Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 76)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3.3. Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà

Hà Tĩnh

3.3.3.1. Công tác cp Giấy CNQSDĐ lần đầu

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thường trực Thành ủy Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cấp giấy CNQSDĐ lần đầu trên

địa bàn trên địa bàn Thành phố. Đến năm 2016, công tác cấp giấy CNQSDĐ lần đầu trên địa bàn Thành phố đất ở đô thị: thực hiện cấp với diện tích 803,83 ha (chiếm

97,32% diện tích cần cấp); đất sản xuất nông nghiệp: thực hiện diện tích 2051,2ha. (98,28% diện tích cần cấp).

Tình hình cấp giấy CNQSDĐtrên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2012-

2016 được thể hiện tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn thành phố Hà Tĩnhgiai đoạn 2012-2016 Năm Tổng hồ sơ khai xin cấp GCN

Hồ sơ được cấp GCNQSDĐ Hồ sơ trả lại do không đủ điều kiện

Tổng (hồ sơ) Tỷ lệ (%) Trong đó Tổng (hồ sơ) Tỷ lệ (%) Hồ sơ GQ đúng hạn Hồ sơ GQ quá thời hạn 2012 260 240 92,30 208 32 20 7,70 2013 1223 1155 94,43 806 349 68 5,57 2014 1041 965 92,68 723 242 76 7,32 2015 659 622 94,42 574 48 37 5,58 2016 823 800 97,26 768 32 23 2,74 Tổng 4006 3782 94,41 3079 703 224 5,59

Qua kết quả điều tra cho thấy khối lượng hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ lần đầu trong giai đoạn 2012 đến năm 2016 là khá lớn với 4006 lượt hồ sơ, đã giải quyết được

3782 hồ sơ đạt 94,41%, còn 224 lượt hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lại chiếm 5,59 %. Các trường hợp không đủ điều kiện chủ yếu là do có tranh chấp về ranh giới, thiếu văn bản phân chia thừa kế quyền sử dụng đất, chưa xác định được chỉ giới quy hoạch đường giao thông, vướng mắc trong xác định diện tích đất ở đối với đất có nguồn gốc trước năm 1980…cần phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành và văn bản hướng

dẫn chỉ đạo của UBND Tỉnh và sở Tài nguyên-Môi trường Hà Tĩnh, Tổng cục quản lý đất đai.

Trong đó năm 2013 có lượng hồ sơ lớn nhất với 1223 hồ sơ. Do năm 2013,

UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo quyết liệt trong công tác rà soát, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất lần đầu trong toàn tỉnh, đặc biệt là hồ sơ cấp giấy còn tồn đọng, hồ sơ cấp đất sai thẩm quyền, UBND Thành phố đã có Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 29/01/2013 tập trung chỉ đạo VPĐKQSDĐ, phòng Tài nguyên và UBND các phường

xã thực hiện nghiêm túc hoàn thành trong năm 2013, kết quả giải quyết 1155/1223 hồ sơ, đạt tỷ lệ cao với 94,43 % và đây cũng là năm có lượng hồ sơ trả lại do không đủ điều kiện giải quyết cao nhất.

Năm 2012 là năm có lượng hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ lần đầu thấp nhất với

260 hồ sơ do năm 2012 hồ sơ cấp giấy lần đầu chủ yếu là hồ sơ tồn đọng trước đây;

hồ sơ cấp giấy do giao đất có thu tiền, trung đấu giá quyền sử dụng đất ít, do năm 2012

thị trường bất động sản đang đóng băng, nên nhu cầu đấu giá quyền sử dụng đất để đầu cơ đất đai giảm mạnh đã làm cho lô đất đấu giá thành công ít. Tuy vậy, tỷ lệ hồ sơ năm 2012 trả lại chiếm tỷ lệ cao nhất với 7,70%. Do thời gian này công tác cấp giấy

lần đầu chưa được chính quyền chỉ đạo quyết liệt về mặt chủ trương chính sách và

chuyên môn nghiệp vụ.

