3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản, quy chế hoạt động, quy trình đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
- Hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và người sử dụng đất đến thực hiện các
thủ tục hành chính về đất đai.
- Những đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của VPĐKQSDĐ
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Hà Tĩnh.
- Về thời gian: nghiên cứu hoạt động của VPĐKQSDĐ thành phố Hà Tĩnh từ năm 2012 đến ngày năm 2016.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Tĩnh.
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố Hà Tĩnh.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thành phố Hà Tĩnh.
- Phân tích nguyên nhân của các tồn tại hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ Thành phố Hà Tĩnh.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của
Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường…
- Thu thập báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố từ năm 2012 đến 2016 từ các
- Thu thập các văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập VPĐKQSDĐ
thành phố Hà Tĩnh, các số liệu liên quan về tình hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, kết
quả hoạt động, phương hướng nhiệm vụ của đơn vị qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn liên quan
đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của người dân về hoạt động của Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; được thực hiện ngẫu nhiên với 100 hộ trên địa bàn
03 phường (Nguyễn Du, Thạch Linh, Bắc Hà). Đây là 3 phường có đặc điểm đặc
trưng về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ
thực hiện các quyền của người sử dụng đất lớn.
Nội dung phản ánh trong phiếu điều tra gồm: độ tuổi người đến giao dịch, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, tên thủ tục hành chính, đánh giá về cơ sở vật chất của VPĐKQSDĐ, thời hạn giải quyết, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và mức thu
phí và được thể hiện trong phụ lục 01.
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả
khác, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương
có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn, trao đổi thông tin với các chuyên gia, những
chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai, rút ra được những nhận xét đánh giá thực trạng cũng như đưa ra hướng giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ.
2.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu
Các số liệu, tài liệu thu thập được và thông tin thu thập thông qua phỏng vấn điều tra xã hội học mang tính định tính và định lượng. Số liệu mang tính định lượng được thống kê mô tả, xử lý bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu
thập được để đưa ra được những nhận xét, đánh giá, định hướng giải quyết vấn đề
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở trung độ so với
hai cụm kinh tế trọng điểm phía Bắc và Nam, có đường Quốc lộ 1A chạy qua, nằm
trong khoảng từ 18° – 18° 24’ vĩ Bắc, 105° 53’ – 105° 56’ kinh Đông, cách Hà Nội
350 km và Thành phố Vinh 50 km về phía Bắc. Thành phố Hà Tĩnh có ranh giới hành
chính được xác định như sau:
Tây Bắc giáp thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà Tây Nam giáp xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà
Đông Nam giáp xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh huyện Cẩm Xuyên
Đông Bắc giáp sông Đồng Môn, huyện Thạch Hà, Lộc Hà.
Tổng diện tích tự nhiên là 5654,96 ha. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 10 phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang, Trần Phú, Đại Nài, Hà Huy Tập, Thạch Linh,
Nguyễn Du, Thạch Quý, Văn Yên và 6 xã: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Trung,
Thạch Đồng, Thạch Hưng và Thạch Bình.
Địa giới hành chính của thành phố Hà Tĩnh được thể hiện trong hình 3.1.
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1.2. Địa chất, địa hình
Thành phố Hà Tĩnh nằm trên vùng ven biển miền Trung, nhìn chung địa hình Thành phố Hà Tĩnh tương đối bằng phẳng, hẹp ngang và dốc nghiêng từ tây sang đông
với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nước biển nên khả năng thoát nước về mùa lũ tương đối tốt. Vào mùa mưa thì nước lũ và thuỷ triều dâng cao gây hiện tượng ngập úng nhưng thời gian ngập úng không kéo dài.
Cấu tạo địa chất Thành phố khá phức tạp gồm nhiều lớp, tầng đất canh tác
mỏng. Một số xã, phường có địa hình lòng máng, độ phèn chua cao, chủ yếu là đất
thịt, ba phía sông nước bao bọc, sức chịu tải chủ yếu đạt từ R=0,8kg/cm2. Do vậy trước khi xây dựng các công trình lớn cần phải khảo sát thăm dò địa chất tỉ mĩ.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Mang đặc điểm chung của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, Thành phố Hà Tĩnh có
khí hậu phân làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa rét từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa
khô nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình trong năm là 24°c, nhiệt độ
cao nhất là vào tháng 6 khoảng 40°c, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 khoảng 8°c.
