3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.3.2. Quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn thành phố Hà
phố Hà Tĩnh
Thủ tục hành chính về đất đai hiên nay trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh nói
riêng và cấp huyện của tỉnh Hà Tĩnh nói chung thực hiện theo quy định Ban hành kèm theo Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh gồm 18 thủ tục, cụ thể trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Danh mục thủ tục hành chính liên thông thuộc thẩm quyền của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh
TT Tên thủ tục hành chính liên thông
Thời gian thực hiện
(ngày làm việc)
1 Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu 20
2 Đăng ký và cấp Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất lần đầu. 30
3
Đăng ký, cấp Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất lần đầu đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản đồng thời là
người sử dụng đất
30
4
Đăng ký, cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đông thời là người sử dụng đất
12
5 Cấp Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu 15
6 Đăng ký, bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất
đã được cấp Giấy chứng nhận 11
7
Đăng ký, cấp Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng
nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định
42
8 Cấp đổi Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất 8
9 Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc cấp lại trang bổ sung do bị mất 8
TT Tên thủ tục hành chính liên thông
Thời gian thực hiện
(ngày làm việc)
11 Tách thửa hoặc hợp thửa đất 10
12
Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng
11 ngày đối với
chứng nhận
trên giấy chứng
nhận đã cấp, 15 ngày đối với
cấp mới giấy
chứng nhận
13
Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thỏa thuận hợp nhất
hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất
11 ngày đối với
chứng nhận
trên giấy chứng
nhận đã cấp, 15 ngày đối với
cấp mới giấy
chứng nhận.
14
Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi
thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp
nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài
chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận
11 ngày đối với
chứng nhận
trên giấy chứng
nhận đã cấp, 15 ngày đối với
cấp mới giấy
chứng nhận
15
Đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được
cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử
dụng hạn chế thửa đất liền kề
05
16 Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi
hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu 06
17 Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân 13
18 Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất 04
Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy nhìn chung thời gian thực hiện các thủ tục
hành chính về đât đai tại Thành phố bằng hoặc rút ngắn hơn so với quy định tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013, đúng theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Tuy theo quy định thì có 18 thủ tục hành chính trong danh mục trên thuộc
thẩm quyền giải quyết của VPĐKQSDĐ Thành phố đúng theo quy định của Luật đất đai năm 2013, nhưng trên trên thực tế địa bàn Thành phố chỉ có những giao
dịch cấp giấy CNQSDĐ lần đầu, cấp đổi, cấp lại giấy CNQSDĐ, chuyển nhượng,
tặng cho, thừa kế, chuyển mục đích sử dụng đất, tách hợp thửa đất, đính chính giấy
CNQSDĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp, xóa thế chấp (gọi chung là đăng
ký biến động đất đai) là chủ yếu. Các giao dịch đăng ký cấp quyền sử hữu tài sản
gắn liền với đất mới chỉ thực hiện đối với các thửa đất thuộc quy hoạch dự án phát
triển nhà ở đô thị, còn các vị trí còn lại người dân chưa có yêu cầu chứng nhận tài sản gắn liền với đất. Bộ thủ tục được niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trụ sở UBND các phường, xã, đảm bảo công khai, minh bạch thuận tiện cho người dân nắm bắt, theo dõi khi đến giao dịch.
3.3.2.1. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc nộp hồ sơ tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cán bộ công chức tiếp nhận
có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơđầy đủ, hợp lệ: Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Xử lý hồ sơ:
-Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân
dân cấp xã thì chuyển hồ sơ đến công chức địa chính để thực hiện các công việc quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014. Sau khi thực hiện xong công
chức địa chính có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
Thành phố.
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND
phố và chuyển cho UBND cấp xã nơi có đất để thực hiện các công việc quy định
tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 (nếu có). Sau khi thực hiện xong
công chức địa chính có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất Thành phố.
- Sau khi nhận hồ sơ do UBND cấp xã chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất Thành phố có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc quy định tại
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và gửi Phiếu chuyển thông tin địa chính
của thửa đất đến Chi cục thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
- Chi cục thuế có trách nhiệm thông báo người sử dụng đất lên kê khai thuế và thông báo nộp thuế. Sau khi người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định Chi cục thuế gửi hồ sơ đến Văn phòng ĐKQSD đất Thành phố. Văn phòng
ĐKQSD đất thành phố hoàn chỉnh hồ sơ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thành phố.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các nội dung công
việc quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và trình chủ tịch
UBND Thành phố ký quyết định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Kết quả xử lý được chuyển đến nơi tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả.
Đến hẹn Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đến nơi tiếp nhận hồ sơ để lấy kết quả.
+ Khi đến nhận kết quả người nhận phải xuất trình phiếu biên nhận hồ sơ và ký vào sổ theo dõi hồ sơ.
