Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Mô Rai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 55)

15. Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Ra

3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Mô Rai

XÃ MÔ RAI

3.4.1. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật xác định. Nói cách khác loại hình sử dụng đất là những hình thức sử dụng đất khác nhau để trồng một loại cây hay trồng một tổ hợp cây trồng. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất phải được thực hiện trên cơ sở xem xét kết hợp 3 nhóm chỉ tiêu chính sau đây:

- Gia tăng lợi ích của người nông dân.

Lợi ích kinh tế của người nông dân được đánh giá trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất.

- Quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với các mục tiêu phát triển của nhà nước. - Quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với các tiềm năng phát triển nông nghiệp trong vùng.

Bảng 3.11. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại xã Mô Rai

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa

+ Lúa Đông Xuân - Lúa mùa

+ Lúa mùa

+ Lúa rẫy

2. Chuyên màu

+ Sắn + Ngô

Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Mô Rai cho thấy xã có 2 loại hình sử dụng đất chính là chuyên lúa và chuyên màu, các kiểu sử dụng đất của xã chưa phong phú (lúa, sắn, ngô). Với phương thức canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh, phát đốt rừng giâm cành, tra hạt. Năng suất cây trồng hoàn

toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và đất đai. Bên cạnh đó, địa hình phức tạp chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên việc khai thác bố trí sản xuất nông nghiệp có nhiều hạn chế. Cần tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất và chất lượng cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương.

3.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất

3.4.2.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế

a. Mức đầu tư chi phí cho các kiểu sử dụng đất

Xã Mô Rai, với diện tích đất nông nghiệp hạn chế, diện tích đất lâm nghiệp cao, nương rẫy là hình thức canh tác chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của các hộ dân cư địa phương. Nhìn chung, canh tác nương rẫy trên địa bàn xã Mô Rai có các đặc điểm sau:

- Đặc điểm nổi bật của hình thái canh tác nương rẫy là chặt đốt rừng, lợi dụng lớp tro và đất mùn mỏng trên các sườn đồi để trồng cấy. Thông thường sau hai, ba năm (dài nhất là bảy, tám năm) đất bạc màu phải bỏ hóa ít nhất 5 - 6 năm cho rừng mọc lại mới chặt đốt và canh tác tiếp. Chu kỳ quay vòng cũng chỉ tới bốn, năm lần. Sau đó nương thành đồi trọc. Như vậy lối canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh trên phạm vi rất rộng.

- Đặc điểm thứ hai của hình thức canh tác nương rẫy là lao động cực nhọc, mà năng suất cây trồng rất thấp và bấp bênh. Đây là một phương thức canh tác còn sơ khai, hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Việc chăm sóc chỉ là làm cỏ mà cũng làm rất sơ sài đối với những loại nương nào đó. Việc chọn giống, bón phân hầu như không có. Thiên tai, thú rừng, chim chóc luôn luôn phá hại. Đời sống con người rất thiếu thốn. Người ta vẫn phải sống nhờ vào hái lượm, săn bắn, đánh cá để có lương thực trong ba, bốn tháng giáp hạt và có thức ăn cả năm.

- Đặc điểm nữa của hình thức canh tác nương rẫy là sự phá hoại hết sức nặng nề môi trường sống hàng nghìn năm nay dẫn tới sự đe dọa sinh tồn của nhân dân các dân tộc ở cả miền núi và miền xuôi. Nếu diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá thì đến một lúc nào đó rừng sẽ triệt hoàn toàn, đất đai miền núi sẽ bị xói mòn hết, lũ lụt càng dữ dội, khí hậu và thời tiết biến đổi hẳn theo hướng tai hại,…

Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác định canh định cư, đời sống người dân xã Mô Rai dần đi vào ổn định. Trong sản xuất nông nghiệp người dân đã có những đầu tư nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống người dân.

Trong các hoạt động kinh doanh, nguồn vốn là một yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được. Nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn có ý nghĩa rất

to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.

Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái.

Bảng 3.12. Mức đầu tư chi phí cho các kiểu sử dụng đất xã Mô Rai 2013

ĐVT: nghìn đồng

Lúa nước Lúa rẫy Ngô Sắn

1. Giống 1.440 400 400 220 2. Phân bón 3.300 0 4.600 0 Urê 900 0 1.800 0 Lân Super 2.400 0 2.800 0 3. Thuốc bảo vệ thực vật 600 0 300 0 4. Thủy lợi phí 100 0 0 0 5. Chi phí khác 3.500 3.500 1.000 3.500

Bảng 3.12 thể hiện mức độ đầu tư cho các loại hình sử dụng đất của các hộ dân được điều tra trên địa bàn xã Mô Rai, qua đó ta thấy:

* Lúa nước: Mô Rai là một xã miền núi làm quen với canh tác lúa nước chưa lâu nên kỹ thuật trồng lúa nước của bà con còn nhiều hạn chế. Tất cả các quá trình canh tác đều thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ chuyên trách của xã. Các yếu tố như giống lúa, vật tư, phân bón đều được UBND xã hỗ trợ. Mức đầu tư bình quân bỏ ra trên 1ha trồng lúa là 8.940 nghìn đồng, trong đó giống 1.440 nghìn đồng, phân bón 3.300 nghìn đồng, thuốc bảo vệ thực vật 600 nghìn đồng, thủy lợi 100 nghìn đồng và 3.500 nghìn đồng cho đầu tư dụng cụ sản xuất, chăm sóc...

