Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 26 - 31)

15. Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Ra

1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.097,2 nghìn ha, xếp thứ 55 trong tổng số trên 200 nước trên thế giới, là nước có qui mô diện tích thuộc loại trung bình nhưng vì có dân số đông (xếp hạng thứ 14 trên thế giới) nên diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người vào loại thấp (đứng thứ 120) với mức 0,37 ha/người (bằng 1/6 mức bình quân của thế giới).

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 01/01/2013 tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước là 26.371,5 nghìn ha, chiếm 79,68% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Trong đó có: 10.210,8 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp; 15.405,8 nghìn ha đất lâm nghiệp; 710 nghìn ha đất nuôi trồng thủy sản; 17,9 nghìn ha đất làm muối và 27 nghìn ha đất nông nghiệp khác. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người đã giảm từ 2.986 m2 (năm 2011) xuống còn 2.940 m2 (năm 2013).

Qua bảng 1.1 ta thấy, có sự biến động về cơ cấu đất nông nghiệp theo hướng tỷ trọng đất trồng cây hàng năm và đất rừng sản xuất giảm, tỷ trọng đất trồng cây lâu năm tăng. Cụ thể: Đất trồng cây hàng năm năm 2013 giảm 0,23% so với năm 2011; Đất rừng sản xuất năm 2013 giảm 0,54% so với năm 2011; Đất trồng cây lâu năm năm 2013 tăng 2,7% so với năm 2011. Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang biến đổi theo hướng sản xuất bền vững, biểu hiện bằng sự tăng nhanh diện tích của các cây

trồng lâu năm có hiệu quả kinh tế cao (cà phê, cao su, chè, cây ăn quả), giảm diện tích các loại cây hoa màu ngắn ngày có hiệu quả kinh tế thấp. Diện tích đất trồng cây lâu năm đạt 3.788 nghìn ha năm 2013, tăng 99,5 nghìn ha so với năm 2011.

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cả nước năm 2013

Diễn giải Diện tích (nghìn ha) So sánh (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013 /năm 2011 1. Đất nông nghiệp 26.226,4 26.280,5 26.371,5 100,55

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 10.126,1 10.151,1 10.210,8 100,84

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 6.437,6 6.401,3 6.422,8 99,77

1.1.1.1. Đất trồng lúa 4.120,2 4.092,8 4.097,1 99,44

1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 44,4 45,5 42,7 96,17

1.1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 2.273,0 2.263,0 2.283,0 100,44

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 3.688,5 3.749,7 3.788,0 102,70

1.2. Đất lâm nghiệp 15.366,5 15.373,1 15.405,8 100,26 1.2.1. Rừng sản xuất 7.431,9 7.406,6 7.391,8 99,46 1.2.2. Rừng phòng hộ 5.795,5 5.827,3 5.851,8 100,97 1.2.3. Rừng đặc dụng 2.139,1 2.139,2 2.162,2 101,08 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 689,8 712,0 710,0 102,93 1.4. Đất làm muối 17,9 17,9 17,9 100,00 1.5. Đất nông nghiệp khác 26,1 26,5 27,0 103,45 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)

Nhìn chung, sử dụng đất nông nghiệp của cả nước trong những năm qua đã có sự tiến bộ đáng kể, phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Các nhóm cây trồng 1 vụ có hiệu quả kinh tế thấp đã dần được thay thế bằng các cơ cấu cây trồng luân canh 2 - 3 vụ/năm và các cây lâu năm có độ che phủ rộng, hiệu quả kinh tế cao.

