Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm gỗ keo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

2.4.1. Nhóm ch tiêu phn ánh hiu qu sn xut g Keo

- Giá trị sản xuất (GO - GrossOutput)

- Chi phí trung gian (IC - IntermediateCost)

- Giá trị gia tăng (VA - ValueAdded): Công thức tính: VA = GO - IC. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

- Chỉ số sử dụng vốn CUI, CUI=VA/IC

- Chỉ số sử dụng đất; LUI, LUI=VA/diện tích trồng rừng - Năg suất lao động: VA/ số công lao động

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sản xuất gỗ Keo trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2019

3.1.1. Din tích rng trng Keo hàng năm trên địa bàn huyn

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương tập đoàn cây trồng rừng sản xuất gồm các loại như Keo tai tượng, Keo lai (các dòng BV10, BV16, BV32), Bạch đàn, Mỡ, Lát hoa, Xoan,... Trong đó, Keo tai tượng vẫn là loài cây chủ lực được lựa chọn với tỷ lệ gây trồng trên 80% diện tích. Loài cây này có đặc điểm sinh thái thích hợp với huyện Phú Lương như: Độ cao trung bình so với mực nước biển 300 - 400m, lượng mưa bình quân từ 2.000-2.500 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 22 - 270C, nhiệt độ tối cao tháng nóng nhất 28 - 320C, nhiệt độ tháng lạnh nhất 13,70C - 150. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng hầu hết diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương thuộc nhóm đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính; độ dày tầng đất (>40cm chiếm 85%) thích thích hợp cho loài Keo Tai tượng.

Theo kết quả số liệu rà soát quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt tại Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm 2020; Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên vềđiều chỉnh một số nội dung Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên, cho thấy, huyện Phú Lương có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16.781,00 ha, chiếm 47,85% diện tích tự nhiên của huyện. Đất rừng sản xuất là 13.548,39 ha, chiếm 80,7% diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện; Diện tích rừng phòng hộ 3.232,61 ha, chiếm 19,3%. Diện tích rừng sản xuất là rừng trồng với 8.058,48ha, chiếm 48,02% diện tích rừng và đất lâm nghiệp và chiếm 22,98% diện tích tự nhiên của huyện. Quỹđất quy hoạch cho trồng rừng sản xuất, chưa có rừng 304,24ha, chiếm 1,81% diện tích rừng và đất

Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng Đơn vị tính: ha TT Hạng mục Tổng diện tích Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất I Diện tích tự nhiên 35.071,20 II Tổng diện tích đất lâm nghiệp 16.781,00 3.232,61 0 13.548,39 1 Đất có rừng 16.415,16 3.176,81 0 13.238,35 Rừng tự nhiên 6.702,80 1.522,93 0 5.179,87 Rừng trồng 9.712,36 1.653,88 0 8.058,48 2 Đất chưa có rừng (đất trống) 360,04 55,8 0 304,24

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ thể quản lý tại huyện Phú Lương được thể hiện tại bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

Đơn vị tính: ha

Loại đất, loại rừng Tổng cộng

Phân loại theo chủ thể quản lý

Tổ chức kinh tế khác Đơn vị vũ trang Hộ gia đình UBND (chưa giao) Tổng diện tích tự nhiên 35.071,2 Tổng diện tích rừng và đất LN 16.781,00 59,35 1.302,33 12.449,76 2.969,56 A. Đất có rừng 16.754,30 59,35 1.302,33 12.449,76 2.942,86 - Rừng trồng 15.697,80 59,35 245,83 12.449,76 2.942,86 - Rừng tự nhiên 1.056,5 0 1.056,5 0 B. Đất chưa có rừng 26,70 26,70 Nguồn: Số liệu diễn biến rừng năm 2019

Số liệu tại bảng 3.2 cho thấy các chủ thể quản lý đất lâm nghiệp tại huyện Phú Lương gồm 04 loại, và được chia làm 03 nhóm: (i) Nhóm đang quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp nhiều nhất là hộ gia đình với 12.449,76 ha, chiếm 74,20% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp; (ii) Nhóm quản lý và sử dụng đất rừng trung bình: UBND xã (thực chất diện tích rừng và đất lâm nghiệp này hộ gia đình đang và đã trồng rừng tuy nhiên chưa được giao đất, trên danh nghĩa đất do UBND xã quản lý) là 2.969,56 ha, chiếm 17,70%; (iii) Nhóm quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ít nhất: Đơn vị vũ trang (Ban chỉ huy Quân sự huyện) 1.242,88 ha, chiếm 7,4%; tổ chức kinh tế khác (Lâm trường Chợ Mới - có diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Phú Lương khoảng 60 ha) chỉ quản lý dưới 1% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

Như vậy, rừng trồng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương tập trung chủ yếu ở hộ gia đình và do UBND xã quản lý, đồng thời đất có rừng và đất chưa có rừng cũng tập trung chủ yếu ở các đơn vị này theo tỷ lệ thuận với diện tích các đơn vị này đang quản lý sử dụng.

Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Phú Lương qua các năm được thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Diễn biến rừng huyện Phú Lương giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: ha

Năm

Diện tích Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

So sánh Tăng giảm 2017 -2019 Diện tích có rừng 14.758,79 16.767,6 16.754,3 1.995,51 Rừng tự nhiên 1.056,79 1.056,5 1.056,5 (0,29) Rừng trồng 13.702,00 15.711,1 15.697,8 1.995,8 Bảng 3.3 cho thấy: Diện tích rừng trồng tại huyện Phú Lương năm 2017 là 14.458,79 ha, đến năm 2019 diện tích này tăng lên 16.754,3 ha. Tính chung cho cả giai đoạn 2017 - 2019, diện tích có rừng tăng 1.995,51 ha, diện tích rừng tự nhiên

Thực trạng trồng rừng Keo Tai tượng trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2017- 2019 được thể hiện tại bảng 3.4:

Bảng 3.4. Thực trạng trồng rừng Keo trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2017- 2019 Loài cây Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2017 2018 2019

Tng din tích ha 970,4 862,84 899,9

Keo tai tượng Diện tích trồng mới ha 950,4 839,84 873,9 Keo lai, bạc đàn… Diện tích trồng mới ha 20,0 23,0 26,0

Nguồn: Điều tra tổng hợp – 2019

Bảng 3.4 cho thấy, diện tích trồng mới Keo tai tượng năm 2017 là 950,4ha, đến năm 2019 là 873,9 ha, điều này cho thấy diện tích rừng trồng mới có xu hướng giảm theo các năm về sau, nguyên nhân quỹđất trống để trồng rừng còn ít, diện tích rừng trồng mới phụ thuộc vào các diện tích rừng đến kỳ khai thác.

3.1.2. Sn lượng khai thác chế biến, tiêu th g Keo rng trng

Theo kết quả khảo sát về sản lượng khai thác chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng thực tế tại huyện Phú Lương năm 2019 cho thấy, nguồn gỗ nguyên liệu được sử dụng là 17.000 m3, trong đó: gỗ nguyên liệu được thu mua từ các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và các huyện trong tỉnh chiếm chủ yếu với 50% tổng lượng gỗ nguyên liệu rừng sản xuất, phần còn lại được thu mua tại các xã thuộc địa bàn huyện chiếm 50%. Có 02 đối tượng sử dụng gỗ rừng sản xuất làm nguyên liệu đầu vào là doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã) và hộ gia đình, trong đó: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 45,9%; Hộ gia đình, cá nhân 54,1% tổng lượng gỗ nguyên liệu toàn tỉnh. Gỗ nguyên liệu là Keo Tai tượng trên địa bàn huyện Phú Lương chiếm tỷ lệ trên 80% tổng lượng gỗ nguyên liệu rừng sản xuất. Cụ thể sản lượng gỗ Keo rừng trồng các năm: Năm 2017 sản lượng là 14.372 m3, năm 2018 sản lượng là 13.481 m3, năm 2019 sản lượng là 41.135 m3.

Bảng 3.5. Diện tích, năng suất và sản lượng gỗ Keo khai thác trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2017 - 2019 Loài cây Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2017 2018 2019

Keo Tai tượng

Diện tích khai thác ha 205 150 590 Sản lượng khai thác m3 14.372 10.650 41.135 Năng suất bình quân m3/ha 65-70 70-75 70-75

Nguồn: Điều tra tổng hợp – 2019

Bảng 3.5 cho thấy, diện tích khai thác các năm phụ thuộc vào diện tích rừng trồng các năm trước đã đến kỳ khai thác và nhu cầu của người trồng rừng; sản lượng khai thác năm 2017 là 14.372m3, năm 2019 là 41.135m3 là do diện tích khai thác 2019 tăng nhiều hơn so với năm 2017, năng suất bình quân/ha không có sự thay đổi đáng kể (trên dưới 70m3/ha)