* Lúa rẫy: Lúa rẫy là một loại lúa nước trời trên đất khô. Lúa rẫy còn gọi lúa nương, lúa cạn hoặc lúa khô, là một loại lúa được trồng trên đất dễ rút nước, không bị ngập, không có bờ bao và nhờ vào nước trời. Mặc dù sản xuất lúa rẫy tương đối ít, nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của người dân xã Mô Rai. Đặc tính nổi bật của lúa rẫy là năng suất thấp và được trồng trên các loại đất dốc kém màu mỡ, với phân phối lượng mưa bất thường và theo các phương pháp du canh cổ truyền, ít dùng đến chất hóa học nông nghiệp. Hệ thống du canh đang gây nguy hại đến môi trường chung quanh vì thời kỳ hưu canh bị cắt

ngắn 4 - 5 năm dưới sức ép của gia tăng dân số. Do đó, năng suất bình quân rất thấp khoảng 1 tấn/ha.

* Ngô: Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù chỉ đứng thứ về diện tích sau lúa nhưng ngô lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Cây ngô thích nghi nhanh với vùng núi cao, chỉ cần có đủ nước trời và ẩm độ phù hợp là có thể phát triển và cho năng suất cao. Với những đặc điểm sinh thái đó cây ngô rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã Mô Rai. Ngô được coi là cây giải pháp và được người dân chú trọng đầu tư. Mức đầu tư bình quân bỏ ra trên 1 ha ngô là 6.300 nghìn đồng, trong đó giống 400 nghìn đồng, phân bón 4.600 nghìn đồng, thuốc bảo vệ thực vật 300 nghìn đồng, 1.000 nghìn đồng cho đầu tư dụng cụ sản xuất, chăm sóc...

* Sắn: Đối với một xã đặc biệt khó khăn như Mô Rai, địa hình có nhiều đồi núi, phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp đều không chủ động được nước tưới. Do vậy, ở những nơi đồi núi cao chỉ có cây sắn là sống được. Tuy nhiên người dân chủ yếu canh tác theo lối quảng canh, ít đầu tư chăm sóc, tình trạng xói mòn, rửa trôi đất trồng sắn khá phổ biến, đất trồng sắn xấu dần, năng suất có xu hướng giảm.

b. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Để phản ánh được thực tế hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu tôi sử dụng các chỉ tiêu kết quả bao gồm: Năng suất; Giá trị sản xuất GO; Chi phí trung gian IC; Giá trị gia tăng VA. Và các chỉ tiêu hiệu quả gồm: GO/IC (Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất), VA/IC (Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng). Các chỉ tiêu này được cụ thể hóa qua các hộ điều tra như sau:

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất xã Mô Rai năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Lúa nước Lúa rẫy Ngô Sắn

Năng suất tạ/ha 30,63 11,5 42,64 157,5

GO 1000đ 19.910 7.475 27.716 31.500

IC 1000đ 8.940 4.940 6.300 3.720

VA 1000đ 10.970 2.535 21.416 27.780

GO/IC lần 2,23 1,51 4,40 8,47

Bảng 3.13 thể hiện kết quả, hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã Mô Rai. Số liệu chỉ ra rằng, trồng sắn là loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu như GO, VA, GO/IC, VA/IC. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích nghi của cây sắn đối với điều kiện đất đai Mô Rai tương đối cao. Tuy trồng sắn theo hình thức quảng canh, chi phí đầu tư thấp nhưng thu lại giá trị sản xuất tương đối cao. Bình quân 1 ha sắn các hộ đạt được năng suất 157,5 tạ/ha, khi đó các hộ gia đình thu được 31.500 nghìn đồng giá trị sản xuất. Chi phí trung gian mà mỗi hộ bỏ ra trên 1 ha trồng sắn là 3.720 nghìn đồng trong khi đó giá trị tăng thêm (VA) đạt 27.780 nghìn đồng. Sử dụng chỉ tiêu GO/IC ta có thể thấy bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian các hộ thu được 8,47 đồng giá trị sản xuất. Đối với chỉ tiêu VA/IC bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì các hộ thu được 7,47 đồng giá trị tăng thêm.

Đối với cây ngô, bình quân 1 ha ngô các hộ đạt được năng suất 42.6 tạ/ha, khi đó các hộ gia đình thu được 27.716 nghìn đồng giá trị sản xuất. Chi phí trung gian mà mỗi hộ bỏ ra trên 1 ha trồng ngô là 6.300 nghìn đồng trong khi đó giá trị tăng thêm (VA) đạt 21.416 nghìn đồng. Sử dụng chỉ tiêu GO/IC ta có thể thấy bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian các hộ thu được 4,40 đồng giá trị sản xuất. Đối với chỉ tiêu VA/IC bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì các hộ thu được 3,40 đồng giá trị tăng thêm.

Đối với lúa nước, chi phí trung gian mà mỗi hộ bỏ ra trên 1ha trồng lúa nước là 8.940 nghìn đồng trong khi đó giá trị tăng thêm (VA) cũng chỉ đạt 10.970 nghìn đồng. Sử dụng chỉ tiêu GO/IC ta có thể thấy bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian các hộ thu được 2,23 đồng giá trị sản xuất. Đối với chỉ tiêu VA/IC bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì các hộ thu được 1,23 đồng giá trị tăng thêm. Như vậy, hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa của các hộ nghiên cứu vẫn còn thấp. Trong thực tế lúa vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân, nhiều hộ gia đình vẫn gặp khó khăn trong mùa giáp hạt. Diện tích trồng lúa nước của mỗi hộ dân vẫn còn ít, cần mở rộng diện tích trồng lúa, nâng cao năng suất đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. Lúa rẫy, bình quân 1ha lúa rẫy các hộ đạt được năng suất 11,5 tạ/ha, khi đó các hộ gia đình thu được 7.475 nghìn đồng giá trị sản xuất. Chi phí trung gian mà mỗi hộ bỏ ra trên 1ha trồng lúa rẫy là 4.940 nghìn đồng trong khi đó giá trị tăng thêm (VA) cũng chỉ đạt 2.535 nghìn đồng. Sử dụng chỉ tiêu GO/IC ta có thể thấy bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian các hộ thu được 1,51 đồng giá trị sản xuất. Đối với chỉ tiêu VA/IC bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì các hộ thu được 0,51 đồng giá trị tăng thêm.

c. So sánh hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tại xã Mô Rai

Tiến hành so sánh tỷ suất hoàn vốn của các kiểu sử dụng đất chính để có cơ sở đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế cũng như tổng hợp hiệu quả sử dụng chung của các kiểu sử dụng đất chính trong vùng nghiên cứu.

Xã Mô Rai có 4 kiểu sử dụng đất chính, trong đó giá trị gia tăng của kiểu sử dụng đất trồng sắn là cao nhất (27.780), tiếp đến là các kiểu sử dụng đất trồng ngô, trồng lúa nước và thấp nhất là lúa rẫy (2.535). Số liệu về tỷ suất hoàn vốn của các kiểu sử dụng đất của xã cho thấy hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trồng sắn là cao nhất (7,47), tiếp theo là trồng ngô, trồng lúa nước và thấp nhất là kiểu sử dụng đất trồng lúa rẫy (0,51).

Biểu đồ 3.6. So sánh hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của xã Mô Rai năm 2013

Qua kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu,… của Mô Rai, tùy thuộc vào sự lựa chọn các kiểu sử dụng đất, biện pháp kỹ thuật, mức đầu tư sẽ cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Nông nghiệp Mô Rai chủ yếu là canh tác trên đất dốc nên cần lựa chọn các kiểu sử dụng đất thích hợp với đất dốc và có những biện pháp kỹ thuật hợp lý để tránh tình trạng xói mòn, rửa trôi đất.

3.4.3.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính bền vững của một loại hình sử dụng đất. Bền vững về mặt xã hội có nghĩa là loại hình sử dụng đất đó có khả năng bố trí lao động như thế nào? Giải quyết việc làm ở mức nào? Đáp ứng được bao nhiêu công lao động, có khả năng thu hút được nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tại chỗ nhằm đảm bảo cho đời sống dân cư trong vùng và góp phần phát triển xã hội hay không? Xem xét một loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra giải pháp cho lao động nông nghiệp, để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất đó.

Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Rai năm 2013 Kiểu SDĐ LĐ (công) GTGT (1000 đ/ha) GTNC (1000 đ/ha) Mức độ chấp nhận của người dân (%) Rất tốt Tốt Không tốt Lúa nước 200 10.970 54,85 40,0 36.7 23.3 Lúa rẫy 100 2.535 25,35 13,3 30,0 56,7 Ngô 160 21.416 133,85 46,7 43,3 10,0 Sắn 140 27.780 198,43 33,3 46,7 20,0

Qua bảng 3.14 cho thấy thu nhập của các hộ dân xã Mô Rai giảm dần theo thứ tự các kiểu sử dụng đất sau đây: sắn (27.780 nghìn đồng), ngô, lúa nước, lúa rẫy (2.535 nghìn đồng). Khả năng giải quyết việc làm của kiểu sử dụng đất trồng lúa nước cao nhất với 200 công, tiếp đến là kiểu sử dụng đất trồng ngô, sắn, lúa rẫy (100 công).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 55)