Ở nước ta, đã có nhiều nghiên cứu về đất đai nói chung và đất nông nghiệp được thực hiện, nhiều công trình đã được công bố. Về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, có một số nghiên cứu điển hình sau:

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2005) đã thực hiện dự án nghiên cứu “Quy hoạch sử dụng đất hiệu quả 38 vạn ha đất nương rẫy vùng trung du miền núi Bắc Bộ”. Nghiên cứu khẳng định, canh tác nương rẫy là một giai đoạn phát triển nông nghiệp mà mọi miền trên trái đất đều trải qua và hiện vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, canh tác nương rẫy là phương thức sản xuất truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc vùng cao, mang nặng tính tự cung tự cấp. Cả một thời gian dài, canh tác nương rẫy đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của các cư dân vùng đồi núi. Tình hình này vẫn sẽ còn tồn tại trong tương lai xa. Tuy nhiên, canh tác nương rẫy là một hệ lụy của việc phá rừng, đốt nương làm rẫy. Đa số đất nương rẫy có độ dốc cao; canh tác trên đất nương rẫy chủ yếu theo phương thức truyền thống, khai thác tự nhiên, thiếu các biện pháp chống xói mòn rửa trôi nên phá vỡ nghiêm trọng môi trường sinh thái, đất thoái hóa, năng suất cây trồng thấp. Do sản xuất quảng canh nên sau một chu kỳ nhất định, người dân buộc phải bỏ nương rẫy cũ và khai phá vùng đất khác, lại đốt nương làm rẫy,… Hầu hết các diện tích đất trống đồi trọc hiện nay là hệ quả của canh tác nương rẫy. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, năm 2005, cả nước có khoảng 1 triệu ha đất nương rẫy thì riêng vùng trung du miền núi phía Bắc đã có 45,2 vạn ha, chiếm trên 45% đất nương rẫy của cả nước. Tỷ trọng đất nương rẫy trong đất nông nghiệp của vùng là 30,6%, trong cây hàng năm 39,7%, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Như vậy, đất nương rẫy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trong vùng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

* Phạm Văn Dư (2009) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Theo kết quả nghiên cứu, tính đến năm 2006, đồng bằng sông Hồng có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 nghìn ha, bằng 57% tổng diện tích. Tổng dân số là 17,6 triệu người, trong đó 13,4 triệu là dân số nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm qua, do các thửa đất manh mún, cách làm ăn cá thể, nhỏ lẻ đã đẩy chi phí sản xuất lên rất cao, thậm chí bằng với giá bán. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,2 ha đất nông nghiệp với từ 3 - 7 mảnh. Theo kết quả điều tra năm 2006, bình quân thu nhập của nông dân chỉ là 506 nghìn đồng/tháng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hóa đồng bộ, không áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí. Để khắc phục tình trạng này, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất. Mỗi giải pháp đều gặp nhiều

khó khăn và có mặt trái của nó, như năng suất, điều kiện tự nhiên giữa các đồng đất không đều, đầu ra sản phẩm không ổn định,… Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng Tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa, cùng canh tác, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng [17].

* Phạm Văn Vân, Nguyễn Thanh Trà (2010) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, huyện Chương Mỹ có địa hình tương đối phức tạp và được chia thành 3 vùng chính (vùng bãi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng). Đất đai thuộc vùng phù sa trẻ của đồng bằng sông Hồng. Cây lúa đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống cây trồng của huyện. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là cây hàng năm. Hệ thống cây trồng ở cả 3 vùng sản xuất là gần như nhau, vùng 1 và 3 có thế mạnh là trồng cây ăn quả, cây rau màu, vùng 2 chuyên lúa, lúa - cá. Với hệ thống canh mương gần hoàn chỉnh, đất đai có địa hình bằng phẳng, chất đất tương đối giống nhau, vì vậy năng suất cây trồng khá đồng đều. Về hiệu quả kinh tế: trên 3 vùng thì LUT rau - màu, mía - màu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Về hiệu quả xã hội: LUT rau - màu thu hút nhiều lao động nhất, lao động trung bình trên cả 3 vùng là 1.286 công/ha. Về hiệu quả môi trường: các LUT mía - màu, rau - màu, chuyên cá có ảnh hưởng tốt đến môi trường [18].

