Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua kinh tế thành phố Hà Tĩnh có sự phát triển mạnh mẽ và

đạt được nhiêu thành tựu. Hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế đềucơ bản đạt theo kế hoạnh đặt ra, trong cơ cấu kinh tế sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại-dịch vụ, xây dựng cơ

bản, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, cụ thể: năm 2016 khu vực Công

nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) chiếm 11,81% (năm 2015 là 12,49%), xây dựng cơ bản chiếm 23,76% (năm 2015 là 23,04%), khu vực dịch vụ-thương mại chiếm 62,11% ( năm 2015 là 61,74%) và khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 2,32% (năm

2015 là 2,73%). Cụ thể thực trạng các ngành kinh tế như sau:

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản:

Trong những năm qua ngành CN-TTCN, xây dựng cơ bản đã có sự phát triển

khá mạnh mẽ. Sản xuất CN-TTCN có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đặc biệt

là các sản phẩm chủ yếu như: ngành nghề nhôm kính, tôn, thép; gạch không nung;

vật liệu xây dựng. Tổng giá trị sản xuất CN- TTCN năm 2016 ước đạt 1.032 tỷ đồngđạt 90,13% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 1,57%. Đã tập trung chỉ đạo, kiểm

tra tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh cụm công nghiệp Bắc Qúy, xã Thạch Đồng. Đầu tư xây dựng các công trình thuộc chương trình mục tiêu trên toàn thành phố, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu độ thi được triển khai và hoàn thiện như khu đô thị Vincom, Bắc Thành phố, Sông Đà...chương trình xây dựng nông

thôn mớitrên địa bàn các xã đã hoàn thành, phấn đấu đến năm 2018 đạt chuẩn văn minh đô thị và lên đô thị loại 2.

- Ngành thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển với hình thức phong phú, đa dạng, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lớn được đầu tư, đi vào hoạt độngnhư trung tâm thương mại Commax, Vincom, chợ hà Tĩnh, các dịch vụ khách sạn, nhà hàng... Tuy sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại,

dịch vụ liên quan đến các sản phẩm thủy, hảisản; dịch vụ lưu trú trên địa bàn, nhưng kết quả vẫn có bước tăng trưởng so với năm 2015. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố ước đạt 11.650 tỷ đồng bằng 96,68% kế

hoạch năm 2016 tăng so với cùng kỳ 11,27%. Công tác chuyển đổi chợ được quan tâm đúng mức: Đã tổ chức đấu thầu chuyển đổi mô hình quản lý Chợ Bắc Hà; giao quản

lý, kinh doanh, khai thác chợ Cầu Phủ; tiến hành thẩm định giá trị tài sản và hoàn thiện

các thủ tục để đấu thầu chợ Cầu Đông; hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng chợ

xây dựng tuyến phố văn minh đô thị và thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển thương mại

dịch vụ

- Ngành nông nghiệp:

Trong những năm qua sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản đã chuyển dịch

dần theo hướng sản xuất hàng hoá với cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phong phú và

đa dạng, có năng suất và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản ước tính năm

2016 đạt khoảng 26,56 tỷ đồng

Trong năm 2016 đã triển khai thực hiện 92 mô hình phát triển sản xuất, xây

dựng 28 vườn mẫu, 01 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; tuyên truyền vận động

xây dựng 40 bể biogas, cơ giới hóa 04 máy làm đất, 04 máy gặt đập liên hợp.

3.1.2.2. Dân số, lao động

Đến ngày 31/12/2016 dân số thành phố Hà Tĩnh là 98.355 người (trong đó: dân

số thành thị 68.988 người; dân số khu vực nông thôn: 29.367 người)tăng 2,19% so với năm 2014, bình quân hàng năm tăng 1,68%. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động có

61.132 người, so với năm 2014 tăng 3,45% và bình quân hàng năm tăng 2,64%, chiếm

62,15% tổng dân số.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 52.388 người, so với năm 2013 tăng 2,23% và bình quân hàng năm tăng 1,24%, chiếm 53,87%. Trong đó: lao động đang làm việc trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 8.288 người chiếm 15,82%

lực lượng lao động có tham gia lao động; lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng là 16.775 người, chiếm 32,02% và lao động làm việc trong ngành thương

mại và dịch vụ là 27.325 người, chiếm 52,16% lực lượng lao động có tham gian lao động, cụ thể được thể hiện tại bảng 3.1.

Về chất lượng nguồn lao động: Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở

1/4/2009, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có 23.933 người có trình độ chuyên môn kỹ

thuật, chiếm 27,46% tổng dân số. Trong đó, trên đại học 420 người, chiếm 0,48%; đại

học 8753 người, chiếm 10,04%; cao đẳng 4026 người, chiếm 4,62%; trung cấp, sơ cấp 10.734 người, chiếm 12,31%.