Nhìn chung độ ẩm không khí tương đối cao. Biên độ giao động độ ẩm không khí qua các năm không đáng kể, từ 81 ÷ 85,3%. Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào khoảng tháng 11
đến tháng 3 năm sau; thời kỳ độ ẩm thấp nhất vào khoảng tháng 6 và 7, ứng với thời
kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh.
Lượng mưa trung bình trong năm tương đối lớn khoảng 2.627,7 mm/năm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa Đông thường kết hợp giữa gió mùa Đông
Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung trong năm vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to.
Việc tiêu thoát nước của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của
sông Rào Cái. Về mùa mưa lũ thường có sự giao lưu giữa lũ và triều gây nên ngập úng
tại một số khu vực trong Thành phố. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng hồ Kẽ Gỗ với
dung tích khoảng 300 triệu m3trên sông Rào Cái để điều tiết nước cho Thành phố Hà Tĩnh nhằm hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán trong mùa khô.
3.1.1.4. Tài nguyên , sinh vật
Trên địa bàn thành phố có một số loại khoáng sản như: Thạch anh, Man gan,
quặng Bôxit… nhưng trữ lượng nhỏ và nằm rải rác nên không có giá trị khai thác.
Nằm cách Thành phố khoảng 6 km có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn khoảng 540
triệu tấn, đây là nơi có tiềm năng khai thác để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong tương lai của Thành phố.
Thành phố Hà Tĩnh có 72,12 ha đất có rừng chiếm 1,27% diện tích tự nhiên của
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua kinh tế thành phố Hà Tĩnh có sự phát triển mạnh mẽ và
đạt được nhiêu thành tựu. Hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế đềucơ bản đạt theo kế hoạnh đặt ra, trong cơ cấu kinh tế sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại-dịch vụ, xây dựng cơ
bản, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, cụ thể: năm 2016 khu vực Công
nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) chiếm 11,81% (năm 2015 là 12,49%), xây dựng cơ bản chiếm 23,76% (năm 2015 là 23,04%), khu vực dịch vụ-thương mại chiếm 62,11% ( năm 2015 là 61,74%) và khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 2,32% (năm
2015 là 2,73%). Cụ thể thực trạng các ngành kinh tế như sau:
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản:
Trong những năm qua ngành CN-TTCN, xây dựng cơ bản đã có sự phát triển
khá mạnh mẽ. Sản xuất CN-TTCN có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đặc biệt
là các sản phẩm chủ yếu như: ngành nghề nhôm kính, tôn, thép; gạch không nung;
vật liệu xây dựng. Tổng giá trị sản xuất CN- TTCN năm 2016 ước đạt 1.032 tỷ đồngđạt 90,13% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 1,57%. Đã tập trung chỉ đạo, kiểm
tra tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh cụm công nghiệp Bắc Qúy, xã Thạch Đồng. Đầu tư xây dựng các công trình thuộc chương trình mục tiêu trên toàn thành phố, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu độ thi được triển khai và hoàn thiện như khu đô thị Vincom, Bắc Thành phố, Sông Đà...chương trình xây dựng nông
thôn mớitrên địa bàn các xã đã hoàn thành, phấn đấu đến năm 2018 đạt chuẩn văn minh đô thị và lên đô thị loại 2.
- Ngành thương mại, dịch vụ:
Hoạt động thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển với hình thức phong phú, đa dạng, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lớn được đầu tư, đi vào hoạt độngnhư trung tâm thương mại Commax, Vincom, chợ hà Tĩnh, các dịch vụ khách sạn, nhà hàng... Tuy sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại,
dịch vụ liên quan đến các sản phẩm thủy, hảisản; dịch vụ lưu trú trên địa bàn, nhưng kết quả vẫn có bước tăng trưởng so với năm 2015. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố ước đạt 11.650 tỷ đồng bằng 96,68% kế
hoạch năm 2016 tăng so với cùng kỳ 11,27%. Công tác chuyển đổi chợ được quan tâm đúng mức: Đã tổ chức đấu thầu chuyển đổi mô hình quản lý Chợ Bắc Hà; giao quản
lý, kinh doanh, khai thác chợ Cầu Phủ; tiến hành thẩm định giá trị tài sản và hoàn thiện
các thủ tục để đấu thầu chợ Cầu Đông; hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng chợ
xây dựng tuyến phố văn minh đô thị và thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển thương mại
dịch vụ
- Ngành nông nghiệp:
Trong những năm qua sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản đã chuyển dịch
dần theo hướng sản xuất hàng hoá với cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phong phú và
đa dạng, có năng suất và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản ước tính năm
2016 đạt khoảng 26,56 tỷ đồng
Trong năm 2016 đã triển khai thực hiện 92 mô hình phát triển sản xuất, xây
dựng 28 vườn mẫu, 01 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; tuyên truyền vận động
xây dựng 40 bể biogas, cơ giới hóa 04 máy làm đất, 04 máy gặt đập liên hợp.
