Xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 63)

15. Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Ra

3.5. xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý

3.5.1. Căn cứ của các đề xuất

3.5.1.1. Căn cứ điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên của huyện Sa Thầy nói chung và xã Mô Rai nói riêng cho thấy, tính đặc thù của điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai đã tạo cho vùng nghiên cứu có lợi thế để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú và độc đáo.

Diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2013 của xã Mô Rai còn nhiều. Phần lớn đất nông nghiệp của xã Mô Rai là đất đỏ vàng, có độ dốc cao.

Mô Rai là một trong những xã miền núi có kết cấu hạ tầng lạc hậu nhất so với toàn huyện. Địa hình chia cắt mạnh, kết cấu hạ tầng lạc hậu, lại xa các thị trường lớn

là những nhân tố tác động trực tiếp đến giá thành và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản.

Trình độ dân trí thấp, thói quen sản xuất tự cung tự cấp; khó triển khai hình thức sản xuất hàng hóa; vốn tự có trong dân ít; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại; thiên tai thường xuyên,… đang là những nhân tố tạo nên nguy cơ tụt hậu xa hơn trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Việc chọn cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp hàng hóa ở xã Mô Rai đã cân nhắc kỹ lưỡng các đặc điểm trên đây. Cơ cấu cây con được lựa chọn phải phù hợp các điều kiện:

- Thích hợp sản xuất trên đất dốc.

- Kỹ thuật nuôi trồng đơn giản, dễ làm, bỏ vốn ít, sớm cho sản phẩm. - Sản phẩm dễ thu hái, dễ vận chuyển.

Bản chất sản xuất nông nghiệp ở một khu vực miền núi như xã Mô Rai là nền sản xuất trên đất dốc dựa vào người nghèo, trình độ thâm canh thấp. Mọi sự áp đặt, không tính đến các đặc điểm đó sẽ thất bại.

3.5.1.2. Căn cứ những chủ trương, chính sách được áp dụng trên địa bàn

Những chủ trương, chính sách được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý đã, đang và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các chủ trương chính sách đó tác động đến hầu hết các vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp: từ diện tích canh tác đến mức độ đầu tư thâm canh; từ giống cây trồng vật nuôi đến năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản; từ khả năng tiếp cận vốn tín dụng đến lượng vốn đầu tư trên một diện tích đất nông nghiệp; từ sản xuất đến tiêu thụ; từ việc làm cho lao động nông nghiệp đến thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp; từ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ đến phát triển nông nghiệp bền vững,…

3.5.1.3. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của xã Mô Rai giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Căn cứ vào các tài liệu về thổ những, hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây trồng, dự kiến khả năng mở rộng diện tích cho mục đích phát triển nông nghiệp trên địa bàn xã tính đến năm 2020 là 152.316,26 ha, tăng so với năm 2010 là 9.055,92 ha.

* Quy hoạch ngành trồng trọt

Trong giai đoạn quy hoạch 2011 - 2015 thì nền nông nghiệp của xã vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp là mục tiêu cơ bản vì vậy việc bố trí cây trồng phải hợp lý, chế độ canh tác phải phù hợp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, ưu tiên các loại cây trồng vừa có giá trị kinh tế cao vừa có tác dụng bảo vệ môi

nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Đồng thời chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó sẽ khai thác một phần diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp vào sử dụng.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Đất lúa nước: Trong thời kỳ quy hoạch sẽ mở rộng diện tích đất lúa nước từ đất trồng cây hàng năm và đất chưa sử dụng tại những khu vực thuận lợi nguồn nước, các khu vực ven suối. Dự báo đất lúa nước tăng khoảng 2 - 5 ha.

- Đất trồng cây hàng năm: Trong kỳ quy hoạch khai thác mở rộng thêm diện tích, dự báo đến năm 2020 đất trồng cây hàng năm tăng khoảng 7.500 ha - 7.600 ha.

- Đất trồng cây lâu năm: Trong thời kỳ này sẽ chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đưa những loại cây lâu năm như cao su, cây bời lời, cây ăn quả vào cơ cấu cây trồng tại địa bàn xã, dự báo đến năm 2020 đất trồng cây lâu năm tăng thêm khoảng 41.500 - 41.600 ha.