+ Trường hợp đến nhận thay thì phải có giấy ủy quyền (có xác nhận của cơ
quan hoặc UBND cấp xã) và giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan giải quyết hồ sơ có
trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết.
Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được minh họa như hình 3.4.
Hình 3.4: Quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu
(Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh)
Như vậy, quy trình cấp giấy CNQSDĐ lần đầu đã cụ thể hóa nội dung công
việc và thời gian giải quyết công việc của từng bộ phận, từng cơ quan để gắn trách
nhiệm, tránh đùn đầy giữa các bộ phận, góp phần đảm bảo thủ tục hành chính được
giải quyết trong thời gian quy định. Trong quá trình thực hiện thủ tục, người dân chỉ
phải đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường hoặc Thành phố nộp hồ sơ 1 lần và nhận kết quả giải quyết tại nơi nộp hồ sơ, không phải đi lại nhiều lần như trước đấy (trừ trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận).
UBND PHƯỜNG,XÃ
- Tiếp nhận hồ sơ;
- Xác định nguồn gốc, tranh chấp, phù hợp quy hoạch, xác nhận đơn;
- Niêm yết công khai.
Bộ phận một cửa cửa VPĐKQSDĐ kiểm tra hồ sơ, vào số VĂN PHÒNG ĐKQSDĐ - Thẩm định hồ sơ - Trích đo, trích lục, xác nhận đơn;
-;Thảo quyết định (nếu đủ điều kiện)
Cơ quan thuế PHÒNG TN&MT Kiểm tra, xác nhận Lãnh đạo UBND Thành phố ký quyết định Văn phòng HĐND,UBND vàosố quyết định
Người sử dụng đất (người nộp hồ sơ), Trả
GCN cho chủ sử dụng đất sau khi thực hiện
3.3.2.2. Quy trình thực hiện đăng ký biến động đất đai
Các loại hình đăng ký biến động đất đai gồm các biến động theo quy định tại
khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013, trình tự thực hiện gồm các bước như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cán bộ công chức tiếp nhận
có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 2:Xử lý hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân
dân cấp xã thì chuyển hồ sơ đến công chức địa chính để kiểm tra, xác nhận vào đơn
theo mẫu quy định, gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND Thành phố hồ sơ được chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Sau đó hồ sơ được
gửi đến công chức địa chính để kiểm tra, xác nhận vào đơn theo mẫu quy định và gửi
hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố.
- Sau khi nhận hồ sơ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách
nhiệm thực hiện các nội dung công việc quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Hoàn chỉnh hồ sơ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với
loại hồ sơ chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cấp đổi, tách thửa, chuyển mục đích sử
dụng đất; các thủ tục còn lại Văn phòng đăn ký giải quyết và chuyển kết quả ra bộ
phận tiếp nhận hồ sơ.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo UBND Thành phố ký Giấy chứng nhận.
- Kết quả xử lý được chuyển đến nơi tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả.
Đến hẹn Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đến nơi tiếp nhận hồ sơ để lấy kết quả.
+ Khi đến nhận kết quả người nhận phải xuất trình phiếu biên nhận hồ sơ và ký vào sổ theo dõi hồ sơ.
+ Trường hợp đến nhận thay thì phải có giấy ủy quyền (có xác nhận của cơ
quan hoặc UBND cấp xã) và giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan giải quyết hồ sơ có
trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết.
Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được minh họa như hình 3.5.
Hình 3.5: Quy trình đăng ký biến động đất đai
(Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh)
Qua hình 3.5 và trình tự thực hiện các bước đăng ký biến động đất đai tại Thành phố đã cụ thể hóa các nội dung công việc của các bộ phận, cơ quan trong quá trình giải
quyết thủ tục. Một số thủ tục thời gian được rút ngắn hơn nhiều so với quy định của
UBND PHƯỜNG,XÃ - Tiếp nhận hồ sơ; - Xác nhận đơn; Bộ phận một cửa cửa VPĐKQSDĐ kiểm tra hồ sơ, vào số VĂN PHÒNG ĐKQSDĐ - Thẩm định hồ sơ - Trích đo, trích lục, xác nhận đơn (nếu cần thiết);
-Thảo quyết định cấp giấy (nếu phải
cấp giấy))
Cơ quan thuế
PHÒNG TN&MT
Kiểm tra, xác nhận (nếu phải
cấp mới giấy chứng nhận)
Lãnh đạo UBND Thành phố
ký quyết định
Văn phòng HĐND,UBND
vàosố quyết định
Người sử dụng đất (người nộp hồ sơ), Trả
GCN cho chủ sử dụng đất sau khi thực hiện
Luật đất đai năm 2013 như thủ tục đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, góp phần giải quyết
thủ tục được nhanh chóng, thuận tiện cho người dân, thúc đẩy kinh tế, thương mại dịch
vụ phát triển, nâng cao chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính.