Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 37 - 41)

15. Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Ra

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

* Dân số:

Tổng dân số trên địa bàn xã năm 2013 tính cả tạm trú là 1.923 hộ/7.320 nhân khẩu, (thường trú 1.757 hộ/5.879 khẩu. Trong đó dân tộc tại chỗ 646 hộ/2.381 khẩu). Trên địa bàn xã có 18 dân tộc chung sống (Kinh, Ja Rai, Rơ Mâm, Mường, Thái, Tày, Sán Dìu, Nùng, Hơ Lăng, Xê Đăng, Dao, Ê Đê, Thổ, Hơ Rá, Sơ Rá, Triêng, Kơ Tu, Kơ Dong), người dân tộc thiểu số chiếm 77%.

* Lao động:

Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến năm 2013 tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 4.104 lao động, chiếm 56,06% dân số. Trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 1.370 người - Lao động phi nông nghiệp: 389 người

+ Công nghiệp, xây dựng: 47 người + Dịch vụ, hành chính: 342 người

Trong đó, lao động kinh doanh dịch vụ thương mại là 299 người (186 hộ), hành chính sự nghiệp là 43 người và một số lao động tự do khác.

Bảng 3.2. Hiện trạng lao động xã Mô Rai năm 2013

TT Lao động Đơn vị Chỉ số Ghi chú

1

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Trong đó:

Lao động 1.759 100% lao động trong độ tuổi Cơ cấu lao động (%)

- Lao động nông nghiệp Lao động 1.370 77,89% - Lao động phi nông nghiệp Lao động 389 22,11%

+ Lao động kinh doanh thương mại dịch vụ và hành chính sự nghiệp

Người 342 186 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ

+ Lao động công nghiệp,

xây dựng Người 47 2,67%

2 Lao động trong độ tuổi chưa

có việc làm Chủ yếu là lao động nông nghiệp lúc nông nhàn

(Theo số liệu thống kê của UBND xã Mô Rai năm 2013)

Trình độ lao động còn thấp chưa qua đào tạo kỹ năng, tỷ lệ đã qua đào tạo rất thấp. Các tổ chức thiết yếu cho việc nâng cao học vấn, nghiên cứu không có vì vậy rất khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do đặc thù của xã là vùng núi cao thuộc khu vực III các hộ phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo ra các sản phẩm đạt năng suất chưa cao.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành các lĩnh vực

Nền kinh tế của huyện Sa Thầy những năm qua có nhiều khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 13,5%; năm 2013 là 19,7%. Thu nhập bình quân đầu người 2006 - 2010 là 11 triệu đồng, năm 2013 là 12,5 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Năm 2013, tỷ lệ nông lâm thủy sản chiếm 41,05%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,73%, thương mại dịch vụ 22,22%.

Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực của xã Mô Rai:

* Tăng trưởng kinh tế:

Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân xã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ về phát triển kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ đã đề ra, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng thôn làng no đủ, vững mạnh và đạt được những kết quả quan trọng.

Thu nhập chủ yếu của người dân từ các sản phẩm từ nông nghiệp như: cao su, sắn, bời lời,… đời sống của nhân dân còn tương đối khó khăn, phần lớn các hộ gia đình có thu nhập thấp, đói vào mùa giáp hạt, tập trung vào các hộ nghèo.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế trong những năm qua có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã Mô Rai đã quyết tâm tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước điều chỉnh dần cơ cấu kinh tế trong công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân công lại lao động sẽ diễn ra với tốc độ cao trong thời gian tới. Do đó yêu cầu phân bố lại đất đai là quy luật khách quan nhưng đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài.

Các khu dân cư, khu tái định cư của xã được bố trí sắp xếp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở các địa bàn thôn, làng đồng bào.

Bố trí các loại cây trồng, vật nuôi hợp lý để sử dụng tối đa lực lượng lao động và sử dụng hiệu quả các loại vật tư kỹ thuật. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững, tạo động lực cho nông nghiệp phát triển.

Chú trọng đào tạo cán bộ cho nông nghiệp và nông thôn.