* Đỗ Thị Tám, Nguyễn Thị Hải (2013) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xã Nghi Trường có 687,96 ha đất sản xuất nông nghiệp với 5 LUT chính và 15 kiểu sử dụng đất; với 13 loại cây trồng. Xét về hiệu quả kinh tế: Có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các LUT và các kiểu sử dụng đất. LUT NTTS cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX/ha cao gấp 11 lần so với LUT chuyên lúa. Xét về hiệu quả xã hội: thì kiểu sử dụng đất nuôi cá tạo nhiều việc làm nhất với 1357 ngày công/ha, với GTGT/LĐ là 139,24 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất dưa hấu - lúa mùa - rau tạo ra 1196 ngày công/ha với GTGT/ha là 89,69 nghìn đồng. Về hiệu quả môi trường: mức độ bón phân cho các cây trồng chưa phù hợp với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý. Đa số các loại thuốc được sử dụng theo đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc được sử dụng và có xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép theo chỉ dẫn trên bao bì. Định hướng đến năm 2025 diện tích LUT chuyên lúa sẽ còn 77,32ha; LUT lúa - màu là 40,68 ha; LUT chuyên rau màu là 272,11ha; LUT cây ăn quả là 199,89ha; LUT NTTS là 25ha [4].

* Hoàng Thị Thái Hoà, Đỗ Đình Thục, Nguyễn Hồng Vân (2014) đã nghiên cứu 3 xã (Bình Thạnh, Bình Khương, Bình Dương) đại diện cho 3 vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển tại huyện Bình Sơn, trong năm 2012 - 2013 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử

dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa cho giá trị gia tăng thấp nhất tại cả 3 vùng nghiên cứu, loại hình sử dụng đất chuyên màu cho giá trị gia tăng cao nhất, đặc biệt tại vùng đồng bằng và vùng ven biển với 407.302 nghìn đồng/ha ở LUT ớt - ngô - dưa chuột và 196.870 nghìn đồng/ha ở LUT dưa hấu - đậu xanh - ngô. Các LUT chuyên màu cũng là LUT giải quyết nhiều công lao động nhất (>1000 công/ha tại vùng đồng bằng). Mức đầu tư phân bón và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân cho cây trồng tại điểm nghiên cứu chưa hợp lý. Trong thời gian tới cần duy trì các LUT có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường và áp dụng các giải pháp đồng bộ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bình Sơn [9].

* Trần An Phong (2003) đã nghiên cứu đánh giá đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo kết quả nghiên cứu, nhóm đất xám - Acrisols chiếm diện tích lớn nhất trong tài nguyên đất của tỉnh (893.331 ha, chiếm 92,92% tổng diện tích tự nhiên) và nhóm đất đỏ - Ferralsols (32.321 ha, chiếm 3,36% tổng diện tích tự nhiên), nhưng do yếu tố địa hình và tầng dày đất nên khả năng đất nông nghiệp chỉ vào khoảng 124.000 - 130.000 ha (chiếm 14,03% tổng diện tích tự nhiên). Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2001, đất nông nghiệp có 92.352 ha (chiếm 9,60% tổng diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp có 606.700 ha (chiếm 63,10% tổng diện tích tự nhiên), các đất còn lại (đất chuyên dụng, đất ở, đất chưa sử dụng) có 262.428,87 ha (chiếm 27,30% tổng diện tích tự nhiên). Thảm thực vật tự nhiên ở Kon Tum rất đa dạng và phong phú cả về thành phần loài, số lượng và chất lượng, điều đáng quan tâm là diện tích rừng tự nhiên còn chiếm một tỉ trọng khá lớn (61,80% tổng diện tích tự nhiên).

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cây trồng thuộc vùng đất khí hậu thành phố Kon Tum có hiệu quả kinh tế cao hơn vùng đất thuộc khí hậu huyện Đắk Tô. Trên cùng một vùng khí hậu, cây trồng có giá trị sản xuất và thu nhập thuần khác nhau tùy theo vùng đất. So sánh giá trị sản xuất, thu nhập thuần của các loại cây trồng với cùng cấp thích nghi: với cây lúa thì (lúa ĐX + lúa mùa) > lúa hè thu > lúa mùa; với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây mía > (ngô + lạc) > ngô > lạc > sắn và với cây công nghiệp lâu năm là cây cao su > cà phê > điều (trong hoàn cảnh giá cây cà phê xuống thấp) [22].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 26 - 31)