là tại sao một số nước hoặc một số doanh nghiệp lại khó khăn tiếp cận thị trường.
Nghiên cứu chính sách đất đai
Các nghiên cứu về chính sách đất đai của Narong Mahannop (2004), ở Thái Lan, Ashadi and Nina Mindawati (2004) ở Indonesia, Liu Jinlong (2004) ở Trung Quốc, Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004)... hầu hết các tác giảđều chỉ ra rằng để phát triển trồng rừng sản xuất cần: (i) Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất; (ii) Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng; tư nhân hóa rừng và đất rừng (iii) Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân; (iv) Giảm thuế đánh vào các lâm sản; (vi) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng; (vii) Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân trồng rừng.
Nghiên cứu về giống và hiệu quả trồng rừng
Nhằm nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng, nhiều công trình nghiên cứu khoa học và công nghệđã được thực hiện và áp dụng, điển hình như: Nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới cho rừng trồng tại Braxin, đưa năng suất đạt 70 - 80 m3/ha/năm; tại Công Gô năng suất rừng cũng đạt 40-50 m3/ha/năm; tại Pháp, Ý nhiều khu rừng cung cấp nguyên liệu giấy cũng đạt năng suất 40- 50 m3/ha/năm; tại Thái Lan rừng Tếch cũng đã đạt sản lượng 15 - 20 m3/ha/năm.