3.3.3.2. Công tác đăng ký biến động đất đai

Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm hành chính, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh,

Trong những năm qua có tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế xã hội không ngừng phát triển,

biến động đất đai diễn ra thương xuyên và mạnh mẽ, đặc biệt là về đất ở. Do vậy khối lượng hồ sơ đăng ký biến động về đất đai của VPĐKQSDĐ Thành phố lớn. Qua kết

quả điều tra, thu thập số liệu, cho thấy loại hình đăng ký biến động về đất đai tại

Thành phố chủ yếu là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cấp đổi, tách hợp thửa,

chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký thế chấp và xóa thế chấp, trong đó khối lượng

hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là lớn nhất. Riêng năm 2016 khối lượng hồ sơ cấp đổi giấy CNQSDĐ là lớn nhất, do thời gian này UBND Thành phố đã ký hợp

đồng với đơn vị tư vấn thực hiện dự án cấp đổi giấy CNQSDĐ gắn với kết quả đo đạc

bản đồ địa chính năm 2014.

a. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai qua bộ phận một cửa,

một cửa liên thông:

Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh theo bộ phận một cửa giai đoạn 2012-2016 có 14882 hồ sơ đăng ký biến động, đã giải quyết 14478 hồ sơ đạt 97,29%, hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lại là 404 hồ sơ,

chiếm 2,71%. Nguyên nhân do một số đang tranh chấp về ranh giới, đất nằm trong

quy hoạch đã có thông báo thu hồi đất, chỉ giới quy hoạch đường giao thông chưa rõ

ràng, người sử dụng đất không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

khi cấp đổi giấy chứng nhận có tăng diện tích do lấn chiếm và khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vướng mắc trong việc xác định diện tích đất ở đối với đất có nguồn

gốc trước năm 1980 mà không có sổ đăng ký ruộng đất và bản đồ Sở Tài nguyên-Môi

trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 2014 có khối lượng hồ sơ đăng ký biến động thấp nhất với 2391 hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ trả lại cho người sử dụng đất cao nhất chiếm 4,35% năm. Do 2014 là năm

thời điểm chuyển giao giữa Đất đai 2003 và Luật đất đai năm 2013, nhiều quy định có

liên quan trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât chưa rõ ràng, mỗi người đọc hiểu một ý khác nhau, chưa có hướng dẫn thực hiện của cấp trên, ảnh hưởng đến việc tham mưu giải quyết hồ sơ của cán bộ chuyên môn. Mặt khác thời gian này thị trường bất động sản đóng băng, các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đật

thành công bị giảmlàm cho lượng hồ sơ giao dịch bị giảm.

Năm 2016 có khối lượng hồ sơ nhiều nhất với 3313 hồ sơ, đã giải quyết 3263

hồ sơ đạt 98,5 %, hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết là 50 hồ sơ chiếm 1,5%. Do

năm 2016 thị trường bất động sản nằm trong giai đoạn sôi động trở lại sau một thời gian đóng băng, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thành công nhiều. Mặt khác đây là năm Thành phố có chủ trương tập trung thực hiện công tác cấp đổi giấy CNQSDĐ.gắn với kết quả đo đạc bản đồ địa chính năm 2014 để xây dựng cơ sở dữ

liệu về đất đai, nên lượng hồ sơ thực hiện cấp đổi giấy CNQSDĐ qua một cửa, một

Bảng 3.5: Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016 Năm Tổng hồ sơ đăng ký biến động (hồ sơ)

Hồ sơ đã giải quyết Hồ sơ không đủ điều kiện Tổng (hồ sơ) Tỷ lệ (%) Trong đó Tổng (hồ sơ) Tỷ lệ (%) Hồ sơ giải quyết đúng hạn (hồ sơ) Hồ sơ giải quyết chậm (hồ sơ) 2012 2824 2766 97,96 2721 45 58 2,04 2013 3145 3032 96,4 2982 50 113 3,60 2014 2391 2287 95,65 2251 36 104 4,35 2015 3209 3130 97,53 3087 43 79 2,47 2016 3313 3263 98,5 3225 38 50 1,50 Tổng 14882 14478 97,29 14266 212 404 2,71

(Nguồn số liệu: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh)

b.Kết quả thực hiện công tác cấp đổi giấy CNQSDĐ theo dự án năm 2016

Thực hiện dự án đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hoàn

thành giai đoạn 1 là đo đạc bản đồ địa chính trên toàn Thành phố, bản đồ được nghiệm thu đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015, năm 2016 triển khai công tác cấp đổi giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với kết quả đo đạc bản đồ. Kết quả cụ thể như sau:

- Đối với đất ở:

Trong thời gian này các đơn vị tư vấn được ký hợp đồng đã phối hợp với UBND các phường xã xây dựng và xét duyệt 12663 hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận

quyền sử dụng đấtở chuyển VPĐKQSDĐ Thành phố thẩm định hồ sơ, VPĐKQSDĐ đã thẩm định được 12448 hồ sơ trong năm 2016, còn 215 hồ sơ chuyển sang năm

2017. Kết quả thẩm định có 10400 hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Còn 2048 hồ sơ không đủ điều kiện cấp đổi giấy chứng nhận. Nguyên nhân do các hồ này biên bản xác định môc giới không đầy đủ chữ ký của các chủ sửng dụng đất liền kề,

riêng, xác định sai chỉ giới quy hoach đường, vướng mắc trong việc xác định diện tích đất ở đối với đất có nguồn gốc trước năm 1980 mà không có sổ đăng ký ruộng đất và bản đồ 299 được thành lập năm 1980, đang chờ xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.,…

- Đối với đất nông nghiệp:

Đơn vị tư vấn đã phối hợp với UBND các phường xã xây dựng và xét duyệt

11754 hồ sơ và chuyển VPĐKQSDĐ Thành phố, VPĐKQSDĐ Thành phố đã tham

mưu cho UBND Thành phố cấp được 11479 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông

nghiệp đạt theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính (trong đó 1862 giấy chứng nhậnđược

cấp lần đầu), còn 275 hồ sơ không đủ điều kiện do các thửa đất này năm trong quy

hoạch các dự án, đã có thông báo thu hồi đất.

Kết quả thẩm định hồ sơ cấp đổi giấy CNQSDĐ theo dự án có khối lượng rất

lớn, cán bộ Văn phòng phải thực hiện nhiệm vụ song song với công tác thường xuyền

là giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của

UBND Thành phố. Do đó gây áp lực rất lớn về thời gian, cán bộ Văn phòng thiếu

UBND Thành phố phải bố trí thêm 3 chuyên viên Phòng Tài nguyên-Môi trường

Thành phố phụ trách một số phường xã trong công tác cấp đổi theo dự án trong năm

2016. Tuy vậy, cán bộ và lãnh đạo VPĐKQSDĐ Thành phố đều phải xử lý công việc

ngoài giờ hành chính, thứ 7, chủ nhật, nhưng tiến độ thực hiện dự án rất chậm sơ với

kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn để xảy ra một số sai sót như giấy CNQSD đất đã cấp đánh sai tên, các thông tin của chủ sử dụng đất, cấp sai diện tích,…

c. Kết quả thực hiện hồ sơ đăng ký thế chấp và xóa thế chấp quyền sử dụng đất (đăng ký giao dịch bảo đảm)

Với đặc trung là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, thương mại dịch vụ của

tỉnh, quyền sử dụng đất trên thành phố Hà Tĩnh có giá trị kinh tế lớn là nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ phát triển. Do đó lượng hồ sơ đăng ký thế chấp,

xóa thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố rất lớn. Từ năm 2012 đến năm 2016 Văn phòng đăng ký Thành phố đã thực hiện 21093 lượt hồ sơ đăng ký thế chấp

và xóa thế chấp, trong đó 2012 có lượng hồ sơ nhỏ nhất với 2864 lượt, tăng dân qua

các năm, đến năm 2016 có số lượng lớn nhất với 5950 lượt. Trong giai đoạn này

phường Bắc Hà có nhiều hồ sơ nhất với 1860 lượt và xã Thạch Môn có ít hồ sơ nhất

chỉ có 370 lượt.Nguyên nhân năm 2012 do ảnh hưởng chung khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, năm 2016 thị trường bất động sản sôi động trở lại, Nhà nước có gói 30 nghìn tỷ đồng và các tổ chức tín dụng có chính sách cho vay xây