Với vai trò, vị trí và đặc điểm về dân số, nguồn lao động như vậy sẽ đáp ứng cung lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Thành phố nói riêng hiện

Bảng 3.1: Dân số và lao động thành phố Hà Tĩnh từ năm 2014 dến năm 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Dân số trung bình người 96.244 97.231 98.355

- Thành thị người 67.162 68.138 68.988

- Nông thôn người 29.082 29.093 29.367

2. Tỷ lệtăng dân số tự nhiên % 9,83 11,65 11,16

3. Mật độ dân số người/km2 1700 1719 1739

4. Dân sốtrong độ tuổi LĐ người 59.093 60.042 61.132

5. LĐ đang làm việc theo ngành KT người 51.713 52.388 53.954

- Nông lâm nghiệp & thủy sản người 9.204 8.288 8.952

- Công nghiệp - Xây dựng người 16.074 16.775 17.026

- Thương mại - Dịch vụ người 26.435 27.325 27.976

(Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Hà Tĩnh 2016)

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa

a. Về giao thông

Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 1A đoạn đi qua thành phố Hà Tĩnh từ Cầu Cày đến Cầu Phủ dài khoảng 9 km, đoạn qua nội thị dài 3,2 km. Ngoài ra, từ thành phố có các tuyến tỉnh lộ sau: Tỉnh lộ 3 thành phố Hà Tĩnh - Khe Giao, đoạn qua

thành phố dài 2 km, đường đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền 12m, mặt 10m;

Tỉnh lộ 9 thành phố Hà Tĩnh - Thạch Kim dài 14km, đoạn qua thành phố dài 5km,

đường hiện đang thi công với mặt cắt rộng 35m, bề rộng lòng đường 14m; Tỉnh lộ

17 thành phố Hà Tĩnh – hồ Kẻ Gỗ dài 17km, đoạn qua thành phố dài 1,5km, nền đường 6,5m, mặt 3,5m; Tỉnh lộ 26 thành phố Hà Tĩnh – Thạch Hải dài 11km, đoạn

qua thành phố dài 4,4km, nền 5,5m, mặt 3,5m; Bên cạnh đó các tuyến đường trong

nội phường, xã không ngừng được nang cấp, cải gắn với chương trình xây dựng

nông thôn mới, xây dựng phường đạt chuẩn văn minh, đến nay đã bê tông hóa, đổ

Trên địa bàn thành phố còn có cảng Hộ Độ có một cầu tàu dài 40m, rộng 4m, có

khả năng tiếp nhận tàu tới 100 tấn. Diện tích khu vực cảng là 2ha nhưng hiện nay chưa

xây dựng kho, bãi hàng hóa. Lượng hàng thông qua cảng là 10.000 – 15.000 Tấn/năm.

b. Thuỷ lợi

Hồ Kẻ Gỗ với dung tích 350 triệu m3được xây dựng từ năm 1976 là công trình

“Đại thuỷ nông” tại xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên, là công trình điều tiết thuỷ nông

cho hầu như cả tỉnh và còn quan trọng hơn công trình còn cắt đỉnh lũ làm giảm mức độ

ngập trong vùng và khu vực thành phố.

Trong toàn thành phố hiện nay có các tuyến kênh tưới cho toàn thành phố là kênh N1-9, N1, N7, ngoài ra còn có một số kênh tưới tiêu kết hợp như T1 T4 với

tổng chiều dài là 13 km, chủ yếu là mương đất.

c. Y tế

Mạng lưới y tế trên địa bàn thành phố không ngừng được đầu tư, nâng cấp, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện trạng nằm trên địa

bàn thành phố có: 01 Bệnh viện đa khoa Tỉnh với quy mô 500 giường với 650 cán bộ;

01 bệnh viện Lao và bệnh viện phổi với quy mô 100 giường đang được đầu tư xây

dựng mới; 01 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng với quy mô 100 giường; 01

bệnh viện y học cổ truyền đang chuẩn bị xây dựng với quy mô 130 giường; 01 bệnh

viện thành phố vớiquy mô 50 giường; 01 trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em; 01 trung

tâm kế hoạch hóa gia đình; 01 trung tâm y tế dự phòng và trạm sốt rét; 01 hội đồng giám định y khoa. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có khoảng 16 có sở khám chữa

bệnh và 15 trạm y tế xã phường với quy mô khoảng 65-70 giường. Có 16/16 phường

xã có trạm y tế, hiện nay đã có 16/16 phường, xã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tê, 100% các trạm xá có y bác sỹ, chất lượng đội ngũ y bác sỹ không ngừng được nâng

cao cả về số lượng lẫn chất lượng.

d. Giáo dục

Trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có 1 trường Đại học Sư phạm, trường Văn hoá

Nghệ thuật, trường cao đẳng y tế, trường cao đẳng dạy nghề kỹ thuật Việt Đức, trường

chính trị Hà Tĩnh, trường dạy nghề số 5, trường trung cấp nghề, 4 trường trung học

phổ thông, 27 trường tiểu học và trung học cơ sở , 18 trường mầm non có 18 trường.

Hệ thống giáo dục của thành phố phát triển toàn diện. Công tác giáo dục và đào

tạo của thành phố được đặc biệt quan tâm, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn,

chất lượng giáo viên, các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng

Thành phố Hà Tĩnh là một trong những đơn vị liên tục dẫn đầu về số lượng học sinh

giỏi và giáo viên giỏi trong toàn tỉnh. Số trường đạt tiên tiến xuất sắc, số giáo viên dạy

giỏi, học sinh giỏi hàng năm đều tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)