* Quy hoạch ngành lâm nghiệp

Định hướng phát triển ngành lâm nghiệp trong hơn 10 năm tới tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Bảo vệ, chăm sóc và giữ vững vốn rừng hiện còn. Gắn bảo vệ rừng với khoanh nuôi tái sinh rừng, thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về phát triển rừng.

- Đẩy nhanh công tác giao đất giao rừng cho các hộ dân quản lý theo nghị quyết 30a của Chính phủ, thực hiện các mô hình kinh tế đồi rừng.

- Đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 nâng cao mật độ che phủ rừng lên 85% vào năm 2020.

Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp:

- Đất rừng phòng hộ: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tổng diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn toàn xã là 6.738,80 ha, tăng so với năm 2010 là 2.584,90 ha. Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng 4.153,90 ha. Diện tích đất từ các mục đích khác chuyển đất rừng phòng hộ 1.561,01 ha (chuyển từ đất trồng cây lâu năm và một số loại đất khác, thay đổi chức năng của loại rừng).

- Đất rừng đặc dụng: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tổng diện tích đất rừng đặc dụng trên địa bàn toàn xã là 17.540,70 ha, giảm so với năm 2010 là 31,34 ha.

- Đất rừng sản xuất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tổng diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn toàn xã là 74.795,21 ha, giảm so với năm 2010 là 36.080,18ha.

3.5.1.4. Căn cứ các tiến bộ về khoa học công nghệ

- Về giống cây trồng: Đến nay, các cơ quan và các Viện nghiên cứu đã chọn tạo và nhập nội được một tập đoàn cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau như cây ăn quả nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới, các giống chè, ngô, đậu tương năng suất, chất lượng cao, các giống bò sữa, bò thịt cho sản lượng sữa, thịt cao. Hiện nay, các chương trình giống vật nuôi, cây trồng đang được chú trọng ở tất cả các vùng trên toàn huyện.

Hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đều có quy trình kỹ thuật được ban hành từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những quy trình này là kết quả của những nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế trên địa bàn.

- Về khoa học công nghệ trên đất dốc: Hiện nay, có nhiều mô hình sử dụng đất dốc có hiệu quả được các cơ quan tổ chức trong nước và ngoài nước áp dụng trong vùng Tây Nguyên nói chung và huyện Sa Thầy nói riêng. Ngoài ra có nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về đất dốc trong các lĩnh vực: thủy lợi, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật canh tác v.v,…

3.5.1.5. Căn cứ kết quả nghiên cứu của Luận văn

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Luận văn từ đó đưa ra các đề xuất sử dụng đất hợp lý, các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

3.5.2. Đề xuất các loại hình có triển vọng tại vùng nghiên cứu

Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản xuất, thâm canh của người sản xuất,… Do vậy, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nông dân. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải tuân thủ các quy luật khách quan như điều kiện khí hậu, chế độ nước, chứ không thể sử dụng một cách chủ quan. Để khai thác đất đai một cách có hiệu quả, căn cứ vào điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ và chính quyền xã Mô Rai, tôi đề xuất một số loại hình sử dụng đất có triển vọng sau:

- Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng lúa nước, đối với những dện tích khả năng tưới tiêu nước còn hạn chế thì nên chọn những giống lúa ngắn ngày có năng suất cao để tránh bị hạn hán, thiếu nước.

- Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa rẫy kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao như ngô, sắn,…

- Duy trì diện tích đất trồng sắn, bên cạnh đó cần có biện pháp cải tạo đất, sử dụng phân bón hợp lý nhằm nâng cao năng suất.

- Duy trì và mở rộng diện tích đất trồng ngô, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai hiện có của địa phương tránh tình trạng bỏ hoang, lãng phí.

3.5.3. Đề xuất các giải pháp

3.5.3.1. Nội dung chi tiết của các nhóm giải pháp

a. Tăng cường công tác khuyến nông và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực * Công tác khuyến nông

Thực hiện có hiệu quả việc xã hội hóa công tác khuyến nông. Cần xây dựng phương án đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của mạng lưới khuyến nông đến từng thôn, bản. Các cán bộ khuyến nông cần thực hiện phương châm “3 cùng”

“cầm tay chỉ việc” trong công tác khuyến nông, đặc biệt là trong việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trên đất dốc. Mặt khác, ngành khuyến nông của huyện, xã cũng cần điều chỉnh chế độ thù lao đối với các cán bộ khuyến nông cơ sở nhằm động viên, khuyến khích cán bộ khuyến nông phát huy hết năng lực. Cần dành một khoản kinh phí cho chương trình đào tạo chuyên môn về khoa học công nghệ sử dụng đất dốc cho các cán bộ nông nghiệp từ huyện đến xã và các cán bộ khuyến nông vì đất dốc là đặc trưng của đất nông nghiệp của xã Mô Rai, mà muốn sử dụng đất hiệu quả thì phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đất nông nghiệp và đất dốc.

* Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết định mọi thành công, do vậy để đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xã Mô Rai cần thưc hiện các giải pháp sau:

+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý

- Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để hình thành tiêu chuẩn cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao. Trên cơ sở đó rà soát, lập kế hoạch bố trí, đào tạo và thu hút nhân tài.

- Xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp,…).

- Có chính sách tuyển dụng cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực. Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ quản lý.

+ Đối với nông dân

- Đào tạo một cách có hệ thống, có cấp bằng cho lao động nông nghiệp. Ban hành chính sách khuyến khích cho nông dân học nghề (ưu đãi vốn vay, ưu đãi tích tụ ruộng đất trong giới hạn được phép, hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ).

- Phát huy vai trò của Hội nông dân, hợp tác xã và các Hiệp hội sản xuất trong việc dạy nghề, tiếp thu khoa học - công nghệ, tiếp cận thông tin.

- Xây dựng đội ngũ phát triển cộng đồng, tập trung nâng cao kiến thức cho cán bộ cơ sở.

- Khuyến khích đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp, nông thôn (thành lập doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học - công nghệ,…).

Tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới, nâng cao nhận thức cho nông dân.

* Tổ chức sản xuất, kinh doanh

- Tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp tại địa phương. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng trang trại có quy mô phù hợp, tỷ trọng sản phẩm hàng hóa lớn.

- Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng chuyên môn hóa. Đưa sản xuất theo mô hình trang trại ra khỏi khu dân cư, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

- Ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (ưu đãi vốn vay, đào tạo, thuê đất, chuyển giao kỹ thuật, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại,…), khuyến khích các hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết các nông hộ, các trang trại với nhau. Có như vậy mới thuận lợi trong việc tăng cường quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả giao lại cho chính quyền địa phương để cho các tổ chức, cá nhân khác thuê sử dụng với hiệu quả cao hơn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến nông sản, lâm sản sử dụng nguyên liệu và lao động nông nghiệp tại chỗ. Đầu tư phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phát triển và bảo tồn các nghề mang bản sắc dân tộc và làm tăng thu nhập của nông dân bằng việc gắn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp với du lịch sinh thái.

- Phát động rộng rãi chương trình nông thôn mới để các tổ chức của nông dân đóng vai trò chủ động trong việc huy động lực lượng và tham gia quản lý các chương trình phát triển nông thôn. Phát huy sức mạnh cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, triển khai và quản lý xã hội, quản lý các tài nguyên nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.

* Huy động các nguồn vốn, hỗ trợ về vốn và tín dụng

- Để có được khoản vốn lớn để thực hiện một hệ thống các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đối với một xã nghèo như Mô Rai, xã cần đa dạng hóa các kênh huy động. Các nguồn huy động có thể bao gồm: các nguồn ngân sách trung ương, địa phương; vốn tín dụng đầu tư; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; vốn doanh nghiệp và huy động từ dân cư.

- Cần tiến hành lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ giống đối với các giống lúa nương, cây ăn quả và đậu tương, cỏ trồng chăn nuôi, giống cây lâm nghiệp.

- Ưu đãi vốn vay cho những hộ nông dân phát triển mô hình trang trại.

b. Phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp

- Thực hiện mối liên kết “4 nhà”: nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 63)