3.1.2.2. Dân số, lao động
Đến ngày 31/12/2016 dân số thành phố Hà Tĩnh là 98.355 người (trong đó: dân
số thành thị 68.988 người; dân số khu vực nông thôn: 29.367 người)tăng 2,19% so với năm 2014, bình quân hàng năm tăng 1,68%. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động có
61.132 người, so với năm 2014 tăng 3,45% và bình quân hàng năm tăng 2,64%, chiếm
62,15% tổng dân số.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 52.388 người, so với năm 2013 tăng 2,23% và bình quân hàng năm tăng 1,24%, chiếm 53,87%. Trong đó: lao động đang làm việc trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 8.288 người chiếm 15,82%
lực lượng lao động có tham gia lao động; lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng là 16.775 người, chiếm 32,02% và lao động làm việc trong ngành thương
mại và dịch vụ là 27.325 người, chiếm 52,16% lực lượng lao động có tham gian lao động, cụ thể được thể hiện tại bảng 3.1.
Về chất lượng nguồn lao động: Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở
1/4/2009, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có 23.933 người có trình độ chuyên môn kỹ
thuật, chiếm 27,46% tổng dân số. Trong đó, trên đại học 420 người, chiếm 0,48%; đại
học 8753 người, chiếm 10,04%; cao đẳng 4026 người, chiếm 4,62%; trung cấp, sơ cấp 10.734 người, chiếm 12,31%.
Với vai trò, vị trí và đặc điểm về dân số, nguồn lao động như vậy sẽ đáp ứng cung lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Thành phố nói riêng hiện
Bảng 3.1: Dân số và lao động thành phố Hà Tĩnh từ năm 2014 dến năm 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Dân số trung bình người 96.244 97.231 98.355
- Thành thị người 67.162 68.138 68.988
- Nông thôn người 29.082 29.093 29.367
2. Tỷ lệtăng dân số tự nhiên % 9,83 11,65 11,16
3. Mật độ dân số người/km2 1700 1719 1739
4. Dân sốtrong độ tuổi LĐ người 59.093 60.042 61.132
5. LĐ đang làm việc theo ngành KT người 51.713 52.388 53.954
- Nông lâm nghiệp & thủy sản người 9.204 8.288 8.952
- Công nghiệp - Xây dựng người 16.074 16.775 17.026
- Thương mại - Dịch vụ người 26.435 27.325 27.976
(Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Hà Tĩnh 2016)
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa
a. Về giao thông
Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 1A đoạn đi qua thành phố Hà Tĩnh từ Cầu Cày đến Cầu Phủ dài khoảng 9 km, đoạn qua nội thị dài 3,2 km. Ngoài ra, từ thành phố có các tuyến tỉnh lộ sau: Tỉnh lộ 3 thành phố Hà Tĩnh - Khe Giao, đoạn qua
thành phố dài 2 km, đường đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền 12m, mặt 10m;
Tỉnh lộ 9 thành phố Hà Tĩnh - Thạch Kim dài 14km, đoạn qua thành phố dài 5km,
đường hiện đang thi công với mặt cắt rộng 35m, bề rộng lòng đường 14m; Tỉnh lộ
17 thành phố Hà Tĩnh – hồ Kẻ Gỗ dài 17km, đoạn qua thành phố dài 1,5km, nền đường 6,5m, mặt 3,5m; Tỉnh lộ 26 thành phố Hà Tĩnh – Thạch Hải dài 11km, đoạn
qua thành phố dài 4,4km, nền 5,5m, mặt 3,5m; Bên cạnh đó các tuyến đường trong
nội phường, xã không ngừng được nang cấp, cải gắn với chương trình xây dựng
nông thôn mới, xây dựng phường đạt chuẩn văn minh, đến nay đã bê tông hóa, đổ
Trên địa bàn thành phố còn có cảng Hộ Độ có một cầu tàu dài 40m, rộng 4m, có
khả năng tiếp nhận tàu tới 100 tấn. Diện tích khu vực cảng là 2ha nhưng hiện nay chưa
xây dựng kho, bãi hàng hóa. Lượng hàng thông qua cảng là 10.000 – 15.000 Tấn/năm.
b. Thuỷ lợi
Hồ Kẻ Gỗ với dung tích 350 triệu m3được xây dựng từ năm 1976 là công trình