dựng nhà ở, mua sắm tiêu dùng với lãi suất thấp, kỳ hạn dài làm cho nhu cầu của người sử dụng vay để xây dựng nhà và tiêu dùng tăng mạnh. Số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp và xóa thế chấp qua các năm của các phường xã trên địa bàn Thành phố được thể hiện cụ thể qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả thực hiện đăng ký thế chấp và xóa thế chấp từ năm 2012đếnnăm 2016 trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh Đơn vị: hồ sơ STT Năm Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 1 P.Bắc Hà 285 346 365 382 482 1860 2 P.Thạch Quý 217 247 290 355 391 1500 3 X.Thạch Bình 56 70 86 124 227 563 4 P.Nam Hà 271 282 353 402 396 1704 5 P.Nguyễn Du 236 275 381 419 480 1791 6 X.Thạch Hạ 224 243 336 380 445 1628 7 X.Thạch Hưng 145 156 185 258 302 1046 8 X.Thạch Môn 32 56 71 68 143 370 9 P.Thạch Linh 236 287 367 391 485 1766 10 P.Trần Phú 284 292 376 413 462 1827 11 X.Thạch Trung 218 232 284 364 482 1580 12 P.Hà Huy Tập 167 248 303 379 544 1641 13 P.Đại Nài 101 165 172 217 284 939 14 P.Văn Yên 147 178 198 243 327 1093 15 P.Tân Giang 119 217 194 151 244 925 16 X.Thạch Đồng 126 189 133 156 256 860 Tổng 2864 3483 4094 4702 5950 21093

3.3.3.3. Công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính

a. Tình hình lập, quản lý các loại sổ

Năm 2008, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh được

thành lập, đơn vị đã nhận bàn giao lại toàn bộ cá loại sổ từ phòng Tài nguyên và môi

trường Thành phố. Tuy nhiên, do công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp

chính quyền thời gian trước còn buông lỏng, công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm chú trọng, nên hồ sơ địa chính bị thất lạc, rách nát không đầy đủ.

Theo báo cáo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, hệ thống hồ sơ địa chính

hiện đang lưu tại đơn vị gồm: 36 quyển số cấp giấy CNQSDĐ và 57 quyển sổ mục kê

(trong đó có 21 quyển sổ mục kê bản đồ 371, 36 quyển sổ mục kê bản đồ đo năm

2014) , 16 quyển sổ theo dõi biến động.

b. Công tác đo đạc lập, quản lý bản đồ địa chính

Toàn Thành phố có 16/16 phường, xã đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. Đầu tiên là sản phẩm bản đồ được đo đạc theo Chỉ thị 299 của Thủ tướng

Chính phủ năm 1980, nhưng bản đồ giai đoạn này chỉ có 4 phường được hoàn thiện. Sau đó bản đồ được thành lập theo Quyết định 371/QĐ-UB ngày 20/10/1991 của

UBND tỉnh Hà Tĩnh là 291 tờ ở dạng giấy được đo vẽ từ năm 1993 đến năm 1995,

gồm có 165 tờ tỉ lệ 1/500, 24 tờ tỉ lệ 1/1000, 102 tờ tỷ lệ 1/2000. Các phường đều được đo vẽ một cách chi tiết ở tỉ lệ 1/1000 và 1/500, còn ở các xã thì được đo vẽ ở tỉ lệ

1/2000 ở dạng giấy. Quy trình thành lập bản đồ địa chính được thực hiện theo đúng quy định hiện hành và quy phạm của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và

Môi trường).

Tuy vậy do điều kiện đo vẽ trước đây không được đảm bảo nên chất lượng bản đồ chưa cao, tuy đã thể hiện đầy đủ các thông tin, thể hiện kích thước, vị trí và hình dạng, ranh giới đến từng thửa đất nhưng độ chính xác về diện tích chưa cao và chỉ lưu

trữ ở dạng giấy. Thời gian đo vẽ đã quá lâu trong khi Thành phố là đơn vị có biến động lớn về đất đai , việc sử dụng sản phẩm bản đồ trước đây không đúng với hiện

trạng sử dụng đất, phục vụ cho công tác chuyên môn và quản lý Nhà nước về đất đai

không còn phù hợp với thực tế phát triển của Thành phố. Do vậy, từ năm 2004 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)