Thương mại - dịch vụ tăng hàng năm, hệ thống các quầy hàng hóa nhỏ, lẻ của các hộ gia đình được hình thành trên hầu hết các thôn, làng góp phần cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Trên địa bàn xã có các tuyến giao thông chính đó là: tuyến Quốc lộ 14C nối xã với huyện Ngọc Hồi và tỉnh Gia Lai, tuyến tỉnh lộ 675 đi thị trấn Sa Thầy và các xã lân cận.

Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa phận xã khoảng 31,77 km. Hiện tại đường giao thông trên địa bàn xã bị xuống cấp, không có mương thoát nước dẫn đến xói mòn gây khó khăn cho việc đi lại của người dân trong vùng. Đường láng nhựa có tổng chiều dài 19,2 km, còn lại là đường đất chất lượng xấu.

* Thủy lợi:

Bảng 3.3. Thống kê hiện trạng các công trình thủy lợi xã Mô Rai

STT Tên công trình Địa điểm

XD

F thiết kế (ha) F thực tế (ha)

Lúa CCN Vụ

ĐX

Vụ

mùa CCN

1 TL LeRmăm Xã Mô Rai 20 20 20

2 Hồ Ya Pan Xã Mô Rai 25 20 20

3 Hồ Ya Xăng Xã Mô Rai 50 12 35 35 12

4 TL Làng Rẽ 1 Xã Mô Rai 5 3 5

5 TL Làng Rẽ 2 Xã Mô Rai 4 4 4

6 Đập Ya Hra Xã Mô Rai 5 4 5

7 Đập Làng Le Xã Mô Rai 4 4 4

Cộng 113 12 90 93 12

(Nguồn: Chi cục thủy lợi Kon Tum)

Hệ thống thủy lợi của xã Mô Rai bao gồm có 3 đập thủy lợi chính, hệ thống kênh phụ và các hệ thống kênh mương cấp I, II, III. Trong đó đập Đăk San, theo thiết kế có thể tưới cho khoảng 15 ha, chiều dài kênh được kiên cố hóa là 4 km và kênh cấp I là 2 km, kênh cấp II là 2 km. Đập Đăk Nui, theo thiết kế có thể tưới cho khoảng 50 ha, chiều dài kênh được kiên cố hóa 6 km bao gồm kênh cấp I là khoảng 2 km còn kênh cấp II là 3 km và kênh cấp III là 1 km. Tuy nhiên, hệ thống kênh mương đã bị xuống cấp không cung cấp đủ nước tưới tiêu, hiện tại đập Đăk Nui tưới được khoảng 3 ha cây trồng.

Tổng chiều dài kênh mương được bê tông hóa là 10 km. * Năng lượng:

+ Nguồn điện: được cấp từ đường điện 22/0,4 KV. Nguồn điện được cấp cho xã được lấy từ nhánh rẽ 22 KV - QL 14C công suất 1.832,5 KVA.

+ Lưới điện hiện nay tại xã Mô Rai có các tuyến điện sau:

Đường dây 22/0,4 KV cấp cho các trạm biến áp phụ tải trong xã. Tuyến trung thế (dài 67 km) và tuyến hạ thế (dài 7.208 km) đi trong xã bằng dây dẫn AC-50.

Mạng lưới chiếu sáng của xã hiện nay chưa có. Nguồn điện cung cấp cho xã cơ bản được đảm bảo liên tục. Phụ tải điện sinh hoạt và công cộng nằm không tập trung do vậy bán kính phục vụ của mạng lưới hạ áp 0,4 KV quá xa.

Số hộ sử dụng điện đạt 100%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn là 1.919 hộ (99,8%), vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện chưa được đảm bảo nên thường xảy ra tình trạng mất điện.

* Bưu chính viễn thông:

Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng được phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bưu điện xã được đầu tư xây dựng kiên cố từ năm 2005, diện tích đất 502,5 m2, diện tích xây dựng 60 m2, phục vụ sách báo, thư tín cho nhân dân trong xã; chưa có internet để phục vụ nhân dân. Truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và các quy định của địa phương đến tất cả mọi người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)