3.2. Chuỗi giá trị sản phẩm từ gỗ Keo rừng trồng tại huyện Phú Lương

3.2.1. Sơđồ chui giá tr g Keo rng trng huyn Phú Lương

Tại địa bàn huyện Phú Lương, hoạt động trồng rừng có phạm vi địa lý rộng, chuỗi giá trị gỗ Keo rừng trồng có nhiều tác nhân tham gia với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng có thể khái quát chuỗi giá trị của gỗ Keo rừng trồng như sau:

Hình 3.1. Sơđồ khái quát chui hàng hóa g Keo rng trng

3.2.2. Đặc trưng ca các tác nhân tham gia vào chui giá tr g Keo rng trng

Tác nhân tham gia trong trồng rừng sản xuất

Hoạt động trồng rừng sản xuất tại huyện Phú Lương có sự tham gia của các chủ thể sau: (i) Hộ gia đình trồng rừng trên đất lâm nghiệp của hộ hay đất

Trồng rừng Thu mua

nhận giao khoán từ UBND xã; (ii) tổ chức kinh tế khác trên địa bàn: đơn vị quốc phòng (Ban chỉ huy Quân sự huyện) và Lâm trường Chợ Mới (có diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Phú Lương (khoảng 60 ha). Tổng diện tích rừng trồng tại huyện Phú Lương là 15.748,4 ha. Trong đó rừng trồng có trữ lượng là 13.110,3 ha, rừng trồng chưa có trữ lượng là 2.638,10 ha. Kết quả điều tra cho thấy, diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở hộ gia đình với tỷ lệ 90%, các đơn vị còn lại chiếm dưới 10%.

Qua khảo sát cho thấy, trên địa bàn huyện Phú Lương, diện tích trồng rừng sản xuất chủ yếu hộ gia đình trồng rừng trên đất lâm nghiệp được giao hay đất lâm nghiệp chưa giao tự bỏ vốn đầu tư hoặc theo nguồn vốn Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661); nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, được quyết định toàn bộ quá trình sản xuất và được hưởng toàn bộ lợi ích sau khi thực hiện nghĩa vụ thuếđối với Nhà nước (đối với diện tích trồng rừng bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, khi khai thác phải nộp 80 kg thóc/ha vào quỹ bảo vệ phát triển rừng của xã phục vụ cho việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng); các hộ gia đình được hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng vật tư cây giống đảm bảo chất lượng, tổ chức công tác bảo vệ rừng.

Hộ gia đình trồng rừng sản xuất: (i) Với quy mô diện tích đất nhỏ, hộ tự quyết định đầu tư trồng rừng và nhận toàn bộ kết quả sau chu kỳ kinh doanh; (ii) Về mặt lao động, đa số các hộ có diện tích nhỏ nên quá trình sản xuất từ khi trồng rừng đến khi bán sản phẩm chủ yếu bằng lao động của hộ; (iii) Các mối liên kết trong chuỗi không rõ ràng

Tác nhân thu mua trung gian

Khảo sát thực tế cho thấy, tác nhân thu mua trung gian phần lớn là người trong xã, huyện. Tác nhân này thường do một người đứng ra làm chủ thành lập đội khai thác khoảng 5-7 người, trưởng nhóm tiến hành thu mua, thương lượng giá cả. Những người tham gia tác nhân này thường không chuyên mà chỉ hoạt

động theo mùa vụ là chính, số thành viên linh hoạt tùy thuộc khối lượng cần khai thác tại một thời điểm. Các thành viên của nhóm này hưởng thu nhập theo khối lượng sản phẩm khai thác và tự giải tán khi kết thúc từng đợt khai thác.

Tác nhân chế biến (doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình)

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến lâm sản: (i) Các doanh nghiệp này thuộc dạng doanh nghiệp vừu và nhỏ, có đặc điểm vốn lớn hơn nhiều so với xưởng băm, quy mô sản xuất kinh doanh trung bình, tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong tác nhân này rất rõ ràng và chuyên nghiệp cao; (ii) Nhiều doanh nghiệp chế biến đặt cơ sở chế biến tại các xã để thu mua, chế biến ngay trên địa bàn thu mua, các xưởng này hoạt động khá hiệu quả, mỗi xưởng chỉ tập trung từ 5 - 10 lao động phổ thông là người địa phương, lao động không có hợp đồng lao động, làm việc theo mùa vụ và được trả công theo khối lượng sản phẩm sản xuất; (iii) Các xưởng ít tham gia vào hoạt động khai thác mà chỉ thu mua gỗ nguyên liệu và chế biến tại xưởng, hoạt động điều phối, sản xuất khá linh hoạt trong các xưởng chế biến; (iv) Trong tác nhân này, mối liên kết giữa các bộ phận có rõ ràng hơn tác nhân thu mua trung gian.

- Hộ gia đình (cơ sở chế biến hộ gia đình): Có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tổ chức kinh doanh theo nhóm hộ có từ 2 - 4 lao động; hưởng thu nhập theo giá trị khối lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng; hộ gia đình ít tham gia vào hoạt động khai thác mà chỉ thu mua gỗ nguyên liệu và chế biến tại xưởng. Trong tác nhân này, các mối liên kết trong chuỗi không rõ ràng.

Tác nhân tiêu thụ

Các tác nhân chế biến (doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình) bán sản phẩm cho các công ty trung gian là chủ yếu, một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sau chế biến. Việc tiếp cận các tác nhân tham gia tiêu thụ cuối cùng sản phẩm gỗ Keo rừng trồng đã qua sơ chế biến khó khăn và phức tạp, trong khuôn khổ về thời gian và khả năng nghiên cứu, khoá luận không đi sâu tìm hiểu nghiên cứu tác nhân này.

3.2.3. Hình thc t chc và mng lưới chế biến, s dng g Keo rng trng

Có nhiều hình thức chế biến và sử dụng gỗ Keo rừng trồng trên địa bàn huyện Phú Lương, các loại hình chính là: Gỗ xẻ và ván bóc, nguyên liệu dăm.

Bảng 3.6: Thực trạng chế biến một số sản phẩm từ gỗ Keo trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2017 - 2019

TT Loại sản phẩm Đơn vị Năm 2017 2018 2019 Sản lượng Giá trị (Tr.đồng) Sản lượng Giá trị (Tr.đồng) Sản lượng Giá trị (Tr.đồng) 1 Gỗ xẻ m3 6.200 29.636 6.250 29.875 3.800 18.164 2 Gỗ bóc m3 40.000 12.500 41.000 13.100 2.360 7.375 3 Gỗ băm Tấn 12.000 21.000 12.200 1.870,0 4.600 8.280 Nguồn: Điều tra tổng hợp năm 2019 + Gỗ xẻ và gỗ bóc: Gỗ xẻ và gỗ bóc phần lớn là gỗ rừng trồng Keo tai tượng được thu mua từ các hộ gia đình trồng rừng. Gỗ được thu mua đảm bảo các yêu cầu về quy cách và được các cơ sở chế biến theo đơn hàng.

+ Gỗ nguyên liệu dăm: Trong những năm gần đây nhu cầu nguyên liệu gỗ dăm, gỗ bóc của thị trường Trung Quốc, Đài Loan lớn, thuận tiện cho xuất khẩu nguyên liệu này. Thành phần kinh tế tham gia chế biến dăm, gỗ bóc gồm: Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cơ sở chế biến hộ gia đình. Các cơ sở sản xuất chế biến trên địa bàn có quy mô nhỏ, số lao động bình quân dưới 20 người/doanh nghiệp. Mạng lưới thu mua gỗ nguyên liệu được hình thành xuống tận các xã, các xưởng băm dăm thu mua gỗ nguyên liệu trong địa bàn thu mua trực tiếp của hộ gia đình hoặc thu mua của người thu mua trung gian sau đó tiến hành băm dăm, sản phẩm của quá trình này sẽđược bán cho các Công ty xuất khẩu dăm lớn … Các doanh nghiệp thu mua dăm mảnh và băm dăm mảnh xuất khẩu này thông thường

Gỗ dăm băm, gỗ bóc… Gỗ xẻ (Nan, Dát

giường…)

Gỗ rừng trồng

có khối lượng thu mua lớn trên địa bàn tỉnh và phần lớn dăm mảnh được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, Đài Loan.

Gỗ rừng trồng và sản phẩm gỗ rừng trồng tại huyện Phú Lương được sử dụng làm nguyên liệu cho các dòng sản phẩm: gỗ xẻ (dạng nan nẹp xuất khẩu, dát giường..), dăm xuất khẩu, gỗ ván bóc như hình 3-2.

Hình 3.2. Hình thc s dng g nguyên liu ti huyn Phú Lương

Tính đến năm 2019 trên địa huyện Phú Lương có 04 doanh nghiệp chế biến gỗ và 55 cơ sở chế biến gỗ nhỏ dưới hình thức hộ gia đình với tổng khối lượng 17.000m3 /năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm gỗ keo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)